Viễn
Ngày 15/6/2022, “ca sĩ” Khánh Ly sau nhiều năm sinh sống ở Mỹ đã về Việt Nam, về thủ đô Hà Nội để làm tour lưu diễn được cho là xuyên Việt từ Bắc tới Nam với tên gọi “Như một lời chia tay” và cùng với thời điểm bộ phim “Em và Trịnh” được trình chiếu đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Và nhiều câu chuyện về cuộc đời, về sự nghiệp ca hát của “ca sĩ” Khánh Ly đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước phơi bày, chia sẻ trên nhiều diễn đàn không gian mạng những ngày qua.
Khánh Ly tên thật là Nguyễn Lệ Mai, sinh ngày 6/3/1945 tại Hà Nội, năm 1954 Khánh Ly di cư vào Nam. Khánh Ly bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình từ năm 1962 tại các phòng trà và chuyên hát nhạc Trịnh. Chồng của Khánh Ly là lính ngụy cũng đã tử trận trước năm 1975. Sau năm 1975, Khánh Ly đã chạy ra nước ngoài để sinh sống và nuôi ba đứa con theo sự kêu gọi, kích động của những kẻ chống cộng cực đoan. Khánh Ly còn giữ vai trò xung kích trên mặt trận văn nghệ của nhóm phản động Hoàng Cơ Minh. Sau đó, ca sĩ hải ngoại này đã kết hôn với chủ tờ báo Hồn Việt - một trong những tờ báo chống Cộng quyết liệt. Từ đó, Khánh Ly đã thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của một số văn nghệ sỹ chống Cộng tại hải ngoại, Khánh Ly còn tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn chống Cộng cực đoan, bà ta còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền để “tri ân thương phế binh VNCH ” và thực hiện nhiều chương trình ca nhạc CD, VCD, điện ảnh viết báo chống Cộng. Khánh Ly đã từng tuyên bố “Việt Nam còn Cộng sản thì không bao giờ quay về.”
Với chính sách nhân đạo, mở cửa, hội nhập của Đảng, Nhà nước Việt Nam, kể từ năm 2014, sau khi được cơ quan chức năng đồng ý biểu diễn ở Việt Nam, Khánh Ly liên tục về Việt Nam biểu diễn bất chấp bị cộng đồng hải ngoại lên án và kêu gọi tẩy chay. Đáng tiếc thay, sau mỗi lần trở về đất Mỹ thì Khánh Ly luôn tuyên truyền cho rằng “cộng sản bóp nghẹt nhân quyền, dân chủ". Điển hình như một số sự kiện sau;
-
Trong chương trình VCD 30 năm viễn xứ do Thúy Nga Paris Bynight sản xuất, Khánh
Ly nức nở thảm thiết hát những câu như: “30 năm cuộc tương tàn, người giết người
không kịp mở mắt, nửa nước này cố giết nửa nước kia để lập chiến công”, “tôi bỏ
nước ra đi để tránh hai chữ tội đồ, anh trả tự do bằng máu xương, em đổi bằng
thân xác, vì tự do, ta mang đời lưu vong”.
- Ngày 24/11/2002, tại Little Sài Gòn, California, Khánh Ly xuất hiện trong đại nhạc hội Tạ ơn chiến sĩ tự do kỳ 2 để gây quỹ xây dựng “tượng đài tự do Việt – Mỹ” và hùng hồn tuyên bố “Tôi rất hân hạnh được cùng anh chị em xuống đường để chúng ta phát động chương trình góp một bàn tay để bước qua giai đoạn 2 là kết thúc công việc xây dựng tượng đài. Tôi nghĩ là mặc dù có trễ nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng tiến hành đến bước cuối cùng, đây cũng là một cái nhà của tất cả những người đã hi sinh cho chúng ta trên quê hương. Tôi chắc là anh hồn của những chiến sĩ đó muốn theo chúng ta qua bên này, xứ sở tự do và không Cộng sản. Tôi mong là tất cả mọi người cùng đóng góp để chúng ta có nơi gặp nhau, nơi chốn xứng đáng để thắp hương, để treo lá cờ vàng ba sọc đỏ . Và những người ngoại quốc nữa, họ cũng đến để tưởng nhớ lại những người bạn cùng chiến đấu với họ trong cuộc chiến vừa qua”.
