UBND phường Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội) quyết định đóng cửa phủ Tây Hồ trong hai ngày do lượng người đến lễ hôm nay quá đông.
Sáng 19/8 (tức ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch), hàng nghìn người đem theo hương hoa đến dâng lễ ở phủ Tây Hồ. Gần trưa, lượng khách đông hơn, đứng dày đặc trong khuôn viên Phủ. Theo quan sát, hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang.
Cầm bó nhang, túi hoa quả chen chân ở sân phủ, chị Nguyễn Thu Vân, 35 tuổi, ở phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Đầu tháng âm lịch nào tôi cũng đến đây lễ để cầu bình an cho gia đình. Tôi đeo khẩu trang, chuẩn bị sẵn nước rửa tay, đi vào giờ trưa và không nghĩ là vẫn đông thế này".
Công an phường Quảng An đã dựng barie ở hai cổng vào Phủ, yêu cầu người dân xếp hàng giãn cách. Hai cán bộ y tế đứng trước cổng để đo thân nhiệt, yêu cầu khách đi lễ sử dụng nước rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, hàng nghìn người tập trung ở cổng Phủ nên lực lượng chức năng không thể đảm bảo việc giãn cách.
"Chúng tôi ngăn barie ở cổng thì lại xuất hiện ùn ứ từ bên ngoài. Tập trung nhiều người trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp là rất nguy hiểm. Vì vậy phường quyết định đóng cửa di tích đến hết ngày mai", ông Đỗ Ngọc Long - Phó chủ tịch UBND phường Quảng An nói và cho hay ước tính khoảng 4.000 người đã đi lễ ở phủ Tây Hồ trong hôm nay.
Sau khi đóng cửa Phủ, nhiều khách đi lễ và người buôn bán quanh khu vực này đã phản ứng, nhưng được chính quyền phường giải thích nên họ đã lần lượt ra về.
Phát biểu trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều 19/8, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho hay để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, Quận sẽ xem xét tiếp tục đóng cửa phủ Tây Hồ nếu lượng khách quá đông.
Bà Trần Thị Vân Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, đánh giá Ban quản lý phủ Tây Hồ đã chủ động trong phân luồng khách, bố trí các điểm rửa tay sát khuẩn, tuy nhiên do lượng khách đông nên không kiểm soát được. "Tháng 7 âm lịch và dịp lễ Vu Lan, lượng khách đổ về các cơ sở tâm linh, di tích sẽ tiếp tục đông, do vậy các quận huyện cần có phương án tuyên truyền, đảm bảo giãn cách xã hội", bà Vân Anh nói.
Đây là việc làm cần thiết của chính quyền Hà Nội bởi hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Nếu không cẩn thận những điểm tập trung đông người như thế này rất dễ thành nơi lây lan dịch bệnh.
Với lại, Hà Nội cũng đã ban hành công văn cấm tập trung đông người nên biện pháp trên là cần thiết.
Chị Đại.
Phê phán, lên án các hành vi tương tự như vậy là chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và kinh tế đất nước. Hành động mê tín, cầu khấn, xin xỏ thần phật như vậy là không thể chấp nhận giữa mùa dịch. Chỉ cần mình sống lương thiện, có nhân đức thì trời khác độ. Vẫn biết có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng giữa mùa dịch mà kéo nhau ra thắp hương xin xỏ là không thể chấp nhận được. ĐỘng thái của chính quyền HN là hết sức cần thiết và khẩn trương tại thời điểm này.
Trả lờiXóadịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhất là ở thủ đô Hà Nội và những thành phố lớn khác có nhiều người sinh sống. Nếu như mọi người dân không có ý thức cảnh giác thì sẽ rước bệnh vào người, gây ảnh hưởng cho nhwunxg người xung quanh nữa
Xóakhông thể để cho tình trạng tụ tập đông người như vậy tiếp tục diễn ra ddwuoc nữa, tình hình dịch bệnh đang phức tạp nhưu vậy nếu cứ tụ tập đong người thì rất khó kiểm soát dịch bệnh, việc đóng cửa cơ sở thờ tự thời điểm này là hợp lí
XóaNhìn hình ảnh hàng nghìn người chen chân nhau đi lễ mùng 1 tại phủ Tây Hồ mà thấy thương các bác sỹ ở Đà Nẵng quá. Mà có phải toàn người già đâu, toàn “nam thanh, nữ tú”, học cao biết rộng thế mới đáng buồn chứ. Trong số nghìn người kia, chẳng may có một người nhiễm bệnh thì chẳng có thần thánh nào cứu được cả. Chính quyền Hà Nội có lẽ phải quyết liệt hơn nữa để tình trạng này không tái hiện lại trong mùa dịch!
Trả lờiXóacàng tụ tập đông người những dịch bệnh diễn biến càng phức tạp, mỗi người chỉ cần ý thức vì cộng đồng 1 tí vì mọi người cũng là cho mình mà vì mĩnh cũng là giúp đỡ mọi người. Mong rằng những nơi này không cần phải đóng của mà mọi người tự giác không đến
Xóanhìn hình ảnh đông như vậy tôi lại thấy thương cho những người anh hùng thâm lặng đang hi sinh bản thân mình đi giúp người dân bị mắc bệnh, Những hình ảnh người bác sĩ nằm ngủ trên nền nhà vì mệt, hình ảnh người chiến sĩ công an bị nhiễm covid
XóaTrong khi cả thành phố Hà Nội đang tăng cường các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, thì những hành động như thế này làm bao công sức đổ xuống sông xuống biển. Bài học giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc vẫn còn nóng nguyên, đến khi dịch bệnh lan tràn thì lại chu mỏ lên chửi bới chính quyền năng lực kém. Chán các anh chị lắm!
Trả lờiXóathành phố Hà Nội đang lo sợ dịch bệnh bùng phát thì những người vô ý thức này lại đi tụ tập đông người thắp hương, chẳng lẽ việc thắp hương quan trọng hơn cả tính mạng của mình sao, thắp hương có thể đuổi được covid đi sao, đúng là vô ý thức
XóaNên nhớ, thần thánh không cứu bạn thoát chết, bác sỹ mới làm việc đó. Thần thánh không giúp bạn ngăn ngừa dịch bệnh, khẩu trang và nước rửa tay mới làm việc đó. Hãy thương đội ngũ y bác sĩ đang oằn mình chống dịch, thương các chú bộ đội, công an...thương chính mình. Đừng để đến lúc VN lại trở thành Hàn xẻng thứ hai, chúng nó cười vào mặt cho.
Trả lờiXóathần thánh chỉ là ở trogn tưởng tượng của mọi người mà thôi, chỉ có tác dụng trấn an tinh thần chứ những bệnh nguy hiểm chết người như thế thì chỉ có bác sĩ là người cứu bạn mà thôi. Nếu ý thức kém như vậy thì bác sĩ cũng chết vì mệt mà thôi, mong hãy nghĩ cho người khác
XóaViệc đóng cửa các khu vui chơi giải trí, các đền thờ miếu mạo trong lúc này là hợp lý bởi vì Hà Nội vẫn chưa trong ngưỡng an toàn, vẫn còn ca nghi nhiễm. Vậy nên thay vì tập trung đông đúc nơi đông người, người dân hãy chủ động phòng tránh dịch có hiệu quả, tránh lây lan, mất an toàn trong xã hội. Thành thánh hóa không giúp chữa được dịch, vậy nên hãy tự bảo vệ mình trước khi bị bất kì triệu chứng nào
Trả lờiXóa