 |
Quan hệ Việt-Mỹ đang nở hoa
|
Viễn
Liên quan tới quan hệ Việt-Mỹ, dù rằng đang có những bước tiến dài và mùa xuân đang nở hoa trên quan hệ Việt-Mỹ, tuy nhiên vẫn cần khẳng định rằng giữa Việt Nam và Mỹ còn rất nhiều điểm khác biệt. Đây cũng là chủ đề được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập và trả lời thẳng thắn trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC.
Theo dõi các câu hỏi của các thành viên tham gia và trả lời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy, cái khác biệt đáng lưu tâm nhất hiện nay giữa hai nước đó là về vấn đề nhân quyền. Có một thực tế là, Mỹ luôn cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền với biểu hiện là “đàn áp nhiều tù nhân lương tâm”. Và Mỹ luôn muốn Việt Nam phải “cải thiện nhân quyền” bằng cách yêu cầu Việt Nam phải thả các “tù nhân lương tâm” như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Lý… Tuy nhiên về phía Việt Nam, luôn khẳng định không vi phạm nhân quyền và Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”.
Ở đây, cần thấy rằng sự khác biệt này xuất phát từ quan niệm về vấn đề nhân quyền của mỗi nước. Dù rằng nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại nhưng mỗi nước trên thế giới xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh đặc thù về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa mà thừa nhận và có cách tiếp cận, cách hiểu về vấn đề nhân quyền khác nhau. Một minh chứng điển hình là, với nước Mỹ, xuất phát từ văn hóa phương Tây nên họ luôn đề cao một cách tuyệt đối các quyền tự do cá nhân của con người, họ cho rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, có nghĩa rằng quyền của một cá nhân, con người cụ thể cao hơn quyền của một quốc gia dân tộc. Tuy nhiên đối với nhiều nước khác, nhất là những nước theo văn hóa Á Đông như Việt Nam thì quyền con người, cá nhân luôn phải gắn liền với quyền, lợi ích tập thể, xã hội và cao hơn là quốc gia, dân tộc. Mặt khác, là một nước luôn phải đứng trước nguy cơ bị xâm lược về chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc bị đe dọa nên Việt Nam không bao giờ quan niệm quyền của mỗi cá nhân có thể cao hơn quyền của quốc gia, dân tộc. Lợi ích quốc gia, dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Mỗi cách hiểu đều có những giá trị hợp lý riêng phù hợp với hoàn cảnh riêng của từng nước nên thiết nghĩ không nên bắt ép tất cả các nước đều phải theo một cách tiếp cận của mình.
Mặt khác, cần nhìn rõ rằng từ lâu, nhân quyền đã trở thành “vũ khí lợi hại” để nước Mỹ thực thi các chiến lược, chính sách ngoại giao của mình hòng duy trì vị trí bá chủ thế giới. Vì lẽ đó, việc nhân quyền bị bóp méo và diễn giải, áp dụng sai lệch để phục vụ cho các muc đích, toán tính chính trị của Mỹ, nhất là với một nước khác biệt về chế độ chính trị như Việt Nam có thể xảy ra.
Hơn nữa, cần phải thấy rằng ngay trong thực tiễn nhân quyền của nước Mỹ vẫn còn đó những trang hồ sơ đen, những sự việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Những chuyện phân biệt đối xử với người da đen, nghe lén điện thoại… vẫn diễn ra phổ biến trong xã hội Mỹ.
Từ những vấn đề trên để thấy rằng, mỗi nước có những cách hiểu khác nhau về nhân quyền. Với nước Mỹ những người như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần là “tù nhân lương tâm” nhưng với Việt Nam đó là những người vi phạm pháp luật và phải bị xử lý. Không thể có chuyện áp đặt hay bắt buộc một cách khiên cưỡng ở đây.
Vẫn biết rằng, giải quyết những khác biệt đó không thể là câu chuyện trước mắt ngày một ngày hai mà cần thời gian lâu dài. Tuy nhiên hi vọng rằng với sự đối thoại cởi mở, thẳng thắn hai bên sẽ hiểu nhau hơn và nhân quyền không thể là bước tiến cản trở đà thăng hoa của quan hệ Việt-Mỹ.
Mỗi nước đều có lập trường riêng của mình, tuy hai nước có nhiều vấn đề không cùng quan điểm nhưng vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích dân tộc mình thì có thể cùng nhau ngồi trên bàn đàm phán để cùng rút ngắn khoảng cách, tiến tới xóa bỏ rào cản giữa hai nước. Nhất là trong lúc này, Việt Nam luôn cần có bạn bè quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi những thành tựu khoa học - công nghệ... để nâng tầm vị thế của mình trên trường quốc tế. Và Mỹ cũng cần Việt Nam để duy trì lợi ích vốn có của mình, đồng thời tiến thêm một bước để khẳng định vị trí cường quốc số một thế giới của mình với quốc tế. Một cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi dù sao vân tốt hơn làm việc hại mình, hại người.
