 |
GS Lê Xuân Tùng, người đảng viên ưu tú
|
Viễn
Mới đây, GS, TS Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội đã có bài viết “Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng nền kinh tế quốc dân” đăng trên báo Dân trí. Bài viết đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả. Với tư cách một độc giả quan tâm tới vấn đề mà GS đề cập, Viễn tôi thấy có những cảm xúc vui, buồn lẫn lộn.
Trước hết Viễn tôi thấy vui vì GS Tùng đã viết vào thẳng vào một vấn đề mà đông đảo người dân hết sức quan tâm, đó là vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Đặc biệt, đây lại là thời điểm trong cả nước đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội 12 của Đảng vào năm 2016 và các cơ quan chức năng đang nghiên cứu xây dựng Văn kiện đại hội Đảng. Kinh tế luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu, việc xác định đúng hay không đúng mô hình phát triển kinh tế, vai trò của các thành phần kinh tế có ý nghĩa sống còn không chỉ là với việc phát triển kinh tế mà cả chế độ chính trị.
Cái vui thứ hai là GS Tùng đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn biện chứng về thành phần kinh tế tư nhân. GS khẳng định cả trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn trong thời gian tới Đảng, Nhà nước ta đều rất coi trọng vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đang có những bước phát triển vượt bậc và trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên theo GS, ghi nhận những đóng góp và sự phát triển của kinh tế tư nhân nhưng khẳng định rằng kinh tế tư nhân chưa và không bao giờ giữ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, cũng như không thể tư nhân hóa nền kinh tế. Bởi vì, lý do rất quan trọng theo giáo sư đó là “Tư nhân không muốn và không đủ sức đầu tư vào những công trình lớn, xây dựng dài ngày, hiệu quả đầu tư thấp, thu hồi vốn chậm; những công trình công ích lãi suất thấp hoặc phi lợi nhuận; còn những công trình quốc phòng - an ninh vốn là độc quyền của nhà nước.” Giao cho tư nhân vai trò chủ đạo của nền kinh tế chẳng khác gì giao một nhiệm vụ vượt quá sức của thành phần kinh tế này ở Việt Nam, khiến nó không thể đảm đương nổi.
Cái thú vị ở đây là GS Lê Xuân Tùng bàn về vai trò của kinh tế tư nhân trong bối cảnh của Việt Nam, trong thể chế chính trị của Việt Nam. Đây là cái nhìn rất biện chứng.
Cái vui thứ ba là GS Tùng khẳng định với thể chế chính trị mà Việt Nam đang xây dựng thì tất yếu vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân phải là thành phần kinh tế Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay thành phần kinh tế này chưa thể hiện được hết vai trò vị trí của nó. Bởi theo GS đây là công việc hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Phải trải qua một thời kỳ thử nghiệm và lựa chọn, thất bại và thành công, cuối cùng mới tìm ra được những mô hình tốt để hoàn thiện và nhân lên trên diện rộng, trở thành một xu thế bền vững, không thể đảo ngược. Điều này là hoàn toàn biện chứng và phù hợp với lý luận của học thuyết Mác-Lê nin mà nói theo GS Tùng là sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Không thể đòi hỏi sự tiến bộ vượt bậc của quan hệ sản xuất XHCN ngay đầu thời kỳ quá độ như một số người mong muốn. Đó cũng là một biểu hiện của bệnh “ấu trĩ tả khuynh” như V.I. Lê-nin đã vạch ra.
Cai vui thứ tư là không chỉ dựa trên nền tảng lý luận vững chắc để bàn về kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước mà GS, TS Lê Xuân Tùng còn dựa vào thực tiễn để phân tích, bình luận. GS chỉ rõ rằng nếu nói về yếu kém thì không chỉ doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp tư nhân cũng đầy rẫy doanh nghiệp làm ăn thua kém dẫn tới phá sản. Do đó không thể tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân mà phủ nhận kinh tế Nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm vui thì khi đọc bài viết này của GS Tùng vẫn còn đó những nét buồn. Nét buồn lớn nhất ở đây là tại sao GS Tùng lại phải đặt tít bài viết như vậy và bàn luận sâu về vấn đề này trong khi Cương lĩnh Đảng đã xác định rõ: Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế, kinh tế tư nhân là động lực. Phải chăng bởi vì hiện nay, đang có những người tìm cách tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, từ đó đòi tư nhân hóa nền kinh tế. Mà ai cũng biết tư nhân hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới sự thay đổi chế độ chính trị.