- Ngày 13/1/2004, tại Mỹ, Khánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn. Khánh Ly còn lôi kéo một số ca sĩ trẻ đứng về phía mình, điển hình là Thế Sơn, một người sinh sau đẻ muộn, trưởng thành từ cái nôi âm nhạc trong nước nhưng lại thường xuyên mặc trang phục và hát bài ca ngợi lính Việt Nam cộng hòa.
- Ngày 20/2/2004 ,tại khách sạn Capital Hồn Washington DC, Khánh Ly và Nam Lộc trong vai trò dẫn chương trình biểu diễn mang tên “Xin đừng quên tôi” do Trịnh Hội (thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân và Nguyễn Đình Thắng (cầm đầu tổ chức Ủy ban cứu người vượt biển) tổ chức, đã đề nghị Bằng Kiều xé lá cờ đỏ sao vàng trước mặt khán thính giả.
Trên
đây cũng chỉ là một trong số ít trường hợp điển hình của ca sĩ 77 tuổi Khánh Ly
khi ở mảnh đất xứ người “thiên đường” dân chủ Mỹ để nói về chế độ cộng sản ở nước
nhà. Ấy vậy mà không chỉ Khánh Ly mà còn Đan Nguyên và cả một cơ số anh chị em
ca hát, nghệ sĩ ở hải ngoại vẫn đang tìm mọi cách để được trở về đất mẹ Việt
Nam, để ca hát, để được hưởng thụ không khí hòa bình, tình cảm của nơi chôn rau
cắt rốn của mình. Vậy nên đừng “ăn cháo đá phát” và “phản bội Tổ quốc” như những
lần trước đấy nhé ca sĩ Khánh Ly.
VIỆT CỘNG vẫn là VIỆT CỘNG như cách đây 77 năm khi KHÁNH LY sinh ra tại thủ đô HÀ NỘI của nước VNDCCH năm 1945. VIỆT CỘNG vẫn là CỘNG SẢN VIỆT NAM khi KHÁNH LY được về hát tại nước CHXHCN VIỆT NAM sau mấy chục năm chống VIỆT CỘNG. Bởi đây là nước CHXHCN VIỆT NAM do chính CỘNG SẢN VIỆT NAM cầm quyền từ năm KHÁNH LY sinh ra (1945). Như vậy rõ ràng nhà nước CỘNG SẢN VIỆT NAM đã cho phép KHÁNH LY được hát tại quê hương của mình dù rằng KHÁNH LY đã là một người mang quốc tịch của nước ngoài dù rằng KHÁNH LY đã chống VIỆT CỘNG đến bạc cả đầu trong suốt hơn 50 năm của cuộc đời,dù rằng nếu còn ở trên đất MỸ ngày nào thì KHÁNH LY vẫn chống VIỆT CỘNG điên cuồng .SAO VẬY NHỈ???
Trả lờiXóaKhánh Ly đã thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của một số văn nghệ sỹ chống Cộng tại hải ngoại, Khánh Ly còn tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn chống Cộng cực đoan
XóaKhánh Ly là một trong những ca sĩ hải ngoại chống cộng tích cực, từng tổ chức nhiều sự kiện để tài trợ cho hoạt động chống cộng. Thiết nghĩ lần này bà ta về Việt Nam chúng ta cần phải cẩn thận xem xét kỹ các hoạt động của bà
Trả lờiXóaTrên đây cũng chỉ là một trong số ít trường hợp điển hình của ca sĩ 77 tuổi Khánh Ly khi ở mảnh đất xứ người “thiên đường” dân chủ Mỹ để nói về chế độ cộng sản ở nước nhà.
XóaKhánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn. Khánh Ly còn lôi kéo một số ca sĩ trẻ đứng về phía mình, điển hình là Thế Sơn.
