Cả nước đang nô nức tiến hành các hoạt động kỷ niệm tròn 70 năm cách mạng tháng Tám thành công và quốc khánh 2/9. Ý nghĩa lớn lao của cách mạng tháng Tám đều được các thế hệ nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế thừa nhận. Ấy thế nhưng, cũng trong những ngày này, có những kẻ vong quốc vẫn đang uốn lưỡi cú diều, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, phủ nhận cách mạng tháng Tám để qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước. Trương Nhân Tuấn – kẻ vong quốc đang sống tại Pháp là một trong những số đó.
Trong bài viết: “Nhìn lại cách mạng tháng tám” đăng trên BBC tiếng Việt, Trương Nhân Tuấn đã xuyên tạc trắng trợn lịch sử Việt Nam, cố tình hướng lái người đọc theo một hướng khác theo kiểu “xét lại lịch sử”. Bài viết này xin chỉ ra những điểm xuyên tạc trắng trợn và sai trái của Trương Nhân Tuấn.
Điểm thứ nhất, Trương Nhân Tuấn cho rằng cách mạng tháng tám được khởi động từ 14/8-1945 và chấm dứt ngày 30/8/1945 khi vua Bảo Đại thoái vị, trong khi đó ngày 15/8/21945 Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh, có nghĩa rằng không hề có cách mạng tháng tám, không hề có chuyện Việt Minh lãnh đạo toàn dân giành chính quyền như trong sử viết. Đây là một sự bịa đặt vô lý thể hiện một trình độ nhân thức hết sức kém cỏi của một người mang danh nhà nghiên cứu. Không ai nói rằng cách mạng tháng tám chỉ diễn ra trong vòng có mấy ngày. Nếu ai đã từng học chính trị học thì đều biết một cuộc cách mạng xã hội diễn ra nó phải là cả một quá trình lâu dài với nhiều bước đi. Cách mạng tháng Tám cũng như vậy. Để có được cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã phải xây dựng phong trào cách mạng từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, đã có những bước tập dượt với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, phong trào đòi dân sinh-dân chủ 1936-1939 và đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Cái thời gian mà ông Trương Nhân Tuấn đưa ra đó nếu có thể hiểu thì đó là thời gian tổng khởi nghã trên toàn quốc, đó là bước cuối của một quá trình cách mạng với nghệ thuật chớp thời cơ để giành độc lập dân tộc. Chính vì vậy, việc ông Trương Nhân Tuấn cho rằng thực chất không hề có cách mạng Tháng Tám, không có chuyện Việt Minh làm cách mạng là một luận điểm sai trái và ngu dốt đến cùng cực. Trương Nhân Tuấn không phân biệt nổi giữa cuộc cách mạng với thời gian tổng khởi nghĩa.
Điểm thứ hai, ông Trương Nhân Tuấn viết rằng: “Hai mươi triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy” cũng chỉ là điều tưởng tượng. Nói 20 triệu người 'nhất tề vùng dậy' là điều hoang đường, không thuyết phục được ai hết. Thực chất của Cách mạng Tháng Tám là vậy.”
Về điểm này, lại càng chứng minh Trương Nhân Tuấn không hề đọc một cứ liệu lịch sử cũng như xem bất kỳ bộ phim tư liệu nào. Nếu Trương Nhân Tuấn đã từng đọc hoặc ít nhất đã từng xem qua các bộ phim tư liệu sẽ thấy cảnh hàng triệu người dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Minh ào ào như thác lũ vùng lên phá kho thóc Nhật, cướp chính quyền tại các địa phương không cả nước. Cuộc cách mạng tháng tám, tổng khởi nghĩa tháng tám là cuộc cách mạng dân chủ của hàng triệu người dân Việt dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Đó là điều mà cả cộng đồng quốc tế thừa nhận. Vậy mà Trương Nhân Tuấn lại có thể lớn giọng cho rằng đó là điều hoang tưởng. Có lẽ chỉ có Trương Nhân Tuấn mới hoang tưởng thì đúng hơn.
Điểm thứ ba, Trương Nhân Tuấn cho rằng Việt Minh cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đáng lẽ không cần “cướp chính quyền” giành độc lập mà nền độc lập sẽ được các nước đồng minh tự nguyện trao trả. Đây lại là một sự xảo trá nữa của Trương Nhân Tuấn. Ai cũng biết vào thời điểm năm 1945, âm mưu của các nước Đồng Minh vào Việt Nam dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật là để xâm chiếm Việt Nam, là “diệt Cộng, cầm Hồ” của Quốc dân Đảng và “cướp Việt Nam một lần nữa” của thực dân Pháp. Và thực tế đã chứng minh, sau ngày 2/9/1945 không lâu quân đội Pháp đã liên tục chèn ép, nổ súng để hiện thực hóa âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa lần thứ hai. Nếu không có cách mạng tháng tám thì chưa biết bao giờ Việt Nam mới có được độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa biết đến bao giờ mới ra đời và nhân dân Việt Nam đến bao giờ mới thoát cảnh đời nô lệ. Trương Nhân Tuấn đã đưa ra một lý lẽ để nhằm phủ định công lao của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng thực sự nó quá bỉ ổi và vô lý nên sẽ không đánh lừa được ai.
Điểm thứ tư, Trương Nhân Tuấn viết: “Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ, trên phương diện pháp lý cũng như trên thực tế, không thể hiện được một quốc gia Việt Nam độc lập.
Có lẽ Trương Nhân Tuấn chưa hề độc Bản Tuyên ngôn độc lập nên phát biểu bừa như thế. Về điểm này, không cần phân tích, lý giải nhiều, xin trích đăng lại những dòng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập để cho Trương Nhân Tuấn thấy rằng, từ bản Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định rõ ràng Việt Nam là một quốc gia độc lập.
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"
Tóm lại, có lẽ Trương Nhân Tuấn định học đòi viết sử nhưng càng viết lại càng thể hiện mình là một người dốt đặc về sử. Người ta bảo “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, không biết “nhà nghiên cứu” Trương Nhân Tuấn có hiểu câu này không.