Nói cách khác vẫn có những người đang muốn âm mưu thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam, muốn phá hoại con đường mà Việt Nam đang đi. Họ lợi dụng danh nghĩa phản biện xã hội, chuyên gia đóng góp ý kiến phát triển kinh tế để hòng thông qua kinh tế chuyển hóa chính trị.
Rõ ràng bài viết của GS Lê Xuân Tùng vừa cung cấp cho chúng ta một cái nhìn biện chứng vừa là một cú tát nảy lửa vào mặt những kẻ đang rắp tâm cố tình phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của đất nước ta.
Thực sự trong giai đoạn hiện nay kinh tế tư nhân có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên không vì thế mà có thể tuyệt đối hóa tầm quan trọng của kinh tế tư nhân mà quên đi vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước - nền tảng phát triển của đất nước. Vậy nên những phát biểu của Gs có thể dẫn đến sự xuyên tạc của các thế lực chống đối Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trả lờiXóaBài viết của giáo sư Lê Xuân Tùng cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn về nền kinh tế quốc dân hiện nay. Ông Tùng đã chỉ ra những điểm mạnh của kinh tế tư nhân nhưng cũng khẳng định rằng kinh tế nhà nước mới giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, về lý thuyết, để xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải lấy kinh tế nhà nước làm vị trí chủ đạo; về thực tiễn, kinh tế tư nhân tuy có nhiều điểm mạnh riêng biệt nhưng chưa đủ sức để gánh vác nền kinh tế quốc dân và thực tế đã chứng minh kinh tế tư nhân chỉ duy trì được trong một thời gian nhất định rồi đi vào suy thoái và dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Chính vì thế, không thể nhìn vào cái lợi trước mắt mà lấy kinh tế tư nhân làm chủ đạo mà nhất thiết phải lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì nền kinh tế quốc dân mới có thể phát triển bền vững được.
Trả lờiXóaQua bài viết của GS Lê Xuân Tùng đã càng cho thấy cái nhìn đúng đắn về những kẻ luôn có rắp tâm mưu đồ chống đối nhà nước ta, cho người đọc có được sự hiểu biết kỹ hơn về những thủ đoạn của bọn chúng, qua đó khiến cho người đọc có được sự thận trọng, cảnh giác trước những lý luận của chúng để không bị lợi dụng. Quả thật là một bài viết hữu ích.
Trả lờiXóaMột bài viết mà lấy đi nhiều cảm xúc của người đọc, cũng không biết phải nói như thế nào. Nhưng có lẽ ở một điểm nào đó thì giáo sư đã nói ra được vấn đề bức xúc hiện nay. Đó cũng là bài toán mà chúng ta đang cần lời giải đáp
Trả lờiXóaNhư bài viết mà tác giả phân tích rất hay về bài viết của một vị giáo sư tâm huyết với sự phát triển đi lên của dân tộc. Có thể nó cả bài viết của tác giả cho thấy cái nhìn toàn diện và đúng đắn về nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay. Và sự đúng đắn trong các chính sách của Đảng và nhà nước. Còn nhiều điều cần phải làm trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng với sự lựa chọn đúng đắn chắc chắn dân tộc ta sẽ thành công!