Trả lờiXóaNhìn nhận về vấn đề nhân quyền giữa hai nước Việt Nam Và Mỹ có những điểm khác biệt rõ nét nhưng cái nhân quyền ở đất nước Mỹ không thể áp đặt lên tất cả các nước còn lại kể cả Việt Nam được và thực tế chính vấn đề nhân quyền là bàn đạp để Mỹ thực hiện các hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam đang trên đà hội nhập hợp tác quốc tế, vì vậy việc thiết lập các mối quan hệ gắn bó thân thiết với các nước là một việc làm rất cần thiết và hiệu quả. Tôi tin Đảng và nhà nước ta luôn có những đối sách hợp lý cho sự phát triển toàn diện của đất nước, không vì những luận điệu xuyên tạc của đám phản động chống đối mà thay đổi được chủ trương ấy.
Trả lờiXóaRõ ràng có những điểm khác biệt về nhận thức về vấn đề nhân quyền giữa hai quốc gia nhưng hy vọng rằng trong thời gian tới 2 quốc gia sẽ hiểu nhau hơn và không để vấn đề nhân quyền cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia và không lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Với niềm hy vọng đó, chắc chắn rằng trong thời gian tới lũ rận sẽ phải nằm im và không thể lợi dụng và đưa vấn đề nhân quyền để yêu cầu này nọ, bởi lẽ mỗi đất nước có một cách hiểu khác nhau và trong nội tại đất nước Mỹ cùng có những hoạt động vi phạm nhân quyền mà báo chí lâu nay đã đưa tin
Trả lờiXóaKhác biệt thì rõ ràng rồi, chế độ khác nhau, cách nhìn khác nhau, phong tục tập quán cũng khác nhau và khác biệt lớn nhất có lẽ là sự phát triển kinh tế. Nhưng khác biệt thì không có nghĩa là không thể hợp tác cùng phát triển được, Việt Nam cần Mỹ, Mỹ cần Việt Nam, như thế là quá đủ để có thể bắt tay với nhau rồi.
Trả lờiXóakhác biệt không phải là không có điểm chung, có ai giống nhau như hai giọt nước đâu, khi mà bạn chơi với người bạn khác thì hẳn phải giống bạn mới chơi được à. vậy cho nên quan trọng là hai bên tìm được những vấn đề chung trên các lĩnh vực để từ đó mà làm nền tảng cho những cái khác xích lại gần nhau hơn nữa.
Trả lờiXóaKhông thể quy chụp và bắt buộc Việt Nam phải giống cái "nhân quyền" của nước Mỹ, bởi thực tế mỗi nước có một điều kiện, lịch sử khác nhau. thế nhưng trong mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, 2 quốc gia sẽ cùng nhau đưa mối quan hệ ngoại giao lên một tầm cao mới, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển và gác bỏ lại quá khứ, hướng tới tương lai
Trả lờiXóarõ ràng là có nhiều điểm khác biệt giữa hai nước mà đặc biệt là quan niệm, cách xử lý về vấn đề dân chủ, nhân quyền của mỗi nước có những đặc trưng riêng không thể áp đặt hay can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được. thế nhưng với những thành công trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ trong thời gian qua có thể thấy rằng hai nước đang sớm khép dần lại quá khứ, hướng tới tương lai với sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực và đôi bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển. Và những thành công trong chuyến thăm đó là cái đòn giáng mạnh vào những âm mưu, những hoạt động chống phá ngông cuồng của những kẻ phản bội đất nước ở trong và ngoài nước
Trả lờiXóaQua những hiểu biết của tôi thì Việt Nam không có khái niệm tù nhân lương tâm, cái khái niệm này được lũ rận chủ dùng để ám chỉ những kẻ có những hành vi vi phạm pháp luật, lừa đảo và xâm phạm quyền, lợi ích của nhân dân, cái lũ này suốt ngày đi xuyên tạc và bóp méo tình hình khiến tạo nên những dư luận xấu, chúng phải chịu tội theo tôi là thích đáng.
Trả lờiXóaHa. Nước Mỹ có quyền gì khi phán xét rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền chứ? Đến tổ chức nhân quyền Liên Hợp quốc còn bầu Việt Nam là thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc kia cơ mà. Nếu nói là kẻ vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất thế giới thì phải kể đến là ông đó Mỹ ak. Đúng là loại vừa ăn cướp vừa la làng mà.
Trả lờiXóaTuy rằng giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn những bất đồng chưa thể giải quyết ngay được nhưng không nên vì những vấn đề đó làm cản trở sự phát triển đi lên của 2 quốc gia. Vấn đề quan trọng trước mắt hiện giờ là việc giải quyết tình hình biển Đông đang diễn ra với sự hung hăng táo tợn của Trung Quốc kia kìa.
