Viễn
Liên quan tới Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Quảng Trị vừa qua, với những kết quả công bố từ Nhóm nghiên cứu đã cơ bản giải đáp được nỗi trông mong, chờ đợi của nhân dân cả nước nói chung và 4 tỉnh miền Trung nói riêng. Dù có thể còn có những băn khoăn, trăn trở nhưng nhìn chung người dân tin tưởng vào các báo cáo tại Hội nghị và bước đầu thắp lên hi vọng “biển sẽ sớm sạch trở lại”.
Tuy nhiên, như một phản ứng thường thấy của giới “dân chủ”, vốn không bao gờ thừa nhận thể chế, sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Chính phủ, một số nhà “dân chủ” đã đăng đàn, viết bài xuyên tạc kết quả báo cáo, xuyên tạc tâm lý của nhân dân trước các báo cáo. Điển hình như nhà “dân chủ” Nguyễn Anh Tuấn đăng đàn viết bài trên trang Bauxite Việt Nam với tựa đề “Dân không tin bởi đấy là những phát ngôn ngay từ đầu đã chối từ sự phản biện”.
Nội dung cốt lõi trong bài viết của Nguyễn Anh Tuấn đó là người dân không tin vào báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu tại Hội nghị về thực trạng môi trường biển. Theo Nguyễn Anh Tuấn thì người dân đã “khủng hoảng niềm tin”, người dân không còn tin vào những kết luận từ phía Chính phủ nữa.
Tuy nhiên cần khẳng định rằng, đây là một sự xuyên tạc hay nói đúng hơn là một cách nói gượng gạo của Nguyễn Anh Tuấn. Hoặc chí ít ra, đó cũng chỉ là cảm quan, tâm lý riêng của Nguyễn Anh Tuấn còn trên thực tế người dân đã rất chờ đợi và rất tin tưởng, rất phấn khởi trước các kết luận mà nhóm nghiên cứu trong chương trình đánh giá môi trường biển đưa ra, dù chưa phải là đã khỏi hẳn băn khoăn.
Bởi trong các báo cáo, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu đã phân tích rất kĩ về thực trạng môi trường biển, về hàm lượng độc tố, về những vùng biển nào an toàn và vùng biển nào chưa an toàn, về khả năng hoạt động du lịch nuôi trồng thủy hải sản trở lại, về sự xuất hiện của các con cá nhỏ, về khả năng hồi phục của biển trong thời gian tới. Những kết luận này hoàn toàn đều dựa trên cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu nghiêm túc chứ không phải nói suông, nói vu vơ để rồi như Nguyễn Anh Tuấn bảo là “không tin”.
Phản ánh tâm lý của người dân, ông Phan Duy Vĩnh – phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “Sau sự cố môi trường biển, sáng nay khi “Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế”. Người dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh nghiêm túc đón nhận để hiểu rõ hơn về tình hình thực tế môi trường biển hiện nay. Một số người dân cũng vui mừng, một số người dân vẫn còn trăn trở”.
Còn về những điểm mà Nguyễn Anh Tuấn dựa vào để bảo nhân dân không tin cũng hoàn toàn không có cơ sở.
Ví dụ như Nguyễn Anh Tuấn có đề cập tới việc trước đây các cơ quan chức năng có mời một số chuyên gia của Nhật, Đức, Israel vào cuộc. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của các đoàn ấy thế nào, sao không thấy công khai. Vấn đề này, có lẽ Nguyễn Anh Tuấn không hiểu bởi các cơ quan chức năng Việt Nam đã mời các chuyên gia nói trên vào cùng khảo sát, đánh giá cùng với các nhà khoa học Việt Nam. Trên cơ sở tìm ra một nguyên nhân chung là từ qui trình xả thải của Fomosa, các nhà khoa học đã chính thức công bố nguyên nhân. Vì cùng làm việc, cùng tìm ra một đáp án chung nên việc các nhà khoa học Nhật, Đức, Israel không đưa ra một bản báo cáo riêng cũng là điều dễ hiểu.
Hay Nguyễn Anh Tuấn xuyên tạc rằng, kết quả nghiên cứu có thể không khách quan, minh bạch vì tất cả do “Đảng lãnh đạo, phải làm theo ý Đảng”. Cần nói với Nguyễn Anh Tuấn rằng đây là chuyện nghiêm túc, khoa học liên quan tới sinh mệnh của hàng triệu con người cho nên các cơ quan chức năng đã làm rất chặt chẽ, rất khách quan và khoa học từ quá trình truy tìm nguyên nhân cho đến bây giờ là đánh giá thực trạng môi trường biển. Tất cả các kết quả có được là trên cơ sở các nghiên cứu nghiêm túc, khách quan của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Một số kết luận còn trưng cầu phản biện độc lập. Thế nên hoàn toàn tin tưởng vào các kết luận khoa học đã đưa ra. Chỉ có những nhà “dân chủ” như Nguyễn Anh Tuấn là cố tình phủ nhận mà thôi.
Tóm lại, sự thật là sự thật, không ai có thể phủ nhận, xuyên tạc những kết luận khoa học. Người dân tin vào các kết quả đó cũng như đặt niềm tin vào những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong việc khắc phục sự cố môi trường vừa qua.