Viễn
Bộ Công an đã chính thức công bố dự thảo về Nghị định hướng dẫn thi hành Luật an ninh mạng. Đây là việc làm tất yếu nằm trong qui trình thi hành Luật bởi sau khi Quốc hội đã nhấn nút thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao thì cần phải có Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thế nhưng, cũng giống như khi Quốc hội sắp sửa thông qua Luật An ninh mạng, một loạt các nhà “dân chủ” và trang mạng lề trái đã nhao nhao lên, gầm rú xuyên tạc dự thảo Nghị định và kêu gọi phản đối, trong đó có cả Osin Huy Đức.
Luận điểm cơ bản của họ là Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng sẽ hạn chế quyền tự do thông tin cá nhân, người dân sẽ bị hạn chế dùng facebook, google, zalo…, đồng thời quyền tự do thông tin cá nhân sẽ bị xâm phạm khi Công an có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cung cấp phải cung cấp dữ liệu người dùng…
Rõ ràng, đây là những luận điểm sai trái hòng đánh lừa và kích động những người thiếu thông tin và chưa hiểu rõ về Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước.
Thậm chí ngược lại, Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google...
Và tất nhiên cũng giống như bất kì quốc gi nào trên thế giới, anh được tôn trọng quyền tự do thông tin. Thế nhưng nếu người nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Còn về vấn đề cung cấp dữ liệu người dùng, Luật An ninh mạng cũng quy định hết sức chặt chẽ. Theo đó Luật An ninh mạng được ban hành không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân.
Luật quy định:
Chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, Luật An ninh mạng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Rõ ràng là, nếu như là một công dân bình thường sử dụng mạng, với Luật An ninh mạng sẽ thấy mình không hề bị cấm cản gì quyền tự do cũng như riêng tư về thông tin cá nhân. Thậm chí còn được bảo vệ chặt chẽ. Chỉ có những người cố tình lợi dụng mạng để hoạt động vi phạm pháp luật thì mới lo sợ Luật An ninh mạng và dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Đây ắt hẳn cũng là lý do chính để họ gầm rú phản đối Luật An ninh mạng.
Thực ra chỉ có đám dân chủ là "xoắn" thôi chứ người dân thực sự rất vui mừng. Người dân chúng ta cần phải hiểu rõ hơn nữa về luật an ninh mạng!
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch vẫn thường xuyên tạc khái niệm về quyền con người nhằm khuyến khích, kích động sự thiếu thận trọng, ảo tưởng của một bộ phận người sử dụng internet và mạng xã hội, nhất là với giới trẻ. Họ rêu rao rằng quyền con người là quyền không có bất cứ hạn chế nào; mọi hành vi chống chế độ một cách “ôn hòa”, “bất bạo động” là hợp pháp; cơ quan chức năng trấn áp tội phạm là “vi phạm quyền con người”… Những giọng điệu đó cộng với sự tiếp nhận thiếu hiểu biết, khiến cho một số người ngộ nhận về quyền con người, dẫn đến vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý
XóaNgười dân chúng ta thực sự rất cần luật an ninh mạng được áp dụng vì đây là một biện pháp bảo vệ người dân chúng ta khỏi các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc trên mạng Internet!
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng cần nghiên cứu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội Việt Nam nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của các doanh nghiệp và cộng đồng mạng trong việc chung tay với Nhà nước xây dựng một môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.
XóaViệc sắp ban hành luật an ninh mạng là một cái cớ, là luận điểm cho các thế lực thù địch đánh vào tâm lý sự thiếu hiểu biết của người dân về luật an ninh mạng. Mọi người cần đề cao cảnh giác trước các hoạt động chống phá và những thông tin bịa đặt của đám được rận dân chủ đó
Trả lờiXóaNgười dân chúng ta chẳng có gì phải lo lắng, bận tâm về vấn đề này cả! Chúng ta đã và đang được bảo vệ bởi luật an ninh mạng chứ không phải đám dân chủ!
Trả lờiXóaChỉ có đám dân chủ mới là người lo lắng về vấn đề này. Bọn chúng chính là tác nhân chính mà luật an ninh mạng hướng tới. Đấu tranh với bọn chúng và bảo vệ người dân là những gì mà luật an ninh mạng hướng tới!
Trả lờiXóaViệc soạn thảo, ban hành các nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật, bộ luật do Quốc hội ban hành đều được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng thực hiện theo đúng quy định, trình tự pháp luật. Đối với Luật An ninh mạng, việc soạn thảo, ban hành dự thảo Nghị định hướng dẫn và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng được thực hiện theo đúng quy định, trình tự trên, hoàn toàn không có việc “úp mở”, “che giấu” như các thông tin bịa đặt.
XóaMạng xã hội đã trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân, trong khi đó mô hình quản lý thông tin trên mạng vẫn theo cách thức quản lý báo chí truyền thống, bộc lộ nhiều bất cập.
Trả lờiXóaMột số người còn vin vào những bản sao chụp trôi nổi này rồi chỉ trích rằng, dự thảo Nghị định đã không được đăng tải công khai, lấy ý kiến theo quy định pháp luật mà được làm theo kiểu “thậm thụt, mập mờ”. Họ đã vội vàng dùng những ngôn từ thiếu văn hoá phê phán cơ quan soạn thảo, đặt ra những câu hỏi nhằm kích động người dân phản đối việc ban hành các quy định đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống.
Trả lờiXóaMột cá nhân, một phòng ban hay một cục, vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an? Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An đã nhấn mạnh trên diễn đàn Quốc hội, nêu thực tiễn những thông tin quy định tại Điều 15 đều được cơ quan chức năng thông qua một cơ chế, đó là trưng cầu giám định. Rất nhiều vụ án về tuyên truyền chống Nhà nước hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích Nhà nước, tổ chức và lợi ích hợp pháp của công dân đều thực hiện chặt chẽ chế định này. Tất cả những tài liệu trên mạng khi cơ quan điều tra thu thập được đều phải trưng cầu giám định nên không thể có sự lạm dụng, tùy tiện.
Trả lờiXóa