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được. Các nhà dân chủ dởm đừng có dùng những lời nói bịa đặt, xuyên tạc để làm sai lệch những thông tin tình hình nhưng lại lấy cái lý do phản biện.. trò hề này quá cũ và nên hạ màn được rồi
Trả lờiXóaChúng ta có thể thấy rằng kinh tế tư nhân có đóng góp không hề nhỏ cho sự phát triển của đất nước ta nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng mỗi thành phần kinh tế nó có những chức năng riêng, có những nhiệm vụ riêng đừng gắn cho nó thêm những nhiệm vụ không phải của nó và không thể thực hiện được
Trả lờiXóaThật là đáng mừng vì bài viết của GS. TS Lê Xuân Tùng đã làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế ở đất nước ta, những luận cứ và phân tích như một cú tát nảy lửa vào mặt những kẻ đang rắp tâm cố tình phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của đất nước ta. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng được chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành phần kinh tế tránh để bị các đối tượng lợi dụng thực hiện các mục đích xấu
Trả lờiXóaĐọc bài phân tích của tác giả mà tôi cũng có những cảm xúc vui - buồn lẫn lộn, vui vì bài viết đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn biện chứng về thành phần kinh tế tư nhân, khẳng định với thể chế chính trị mà Việt Nam đang xây dựng thì tất yếu vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân phải là thành phần kinh tế Nhà nước; còn buồn vì những gì đã được khẳng định rõ ràng trong luật rồi mà tác giả lại đưa ra cái tiêu đề buồn cười này
Trả lờiXóaTôi khá vui khi đọc được nhận định của GS Lê Xuân Tùng là đừng bao giờ quên rằng đây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được. Kinh tế nhà nước vẫn có vị trí quan trọng mà kinh thế tư nhân không thế thay thế và thực hiện được
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng bài viết của GS Lê Xuân Tùng có cách nhìn nhận rất đúng đắn về vai trò của kinh tế tư nhân trong bối cảnh của Việt Nam, trong thể chế chính trị của Việt Nam. Nền kinh tế tư nhân có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế nhưng nó không thể thay thế vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chính, vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trả lờiXóahiện nay với hiệu quả của nền kinh tế nhiều thành phần của VN đã cho thấy hướng phát triển đúng đắn của Đảng, nhà nước. do đó, việc bàn luận là quyền của mỗi con người, nhưng bàn luận như thế nào để phát triển chứ không phải phủ nhận những cái chân lý mà cả dân tộc đã và đang cố gắng thực hiện được. chính vì thế cần làm nhiều hơn là nói thì mới có ý nghĩa.
Trả lờiXóađúng như thế chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nền kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế nước nhà trong sự phát triển kinh tế của nước ta. qua bài viết của GS Tùng chúng ta có thể thấy rõ được vai trò vị trí của nền kinh tế tư nhân, nhưng cũng là bài viết cảnh tính đánh thẳng vào cái dã tâm muốn lợi dụng vai trò của nền kinh tế tư nhân, dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị ở nước ta.
Trả lờiXóaTác giả phân tích rất hay về bài viết của một vị giáo sư tâm huyết với sự phát triển đi lên của dân tộc. Có thể nó cả bài viết của tác giả cho thấy cái nhìn toàn diện và đúng đắn về nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay. Và sự đúng đắn trong các chính sách của Đảng và nhà nước. Còn nhiều điều cần phải làm trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng với sự lựa chọn đúng đắn chắc chắn dân tộc ta sẽ thành công!
Trả lờiXóaGS Lê Xuân Tùng có cách nhìn nhận rất đúng đắn về vai trò của kinh tế tư nhân trong bối cảnh của Việt Nam, trong thể chế chính trị của Việt Nam. Nền kinh tế tư nhân có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế nhưng nó không thể thay thế vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chính, vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trả lờiXóaChúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nền kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế nước nhà trong sự phát triển kinh tế của nước ta. qua bài viết của GS Tùng chúng ta có thể thấy rõ được vai trò vị trí của nền kinh tế tư nhân, nhưng cũng là bài viết cảnh tính đánh thẳng vào cái dã tâm muốn lợi dụng vai trò của nền kinh tế tư nhân, dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị ở nước ta.
Trả lờiXóa