Viễn
Chuyện các nhà “dân chủ” hay một số người bất mãn chính quyền đang tìm cách bao biện, thanh minh, bảo vệ cho những sai trái của một số người dân thôn Hoành, nhất là ông Lê Đình Kình là có thật. Họ đang đưa ra nhiều luận điểm, viết nhiều bài khác nhau tung lên mạng hòng bảo vệ cho ông Kình.
Ông Nguyễn Đình Ấm mới dây có bài viết “Về Đồng Tâm-vui mà lo” trong đó ông thuật lại chuyến đi về Đồng Tâm, vào gặp ông Lê Đình Kình. Và đương nhiên sau khi đã gặp ông Kình, được ông Kình rót mật vào tai, ông Nguyễn Đình Ấm đưa ra những luận điểm giống ý chang như lời của ông Kình.
Ông Ấm viết:
Đặc biệt, Quyết định 113 ngày 14/4/1980 của Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký, có nhiều chi tiết chứng tỏ cánh đồng Sênh không nằm trong số đất bị thu hồi làm sân bay đợt 1. (Hôm trước Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 không cho tôi tiếp cận Quyết định 113 là sự bưng bít vô ích). Chỉ một chi tiết thôi cũng bác bỏ hoàn toàn ý kiến của Thanh tra Hà Nội về cái gọi - “cánh đồng Sênh là đất quốc phòng”.
Khi xem thực địa và bản đồ vệ tinh sân bay Miếu Môn với kiến thức cơ bản của tôi về sân bay, có thể khẳng định cánh đồng Sênh cách xa phạm vi sân bay nếu nó hình thành trên thực tế đợt 1. Cánh đồng Sênh nằm liền tỉnh lộ 429 giáp với dãy núi Miếu Môn chệch về phía Tây Nam sân bay khá xa. Chỉ khi nào sân bay này phát triển đợt 2, 3… thì cánh đồng Sênh mới có thể dùng đến. Chính trong Quyết định 113 cũng nói rõ quy hoạch “đợt 1” sân bay Miếu Môn. Riêng 47,6ha của xã Đồng Tâm liền kề với 59ha của cánh đồng Sênh nằm trong phạm vi quy hoạch sân bay Miếu Môn giai đoạn 1 là hợp lý. Dù 36 năm qua, sân bay không làm nhưng dân Đồng Tâm vẫn tôn trọng, một số hộ dân vui vẻ làm thuê nộp tô cho bộ đội không có thắc mắc gì.
Ông Ấm viết thế này chứng tỏ ông chẳng nghiên cứu gì trên thực tế mà chỉ nghe theo lời của ông Kình kể.
Cần nhắc lại những chi tiết nhỏ liên quan tới vùng đất này để chứng minh một lần nữa với ông Ấm rằng không hề có cái gọi là 59 ha đất nông nghiệp ở đây.
Ngày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay Miếu Môn, trong đó duyệt cấp cho Bộ Quốc Phòng 208 ha đất thuộc địa phận xã Trần Phú, Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Sơn Bình cũ để xây dựng sân bay Miếu Môn và các hạng mục công trình phục vụ sân bay đợt 1. Ranh giới, tọa độ của đất cấp do đ/c Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình xác định cụ thể cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động
Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386-QĐ/UB giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Cụ thể: thu hồi của Nông trường quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha và cả diện tích bị ảnh hưởng 31,9 ha HTX Hữu Văn là 1 ha; HTX Trần Phú là 45,8 ha; K66 – Bộ Tư lênh pháo binh là 5 ha; HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, Xí nghiệp vôi đá Miếu Môn là 3 ha, Xưởng 31 là 5 ha và HTX Đồng tâm là 47,36 ha. Tổng diện tích thu hồi trên thực tế là 239,9 ha, vượt so với quyết định số 113 của Thủ tướng là do có thêm 31,9 ha diện tích đất bị ảnh hưởng thuộc Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, không thuộc đất Đồng Tâm, nằm trong giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn
Tổng diện tích đất thu hồi với con số 239,9 ha đợt 1 này, chỉ có 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, trong đó có 14,3 ha đất thuộc Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp vôi đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm. Số 47.36 ha đất thuộc HTX Nông nghiệp Đồng Tâm khi đó được chính ông Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu tham gia cắm mốc giới, khoanh vùng, bàn giao cho bên Quân đội với đầy đủ giấy tờ, bút tích chữ ký.
Ngày 20/10/2014, căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp đất của Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không không quân và các cơ quan liên quan xác nhận, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 5383/QĐ giao 236,7 (hụt 3,2ha do làm đường giao thông và sai số do đo đạc), như vậy diện tích được cấp tăng thêm 28,7 ha chính là phần 31,9 ha đất bị ảnh hưởng của thi công nằm trong giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ bàn giao cho Bộ Tư lệnh, hoàn toàn không liên quan đến đất nông nghiệp của xã Đồng tâm.
Như vậy là không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng.
Lập luận thứ hai của ông Ấm đó là có rất nhiều hộ dân đã canh tác lâu đời trên các diện tích này, nên đó phải là đất nông nghiệp.
Ông Ấm viết; “Gặp rất nhiều người dân từ cán bộ đến thường dân tôi hỏi thì không có ý kiến nào công nhận cánh đồng Sênh là đất quốc phòng và khẳng định dân liên tục trồng cấy bao năm qua. Chỉ từ năm 2012 khi mảnh đất này lọt vào “tầm ngắm” của Vietel, thì chính quyền địa phương mới cấm dân không được canh tác nữa, dẫn đến nhiều diện tích hoang hóa như bây giờ…”
Càu này phải thưa với ông Ấm rằng: Bản thân trong hồ sơ quản lý đất đai của UBND xã Đồng Tâm, trong diện tích đất nông nghiệp không có diện tích đất sân bay Miếu Môn. Từ năm 1981, UBND xã không quản lý, không giao khoán đất, thu thuế…cho bất cứ hộ dân nào tại phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, mà do chính Lữ đoàn 28 được Quân đội giao quản lý đất sân bay Miếu Môn cho dân Đồng Tâm thuê sản xuất. Số đất Lữ đoàn 28 cho thuê đã chấm dứt từ năm 2012, đến năm 2015 Lữ đoàn này đã có Thông báo gửi UBND xã Đồng Tâm, trong đó có nội dung bắt đầu từ năm 2015 đơn vị sẽ không cho thuê đất quốc phòng để canh tác nông nghiệp, nhưng nhiều hộ dân không trả lại.
Thế mới thấy ông Ấm đưa chuyện người dân canh tác ở đây làm bằng chứng chứng tỏ đây là đất nông nghiệp là không hợp lý và sai lại càng sai.
Chưa hết với kiểu bịa đặt thường thấy của các nhà “dân chủ” ông Nguyễn Đình Ấm còn vẽ ra đủ mọi thứ lý do để cố thuyết phục người đọc rằng chính quyền cố tình bắt tay với Viettel để cướp đất Đồng Tâm như cánh Đồng Sênh quá đẹp, có dấu hiệu người Trung Quốc quan tâm đến mảnh đất này… Đúng là trơ trẽn quá mức.
Tóm lại, các nhà “dân chủ” muốn bảo vệ ông Nguyễn Đình Kình nhưng xem ra khó lắm thay.