Trả lờiXóaSự trở về của ca sĩ Khánh Ly sau bao năm bên xứ tự do với nghệ danh "nữ hoàng chân đất" thu hút khá nhiều quan tâm của dư luận bởi theo ca sỹ này tâm sự có lẽ đây sẽ là "show" diễn cuối cùng như một lời chia tay đến người hâm mộ.
Trả lờiXóaMột giọng ca gắn bó với nhạc Trịnh trong thời gian dài đã chiếm được kha kha sự mến mộ của khán giả, những người đắm đuối với dòng nhạc này và tất nhiên người ta cũng không quên những ca khúc với lời lẽ sặc mùi chống cộng của "nữ hoàng không đi dép" khi còn ở bên thiên đường tự do.
Trả lờiXóaSau nhiều năm lưu lạc xứ người nhưng cuối cùng ở độ tuổi xế chiều Khánh Ly lại Việt Nam (mà không phải Mỹ hay quốc gia phát triển nào đó) là địa chỉ để tổ chức "show" diễn chia tay người hâm mộ là tôi thấy tư tưởng, nhận thức của ca sĩ nào đang thay đổi. Có lẽ ở cái ngưỡng đít 77 đầu 78, ca sĩ Khánh Ly mới nhân ra đâu mới là quê hương, đâu mới là mảnh đất đáng sống, là nơi có thể gửi gắm cuộc đời còn lại sau khi giải nghệ.
Trả lờiXóaCác cụ có câu "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại", chuyện cũ chúng tôi cũng không muốn nhắc lại, muốn về thì xin cứ tự nhiên nhưng hãy nhớ chỉ mang tinh hoa về thôi nhé. Còn mấy thứ cực đoan, nhỏ nhen, sân hận thì hãy quăng nó vào sọt rác đi đừng mang nó về Việt Nam.
Trả lờiXóaVề để sống lại trong lòng người hâm mộ bằng những ca từ trứ danh của nhạc sĩ họ Trịnh thì được nhưng nếu về lại để ý này, ý khác thì một "nữ hoàng chân đất" chứ 100 "nữ hoàng chân" đất cũng chả thể làm được gì đâu.
Trả lờiXóaVề để góp phần thăng hoa thêm cho những nốt nhạc Trịnh, về để coi đất nước giờ đây tươi đẹp cỡ nào rồi qua bển mà truyền tai với những người còn đang cố đấm ăn xôi với những sân hận, nhỏ nhen đến cùng cực cũng nên lắm.
XóaViệt Nam giờ khác lắm rồi, phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia trên thế giới ; vị thế và uy tín trên thế giới ngày càng tăng cao và có những đóng góp quan trọng trong hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới. Đời là mấy tí, mọi thứ rồi đều có sự thay đổi, chỉ là tích cực lên hay ngày càng tiêu cực đi mà thôi
Trả lờiXóaxin được nói chung hơn và xa hơn một chút. tôi thấy rõ là nhiều con người có tài năng, có khả năng để sử dụng tài năng đó vào việc phát triển đất nước nhưng lựa chọn của họ lại sai lầm. Nghệ thuật cũng vậy, nếu như lời ca tiếng hát của anh truyền đến người nghe những thông điệp tích cực thì khi đó, nghệ thuật mới có ý nghĩa. Còn với mục đích chống phá thì chỉ mang lại tiêu cực mà thôi
Trả lờiXóaâm nhạc việt nam từ trước đến giờ luôn mang đậm bản sắc dân tộc với những giá trị truyền thống tốt đẹp, ẩn chứa trong đó cả một nền văn hóa, đặc biệt là trong những câu ca xưa. Biết bao thế hệ lớn lên theo năm tháng cùng những câu ca đó, những lời ca tiếng hát đi sâu vào trí nhớ người Việt... Vậy cho nên âm nhạc truyền tải đến người nghe phải là thứ âm nhạc chân chính, với ý vị sâu sắc và chan chứa tình cảm trong sáng. Không thể để lan truyền những ca từ chống phá nhà nước được
Trả lờiXóa