Viễn
Việc bà San suu kyi bị tước đoạt một loạt danh hiệu gắn liền với “quá trình đấu tranh dân chủ” của bà như giải thưởng của thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ, và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 11/11 vừa qua đã cho thấy có một sự sụp đổ không hề nhẹ của một người được xem là biểu tượng của dân chủ.
Bà San Suu kyi từng được xem là thủ lĩnh lực lượng đối lập ở Myanmar. Bà đã cùng cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ.
Tháng 11/2015 NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử, bà trở thành cố vấn quốc gia. Nhiều người đặt niềm tin rằng bà có thể đưa đất nước Myanmar tiệm cận gần hơn với dân chủ.
Và không thể phủ nhận, bà San suu Kyi từng một thời được các nhà “dân chủ” Việt xem là biểu tượng, là hình mẫu lớn lao cần học hỏi. Thậm chí một số người còn đặt câu hỏi, bao giờ Việt Nam có một San Suu Kyi.
Nhưng rồi bà San Suu Kyi đã làm gì khi có quyền lực trong tay.
Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm, chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa.
Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp.
Rõ ràng rằng bàSan Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho.
Cho đến giờ này, vẫn chưa thấy các nhà “dân chủ” Việt có một bài viết nào về bà San Suu Kyi liên quan vấn đề này, dù rằng trước đây họ tâng bốc bà San Suu Kyi rất nhiều.
Có lẽ họ đã sụp đổ một thần tượng.
Có lẽ câu chuyện của bà San Suu Kyi cho thấy, cái gọi là “đấu tranh dân chủ” nhiều khi chỉ là chiêu bài, là cái bánh vẽ mị dân để người ta đạt được mục đích chính trị của mình.
Và khi có quyền lực trong tay, người ta sẵn sàng phản bội, quay lưng lại với các giá trị dân chủ ấy.
Nói chính xác hơn, đó là sự suy thoái quyền lực.
Phải chăng, đây cũng là chiêu bài quen thuộc mà các nhà “dân chủ” Việt đang sử dụng để mị dân, nay đã bị bóc mẽ.
"Khi có quyền lực trong tay ,người ta sẵn sàng phản bội,quay lưng lại với các giá trị dân chủ"Điều đó rất đúng.Giả dụ những kẻ như Quang A,Chu Hảo, Nguyên ngọc,huej chi,hay Phạm chí dũng...có quyền lực thì họ sẽ làm gì?Chắc chắn họ chẳng màng tới tổ quốc,tổ quốc của họ là lợi ích cá nhân,là sống trên nhân dân.Làm gì có dân chủ ở bọn người ấy để mà tìm kiếm.
Trả lờiXóaChả có chuyện bà San phản bội các giá trị dân chủ của bà nói khi chưa nắm được quyền, bởi vì đấy là cách thức để bà lên nắm quyền lực, tìm sự sung sướng chứ không phải lý tưởng của bà, nên không thể trách bà San được. Cũng như ai đang mơ hồ rằng bọn Quang A, Chu Hảo , Nguyên Ngọc, Kim Chi và vv..một lũ vv...nữa về việc đòi nhà nước ta phải thực hiện dân chủ kiểu phương tây thì đấy là mục đích của chúng để chiếm quyền, kiếm chức bởi vì nếu theo chế độ nhà nước thì nhóm ngời này phải về hưu mà bản chất bọn chúng vẫn thèm quyền lực từ trong máu rồi, thèm được kẻ hầu người hạ khi còn đương chức nên chúng nhảy ra làm dân chủ thôi, chứ chả phải lý tưởng gì của chúng đâu, mọi người đừng mơ hồ về chúng nữa.
Trả lờiXóa