Viễn
Năm nay là tròn 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra. Rõ ràng đối với người dân Việt chúng ta, nỗi đau Mỹ Lai chưa thể nào liền miệng. 504 người Việt vô tội ở thôn Mỹ Lai, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em đã bị binh lính Mỹ giết chết một cách tàn bạo. Nhiều phụ nữ bị cưỡng bức trước lúc bị giết. Nhiều người bị cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể.
Tôi không phải là người ôm mãi mối hận thù với một sự việc đã diễn ra cách đây 50 năm. Nhưng khi đặt bút viết những dòng này, những cảm giác hận thù binh lính, quân đội Mỹ lại bùng lên trong tôi, nhất là khi tôi đọc lại những lời phát biểu của chính những người có mặt trong vụ thảm sát đó, cả về phía bính lính Mỹ và cả người Việt may mắn sống sót sau cuộc thảm sát và những lời mô tả từ các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Người Mỹ đã hạ lệnh gì trước cuộc thảm sát?
Cuộc thảm sát được tiến hành bởi đại đội Charlie. Vào tối ngày 15 tháng 3 năm 1968, chỉ huy đại đội Charlie, đại úy Medina đã ra lệnh cho quân lính của mình rằng ngày hôm sau bọn họ sẽ triển khai theo kế hoạch đã định nhắm vào một địa điểm gọi là "Pinkville" tức thôn Mỹ Lai. Binh sĩ Harry Stanley nhớ lại, "Medina ra lệnh cho chúng tôi giết hết thảy mọi thứ trong làng". Salvatore LaMartina, một lính bộ binh lúc đó, cũng nhớ lại gần như nguyên văn lời của Medina: "Hãy giết sạch tất cả những gì còn sống". Trong tâm trí của sĩ quan pháo binh James Flynn vẫn còn bị ám ảnh câu hỏi của đồng đội: "Chẳng nhẽ chúng ta cũng giết cả phụ nữ lẫn trẻ em sao?" và Medina trả lời ngắn gọn: "Hễ thấy gì động đậy là giết”
Vậy là họ đã xác định rất rõ mục tiêu trước cuộc hành quân, giết chết bất kì người nào, bất chấp đó là phụ nữ hay hay trẻ em.
Và sau đây là tường thuật về cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra sáng ngày 16/3:
Sáng 16/3, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và sung máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Nhiều người trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng. Tuy nhiên, binh lính đã răm rắp tuân lệnh đại đội trưởng Medina. Cả đại đội bắt đầu giết chóc, "tàn sát bất cứ thứ gì động đậy".
Trung đội của thiếu úy Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Lính Mỹ quăng lựu đạn vào nhà mà không thèm bận tâm xem trong nhà có gì. Một sĩ quan túm tóc một người đàn bà và dùng súng ngắn bắn thẳng vào người đó. Một phụ nữa vừa ôm con nhỏ bước ra khỏi nhà liền bị bắn chết ngay lập tức, khủng khiếp hơn, một lính Mỹ liền dùng khẩu súng trường tự động M16 xả đạn bắn tung xác đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa rơi xuống đất.
Những người lính My tham gia cuộc thảm sát hôm đó đã phát biểu rằng đa phần lính trong đơn vị chúng tôi không coi dân Việt Nam là người.
Một tội ác ghê rợn của quân đội Mỹ. Thế nhưng tội ác ấy đã được khoác lên một chiếc áo đầy mỹ miều đó là chiến tích tiêu diệt hơn 100 Việt Cộng. Dù sau này, truyền thông Mỹ có khởi ra vụ này nhưng hệ thống tư pháp thối nát của Mỹ đã không bỏ tù bất kì một ai liên qun tới vụ thảm sát.
Quan hệ Việt Mỹ ngày nay rõ ràng đang được mở rộng. Tuy nhiên những gì người Mỹ đã làm đối với Việt Nam vẫn để lại những tổn thất vô cùng nặng nề. Và câu hỏi đặt ra, họ đã thực sự hối cải về hành động của mình, họ đã thực sự tôn trọng độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Thật buồn khi nói rằng, họ gây ra nỗi đau chiến tranh nhưng trong thời bình họ vẫn chưa thực sự tôn trọng Việt Nam. Họ vẫn đang dung túng hậu thuẫn cho nhiều tổ chứ, cá nhân chống phá Việt Nam cả trong và ngoài nước. Họ vẫn đang không ngừng gây sức ép với Việt Nam về nhiều vấn đề khác, thậm chí can thiệp, cổ vũ cho các đối tượng chống phá Việt Nam.
Nhắc tới Mỹ Lai để thấy rằng nỗi đau chưa thể quên và hãy không bao giờ mất đi ý thức cảnh giác với người Mỹ.