Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ
các quyền cơ bản của con người về tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp; tham
gia quản lý nhà nước, quyền được bí mật riêng tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, tính mạng;... nghiêm cấm các hành vi lợi dụng mạng xã hội để
xâm phạm quyền trên của mỗi người.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo
quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng bằng việc Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn
quan tâm đến báo chí, nên báo chí cách mạng Việt Nam có sự phát triển vượt bậ
về quy mô, loại hình, công nghệ, chất lượng nội dung, hình thức và hiệu quả
thông tin. Hiện nay, Việt Nam đã có đầy đủ các loại hình báo chí (báo in, báo nói,
báo hình và báo điện tử).
Các tờ báo ở Việt nam đều đảm bảo
quyền tự do ngôn luận, đều được quyền thông tin; quyền tự do ngôn luận, tư do
báo chí luôn được thực hiện một cách có hiệu quả. Các cơ quan báo chí đã làm
tốt việc truyền đạt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước và đồng thời, thông qua báo chí người dân đã có diễn đàn để bày tỏ
những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình đối với Đảng, Nhà nước, chính
quyền địa phương hay phản biện, đề xuất những vấn đề nhằm phát triển đất nước.
Thời gian qua, báo chí đã thể hiện
được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình với phương châm “trung thực,
tuân thủ pháp luật, vì nước, vì dân” và quy định về đạo đức nghề nghiệp; những
người làm báo đã luôn theo sát đời sống của nhân dân. Kịp thời cổ vũ công cuộc
đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc; mặt khác, báo chí cũng đã
luôn tích cực tham gia đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã
hội; báo chí đã góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như là
cầu nối quan trọng với bạn bè quốc tế. Bức tranh hiện thực thực về việc bảo đảm
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là thực tế khách quan không ai
có thể phủ nhận được.
Mọi hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân đều bị lên án, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, đã có những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điển hình trong đó là tối ngày 28/6/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
công bố Kết luận thanh tra số 723/KL-TTra về việc thanh tra việc chấp hành quy
định pháp luật về báo chí tại Báo Pháp luật Việt Nam và Báo Pháp luật Việt Nam
điện tử. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại tờ báo này, bao gôm 8 sai phạm
liên quan đến nội dung:
- Đăng tải thông tin
sai sự thật trong 13 bài viết, trong đó có 02 bài viết gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng.
- Đăng tải nhiều bài
viết không đúng tôn chỉ mục đích trên một số ấn phẩm, chuyên trang, đặc biệt là
chuyên trang Pháp luật Sao với tỷ lệ bài viết sai tôn chỉ, mục đích lớn (khoảng
20%), nhiều tin bài về cuộc sống, hoạt động của các nghệ sỹ trong nước và quốc
tế, điều tra phản ánh mặt trái, tiêu cực, tồn tại của một số tổ chức, cá nhân
làm cho người đọc hiểu đây là chuyên trang giải trí, không phù hợp với tôn chỉ,
mục đích của chuyên trang
- Đăng tải nhiều bài
viết có nội dung mang tính suy diễn, không có cơ sở, đăng tải nội dung thông
tin không thống nhất, thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận trái ngược nhau về
cùng một vụ việc là thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí.
- Đăng tải nhiều bài
viết có tính chất giật gân, câu khách, miêu tả tỉ mỉ hành động tội ác, thông
tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam
- Đăng tải bài viết
quy kết tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho một cá nhân khi chưa có bản án
của tòa án.
- Đặt tiêu đề bài viết
không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin
trong các bài viết, gây ảnh hưởng xấu đến đối tượng được phản ánh
- Sử dụng hình ảnh
minh họa không phù hợp với nội dung làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông
tin trong các bài viết, vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số
119/2020/NĐ-CP.
- Đăng tải nhiều bài
viết điều tra, phản ánh mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội dưới dạng đặt
câu hỏi nghi vấn, thiếu thuyết phục là chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm
của cơ quan báo chí chuyên ngành về pháp luật là phải chính xác, khách quan.
Trong Kết luận thanh tra cũng đề cập tới việc Báo pháp luật Việt Nam gỡ nhiều bài viết nhưng không thông báo rõ ràng, không nêu rõ lý do, thể hiện sự thiếu tôn trọng độc giả, gây hoài nghi trong dư luận xã hội về hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí. Với những sai phạm này, Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông đã quyết định xử phạt 11 lỗi liên quan, yêu cầu báo Pháp luật căn cứ tính chất, mức độ, nguyên nhân sai phạm, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xem xét làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các thiếu sót của tập thể, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của Ban Biên tập, người đứng đầu cơ quan báo chí.
Đúng là công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái,
thoái hóa, biến chất sẽ không có “vùng cấm” hay ngoại lệ, kể cả hệ thống báo
chí được xem như là cơ quan quyền lực thứ tư.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người về tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp; tham gia quản lý nhà nước, quyền được bí mật riêng tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng;... nghiêm cấm các hành vi lợi dụng mạng xã hội để xâm phạm quyền trên của mỗi người.
Trả lờiXóaThôi thế là cụ đi chân lạnh toát rồi. Mang tiếng là báo pháp luật mà lại vi phạm pháp luật thậm chí là nghiêm trọng thì cần phải xử lý nghiêm răn đe những báo khác nữa chứ giờ nhiều báo cũng lôm côm lăng nhăng lắm
Trả lờiXóaKịp thời cổ vũ công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc; mặt khác, báo chí cũng đã luôn tích cực tham gia đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội; báo chí đã góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
XóaKhông chỉ có báo pháp luật đâu còn nhiều trang báo, báo điện tử ở Việt Nam cũng đăng tin giật tít vớ vẩn tào lao lắm. Ủng hộ các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp như thế. Báo chí hiện nay cũng quyền lực lắm
Trả lờiXóaTrong Kết luận thanh tra cũng đề cập tới việc Báo pháp luật Việt Nam gỡ nhiều bài viết nhưng không thông báo rõ ràng, không nêu rõ lý do, thể hiện sự thiếu tôn trọng độc giả, gây hoài nghi trong dư luận xã hội về hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí.
XóaCái báo này thuộc Bộ tư pháp chủ quản thì phải, nhưng để ý kỹ thì thấy mấy vị cựu Thứ, Bộ trưởng của báo này gần đây hay phát ngôn theo ý mình mà không bám vào Chủ trương chính sách của Đảng, ví như ông Lộc ..vậy nên Nhân dân nói là Thầy nào thì có trò đó, vậy nên việc bản báo này có sai phạm thì chả có gì là lạ!. Cần phải xử nghiêm từ lãnh đạo bản báo đến các vị chủ quản để làm gương cho những báo khác. Tham nhũng về tiền còn dễ phát hiện và xử lý nghiêm; còn tham nhũng về tư tưởng, nhận thức, lòng tin của Chế độ, của Nhân dân, của Dân tộc thì có khi mất nước đó. Ủng hộ các cơ quan hữu quan xử nghiêm các Báo có biểu hiện sai phạm trên tất cả lĩnh vực.
Trả lờiXóaViệc Báo Pháp luật Việt Nam để xảy ra nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí như nêu trên (về nội dung, về hoạt động tác nghiệp báo chí, về giấy phép, về quảng cáo, …), đặc biệt là các bài viết sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng trong thời gian dài Báo vẫn không chấn chỉnh, khắc phục kịp thời đã để lại những hậu quả như đã nêu trên. Điều này cho thấy công tác quản lý có dấu hiệu bị buông lỏng, trong đó có trách nhiệm của Ban Biên tập, lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam.
Trả lờiXóa