Viễn
Vào cuối tháng 3 vừa qua, bên cạnh việc công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, Bộ Ngoại giao cũng đã thông tin chính thức về việc Việt Nam sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với mong muốn đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả hơn vào nỗ lực chung thúc đẩy và bảo vệ quyên con người trên thể giới. Việt Nam cũng là thành viên duy nhất đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Việc Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong thời gian qua. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc mà trước đó, Việt Nam đã là thành viên có trách nhiệm và có những đóng góp rất lớn trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Năm 1976, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp quốc, từ đó đến nay, đặc biệt là trong năm gần đây, Việt Nam được công đồng quốc tế đánh giá cao khi ngày càng chủ động trong việc tham gia các tổ chức của Liên Hợp quốc, đã ký kết, tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, cơ quan được đánh giá là quan trọng, uy tín nhất của Liên Hợp quốc hay năm 2020 Việt Nam cũng đã đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Liên Hợp quốc cũng đã từng xác nhận: Việt Nam đứng thứ hai trong khối Châu Á – Thái Bình Dương và thứ 9 trên 135 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền con người.
Vậy nhưng đáng tiếc thay, ngược dòng chảy của dân tộc, khi thông tin chính thức việc Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 được Bộ Ngoại giao thông tin chính thức thì một số kẻ thiếu thiện chí lại ra sức đăng tải các thông tin tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo sai sự thật về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để từ đó kêu gọi các quốc gia không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Điển hình trong số đó có thể kể đến là “Việt Tân”, BBC Tiếng Việt, RFA, các tổ chức phản động lưu vong hay một số phần tử chống đối đất nước đang sống lưu vong, tỵ nạn ở xứ người như Nguyễn Văn Đài...
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, vu cáo về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng: “trước khi muốn được làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền của chính mình, thực thi nghiêm chỉnh các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, và đóng góp cùng cộng đồng quốc tế để xây dựng một thế giới hoà bình và thịnh vượng”.
Còn Nguyễn Văn Đài khi biết được Việt Nam sẽ thành viên duy nhất của ASEAN tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã xuyên tạc cho rằng: “Một điều chắc chắn là Việt Nam không thể ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bởi vì trong ít nhất bốn năm vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước đàn áp nhân quyền nhiều nhất Đông Nam Á, thay thế Miến Điện trở thành nước giam giữ tù nhân chính trị nhiều nhất, cho nên Việt Nam không thể xứng đáng ứng cử”...
Hay gần đây, 08 tổ chức phản động khi đã đưa ra “Thư ngỏ” với mục tiêu sẽ thu thập 100.000 chữ ký từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2022 và sau đó, “thư ngỏ” này sẽ được gửi tới Liên Hợp quốc, Đại sứ Mỹ, Anh nhằm “ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025”. Những ngày gần đây, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (một trong 8 tổ chức đã soạn thảo “thư ngỏ” này) đã đăng tải thông tin cho rằng sau hơn 1 tháng “nỗ lực” kêu gọi thì họ đã thông báo rằng đã có hơn 300/100.000 người ký tên yêu cầu Liên Hợp quốc loại Việt Nam ra khỏi danh sách ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025.
Tất cả những gì mà các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đang
xuyên tạc, vu cáo hay phủ nhận những thành quả của Việt Nam trong ván đề bảo vệ
cũng như thúc đẩy quyền con người cũng chỉ là chiêu trò nhằm can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam, nhằm bôi lem, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế và khu vực. Những chiêu trò này cũng đã quá quen thuộc và chắc chắn nó cũng
sẽ thất bại như những gì mà họ đã làm trong lần Việt Nam ứng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ
2014-2016. Và họ cũng chỉ là những kẻ ngược dòng
chảy của dân tộc, những kẻ đã quay lưng với đất mẹ Việt Nam, với Tổ quốc Việt
Nam mà thôi.
Tất cả những gì mà các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đang xuyên tạc, vu cáo hay phủ nhận những thành quả của Việt Nam trong ván đề bảo vệ cũng như thúc đẩy quyền con người cũng chỉ là chiêu trò nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, nhằm bôi lem, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.
Trả lờiXóaNhững chiêu trò này cũng đã quá quen thuộc và chắc chắn nó cũng sẽ thất bại như những gì mà họ đã làm trong lần Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Và họ cũng chỉ là những kẻ ngược dòng chảy của dân tộc, những kẻ đã quay lưng với đất mẹ Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam mà thôi.
Trả lờiXóaViệc Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong thời gian qua. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc mà trước đó, Việt Nam đã là thành viên có trách nhiệm và có những đóng góp rất lớn trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Trả lờiXóaViệc Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong thời gian qua.
XóaMục đích của việc ngăn chặn Việt Nam vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc là nhằm phủ nhận những thành quả chúng ta đạt được trong đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam. Từ đó tiếp tục vu cáo cho chúng ta là không đảm bảo nhân quyền
Trả lờiXóaĐáng tiếc thay, khi thông tin chính thức việc Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 được Bộ Ngoại giao thông tin chính thức thì một số kẻ thiếu thiện chí lại ra sức đăng tải các thông tin tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo sai sự thật về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóa