40 công nhân từ thủy điện Rào Trăng 3 đi sang thủy điện Rào Trăng 4 lánh nạn, trong số này 5 người bị thương được đưa đi cấp cứu tối 13/10.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết chiều tối 13/10, lực lượng cứu hộ tiếp cận được thuỷ điện Rào Trăng 4, tiếp ứng lương thực cho các công nhân tại đây và đưa 5 người lên cano, chở đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền (Bình Tiến, thị xã Hương Trà).
"Chúng tôi tiếp nhận các công nhân thuỷ điện bị thương do sạt lở, sức khoẻ của họ đã ổn định", lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Bình Điền nói.
Xã Phong Xuân, huyện Phong Điền có hai thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4. Tại thủy điện Rào Trăng 3 đã xảy ra vụ
sạt lở đất vào ngày 12/10. Sau đó, 40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, gồm 3 chuyên gia Ấn Độ, đã băng đường rừng sang nhà máy thủy điện Rào Trăng 4, đến nơi an toàn.
Ngoài 40 người nêu trên, theo thông tin ban đầu, sự cố sạt lở tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều công nhân khác
mất tích.
Công nhân thuỷ điện được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền. Ảnh: Công an TTH cung cấp
Trước đó, lúc 12h00 ngày 12/10, một người dân gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo vụ sạt lở núi, lấp nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3.
Quân khu 4 và tỉnh tổ chức đoàn công tác đi kiếm tra, xác minh để lên phương án cứu hộ, trong đoàn có Phó tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.
Khi cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 13 km, đường ngập sâu nên đoàn công tác chuyển từ ôtô qua đi bộ. 21h00 cùng ngày, đoàn đến tiểu khu 67, trạm kiểm lâm Sông Bồ và nghỉ tại đây. Nhà có 4 gian gồm 3 gian nghỉ, một gian bếp. Lúc 0h ngày 13/10, sau tiếng nổ lớn, núi đất đá sụt trùm lên các gian nhà đoàn đang nghỉ.
Vị trí hai nhà máy thủy điện nơi các công nhân và đoàn cứu hộ gặp nạn. Đồ Họa: Tiến Thành
Nhà chức trách cho hay 8 người trong đoàn cứu hộ thoát được ra ngoài, 13 người mất tích, bao gồm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.
Hy vọng mọi việc bình an.
Đã có quá nhiều đau khổ rồi.
Lão Đại
Miền Trung đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử và gây ra nhiều thiệt hại nề về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Sát cánh cùng người dân miền Trung trong mưa lũ những ngày vừa qua là các lực lượng vũ trang, khi họ tham gia cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân di dời người và tài sản. Những nơi hiểm nguy nhất, khó khăn nhất đều thấy bóng hình các anh và cũng đã có những sự hy sinh quên mình của các anh trong cơn lũ dữ.
Trả lờiXóaĐau lòng dõi theo đội tìm kiếm cứu nạn. Vẫn mong chờ phép màu xảy ra với họ, để họ trở về, tiếp tục phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân như họ đã từng làm. VÌ NHÂN DÂN QUÊN THÂN MÌNH, VÌ NHÂN DÂN MÀ CHIẾN ĐẤU, HY SINH. Bão lũ thiên tai đã cướp đi quá nhiều thứ rồi, nhưng vẫn nguyện cầu sự bình an cho người dân miền Trung, cho đội cứu nạn cứu hộ.
Trả lờiXóaSự hy sinh, mất mát không chỉ xảy ra khi đất nước có chiến tranh! Cầu mong họ vượt qua tai nạn trở về bình yên, tiếp tục phục vụ Tổ quốc và nhân dân, sống yêu thương bên gia đình người thân. Nhân dân Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Mong sao phép màu sẽ đến, để con số thương vong là nhỏ nhất.
Trả lờiXóaCó nhà báo Thanh niên cách đây mấy tháng còn thắc mắc các anh lương cao là vì đâu? Câu trả lời đó luôn có, luôn hiện hữu trong đời sống hằng ngày và đặc biệt là trong những giờ phút khó khăn, thử thách này. Lương cao có đánh đổi được những ngày các anh xa gia đình? Lương cao có đánh đổi được tính mạng, sức khoẻ của các anh? Lương cao có lau đi được nước mắt nơi người mẹ, người vợ ngóng chờ? Lương cao có bù đắp được một người cha cho các con của các anh không? Mà thực sự với sự đánh đổi như vậy, lương các anh đã cao chưa?
Trả lờiXóaHôm trước có chị phóng viên báo Thanh niên thắc mắc hỏi sao lương công an, quân đội lại cao thế thì đây là câu trả lời. Trong khi các anh đang chị rung đùi uống cafe ngắm mưa thì người ta đang chui vào từng nhà để cứu hộ người dân, nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng! Thật sự chỉ cầu bình an cho tất cả những người đang gồng mình chống chọi với sự nổi giận của thiên nhiên, mong đừng thiệt hại về người thêm nữa!
Trả lờiXóa