Viễn
Trong một số bài viết trước, tôi đã phân tích về cái được và cái mất của dân Đồng Tâm khi tiếp tục đi theo nhóm Đồng Thuận tiến hành các hoạt động phức tạp tại đây. Và tôi đã khẳng định, người dân Đồng Tâm chẳng được cái gì, trái lại mất rất nhiều như về tiền bạc, uy tín, danh dự và cả nguy cơ đối mặt với pháo luật… và trong bài viết này tôi tiếp tục đặt vấn đề nhóm Đồng Thuận được gì khi tiếp tục tiến hành các hoạt động gây rối tại đây, bất hợp tác với cơ quan chức năng?
Đặt vấn đề này có vẻ nhiều người hơi ngạc nhiên khi nhiều người bảo chính Đồng Thuận là nhóm chủ mưu gây ra mọi việc phức tạp tại Đồng Tâm thì bao nhiêu cái lợi họ sẽ hưởng hết chứ. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận như thế thì quá đơn giản và việc không chỉ dừng tại đó.
Nói nhóm Đồng Thuận nhưng cũng phải xem thành phần trong nhóm này như thế nào. Theo nhiều người phản ánh và quan sát cá nhân có thể chia nhóm này thành hai loại.
Loại thứ nhất là những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động của nhóm Đồng Thuận. Đó chính là những cái tên như Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu và đặc biệt là Lê Đình Kình.
Loại thứ hai đó chính là những thành phần cốt cán, tích cực, xung kích đi đầu trong tiến hành các hoạt động theo sự chỉ đạo của nhóm cầm đầu. Đó là những cái tên như Bùi Thị Nối, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn, Nguyễn Thị Đề, Lê Thị Loan.
Điều đáng nói là giữa hai loại này có sự khác biệt rất lớn về lợi ích, hành động và nguy cơ đối diện với pháp luật.
Ông Công, Hiểu, Kình là những nhân vật đứng đằng sau chỉ đạo. Họ ít trực tiếp tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì sao, bởi họ quá biết thừa những hậu quả pháp lý mà họ có thể gánh chịu khi trực tiếp tiến hành các hành vi như chiếm dụng đất trái phép, bắt giữ cán bộ, gây rối trật tự công cộng.
Thế là họ xúi giục, kích động những người khác như bà Đề, bà Nối, Bà Loan… thực hiện các hành động theo chỉ đạo của họ. Những người này do ít thông tin, kém hiểu biết về pháp luật, và xã hội nên bị nhóm Kình, Công, Hiểu… kích động tiến hành. Điển hình như Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Đề và chồng (Nguyễn Văn Duệ) kéo cả hai đứa con tham gia tích cực vào các hoạt động của Tổ Đồng thuận, vợ chồng Bùi Thị Nối, Nguyễn Hạ Thuận luôn có mặt tại nhà văn hóa thôn Hoành trong những ngày bắt, giữ công an và cán bộ. Gần đây nữa, lại đi đầu trong các hoạt động chiếm giữ đất quốc phòng, trực tiếp ra các trụ sở cơ quan vừa để đưa đơn khiếu nại, vừa tranh thủ cơ hội chửi bới, bôi nhọ chính quyền…
Còn về tiền, đương nhiên bao nhiều tiền có được từ sự đóng góp của dân Đồng Tâm bị lừa trước đây hay một số nguồn thu khác, đều chảy hết vào túi bố con Công Kình. Chẳng thế mà người ta thấy bố con này chẳng làm nghề gì mà vẫn có tiền tiêu rủng rỉnh, sống sung túc.
Còn những người như bà Đề, bà Loan, Bà Nối, ông Duệ… thỉnh thoảng được bố thí cho vài đồng bạc lẻ.
Thế nhưng nếu nói nguy cơ đối diện với các bản án của pháp luật thì những người như Đề, bà Loan, Bà Nối, ông Duệ cao hơn rất nhiều nhóm Kình, Công Hiểu… vì họ trực tiếp vi phạm pháp luật.
Thế nên nếu đặt vấn đề nhóm Đồng Thuận được gì mất gì thì có thể dễ dàng trả lời; kẻ được là nhóm Kình, Công, Hiểu, kẻ mất là số còn lại như Nối, Đề, Duyện, Loan… bởi bản chất họ cũng chỉ là công cụ bị lợi dụng trong tay nhóm Kình Công Hiểu mà thôi.