Viễn
Như vậy là sau mấy ngày tạm rút đi khỏi Bãi tư Chính, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay lại bãi Tư Chính và tiếp tục ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt nam. Điều này thể hiện thái độ thách thức, coi thường pháp luật và cả cộng đồng quốc tế của Trung Quốc.
Động thái này của Trung Quốc ngay lập tức nhận phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 13-8-2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".
"Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế”, bà Thu Hằng nói.
Cũng theo bà Thu Hằng, Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS và luật pháp quốc tế.
Được biết hiện nay các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Đây có thể xem là một hành động vô cùng xấu xí và bỉ ổi của Trung Quốc bởi sau lần đưa tàu vào bãi Tư Chính hồi tháng 7 và tháng 8, Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đã trao công hàm phản đối, , đã lên án đích danh Trung Quốc tại diễn đàn ASEAN, đã tổ chức đấu tranh kiên quyết trên thực địa.
Những tưởng Trung Quốc đã tự cảm thấy xấu hổ về hành động bất chấp pháp luật của mình mà rút tàu về thì nay sau mấy ngày Trung Quốc đã đưa tàu trở lại. Nó thể hiện thái độ thách thức, coi thường pháp luật và dư luận quốc tế của Trung Quốc.
Việt Nam chắc chắn không nhún nhường Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Tất nhiên Việt Nam muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển nhưng không đồng nghĩa đánh đổi tất cả để chịu sự thua thiệt, mất mát về chủ quyền.
Truyền thống hàng nghìn năm cuả người Việt trước âm mưu Hán hóa của Bắc Kinh đã thể hiện rất rõ điều đó. Thế nên, nếu Trung Quốc tính toán muốn ép Việt Nam tới bước đường cùng, đó là điều không nên và chắc chắn Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản ứng dữ dội của Việt Nam.
Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế. TUy nhiên không vì thế mà nước ta nhún nhường chịu thua trước những âm mưu của Trung Quốc
Trả lờiXóaViệt Nam chắc chắn không nhún nhường Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Tất nhiên Việt Nam muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển nhưng không đồng nghĩa đánh đổi tất cả để chịu sự thua thiệt, mất mát về chủ quyền, thế nên tức nước sẽ vỡ bờ, mà điều đó cả ta và trung quốc đều không mong muốn.
Trả lờiXóaToàn Đảng toàn dân toàn quân ta quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc,những hành động của Trung quốc vừa qua đã cho thấy một lần nữa âm mưu và dã tâm của chúng, chúng ta chuộng hòa bình, ổn định và phát triển không có nghĩa là cho phép những hành động vừa qua của Trung quốc, thế nên mọi việc thách thức Việt Nam là điều không nên.Và tốt hơn hết cùng nhau hợp tác và phát triển.
Trả lờiXóagiải quyết vấn đề biển đông là việc hết sức phức tạp và lâu dài,và trong thời gian qua chúng ta cũng đã cho thấy đường lối đối ngoại mềm dẻo nhưng đầy cương quyết của mình trong vấn đề bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.Trước những hành động của Trung quốc, dân dân ta và cộng đồng quốc tế phản đối, đó là một lợi thế cho những hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.
Trả lờiXóatrung quốc là một nước lớn thế nhưng những hành động thì chả lớn và đẹp thế nào. hành động bất chấp pháp luật của mình mà rút tàu về thì nay sau mấy ngày Trung Quốc đã đưa tàu trở lại. Nó thể hiện thái độ thách thức, coi thường pháp luật và dư luận quốc tế của Trung Quốc.
Trả lờiXóaBây giờ, nếu Trung Quốc tính toán muốn ép Việt Nam tới bước đường cùng, đó là điều không nên và chắc chắn Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản ứng dữ dội của Việt Nam là cái chắc, mà chắc chắn nếu truyền thống đó mà trỗi dậy thì Trung Quốc không sống yên ổn với Việt Nam đâu nhé
Trả lờiXóaViệt Nam tôi thấy luôn khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc còn gì nếu mà các bạn không đối xử tốt có ngày ác báo thôi
Trả lờiXóa