Trả lờiXóanhững kẻ cản trở chính là những kẻ ngu chứ có tài tình gì đâu, chỉ thương cho những người dân thương, họ đang phải chờ những chính sahcs của nhà nước cũng như quan hệ bang giao của hai nước, những nhà dân chủ thì không muốn điều đó, họ chỉ muốn người mĩ là mẹ của nó thôi mà
Trả lờiXóaquan hệ hai nước trong thời gian qua khá tốt, và đáng có xu hướng tốt hơn, tuy nhiên, cũng phải nói, việc việt nam có quan hệ tốt như thế cực kì có hại với những nhà dân chủ, họ cũng buồn lăm các bạn à, nhìn họ mà thấy thương vô cùng, không biết tương lai, những con người này sẽ nương nhờ vào đâu
Trả lờiXóatuy khác nhau về mặt thế chế, nhưng mà trong thế giới quan hệ như thế này, khoảng cách đó không có vấn đề gì hết, người ta dê dàng bỏ qua cho nhau vì một tương lai chung, vậy nên, chúng ta cũng nên biết tôn trọng sự cố gắng của nhau, không phải người làm nguoif bỏ như thế được
Trả lờiXóaquan hệ hai nước hiện nay đã tốt lên rồi, cũng là lúc việt nam và mĩ nen tận dụng những lợi thế của nhau để cùng phát triển, chứ không phải chỉ biết nghĩ cho mình theo cái suy nghĩ của những nhà dân chủ cuội ở việt nam, nhưng nhà dân chủ cuội này chỉ nghĩ được cho họ thôi mà, không có gì đâu
Trả lờiXóaĐất nước khác nhau sẽ có vị trí, con người, văn hóa và nhiều thứ khác nhau nên nhìn về vấn đề nhân quyền thì Mỹ làm sao có thể áp đặt nhân quyền đối với Việt Nam được. Mỹ chỉ muốn duy trì vị trí đứng đầu nên lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta hãy cẩn thận với chiêu bài này của Mỹ
Trả lờiXóaTuy rằng giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn nhiều điều khác biệt như chế độ chính trị, sự phát triển kinh tế.. nhưng chúng ta cần phải hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển, cùng nhau có lợi. Mối quan hệ ngoại giao của 2 nước đã trải qua được 20 năm và đã đạt được những thành quả đáng kể, mong rằng mối quan hệ này sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai
Trả lờiXóaTôi đồng ý là cần phải hợp tác với Mỹ để có nhiều lợi ích cho dân tộc, cơ hội phát triển đất nước, nâng cao hình ảnh quốc gia nhưng chúng ta cần phải cẩn thận và cảnh giác đối với các âm mưu của Mỹ vì Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu đối với Việt Nam, cần phải cảnh giác trong hợp tác để đảm bảo được tổ quốc mà có nhiều lợi ích
Trả lờiXóaTôi đồng ý với ý kiến của bạn rằng chúng ta hoan ngênh hợp tác với Mỹ để có cơ hội phát triển đất nước những cũng cần phải cảnh giác với Mỹ vì họ đang hậu thuẫn và hỗ trợ cho một số lượng lớn các tổ chức chống đối với Việt Nam và họ vẫn chưa từ bỏ âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình với nước ta
Xóanhững gì đã qua cho thấy rằng cả VN và Mỹ đều thể hiện trong mối quan hệ này. cho nên việc phá vỡ những trở ngại khác biệt là hoàn toàn có thể trên cơ sở lợi ích của đôi bên. Mỹ sẽ có thêm người bạn VN trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và lợi ích của Mỹ ở ĐNA cũng được đảm bảo, còn VN sẽ là hơn nếu như có người bạn lớn như Mỹ, vậy sao phải bỏ qua cơ hội này để làm sâu sắc hơn mối quan hệ.
Trả lờiXóanhững điểm khác của VN và Mỹ chính là điểm xuất phát của hai nền kinh tế rất khác nhau cho nên việc hợp tác trên lĩnh vực kinh tế gặp nhiều rào cản do Mỹ luôn coi trọng các tiêu chuẩn khắt khe, còn về chính trị thì cả hai đều có điểm khác về quan điểm xây dựng chế độ nhưng đều chung là hướng tới bình đằng, bác ái. vậy thì sao lại không thể hợp tác được chứ, cần phải đẩy mạnh sự gần gũi này với nhau hơn nữa.
Trả lờiXóaViệt Nam và Mỹ tuy có những điểm khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển...nhưng cùng nhau hợp tác dựa trên nguyên tắc độc lập, tự chủ và tôn trọng nhau. Chúng ta cần phải tận dụng mối quan hệ này để phát triển kinh tế và đất nước, đồng thời lợi dụng sự ủng hộ trong giải quyết vấn đề biển Đông
Trả lờiXóaQuan hệ Việt Mỹ có những bước phát triển tốt đẹp, chuyển từ đối đầu sang đối tác toàn diện. Tuy có những khác biệt nhưng hy vọng sự hợp tác này sẽ phát triển hơn nữa. Chúng ta cần tận dụng tốt mối quan hệ này để phát triển và bảo vệ tốt đất nước
Trả lờiXóaĐây là một bước tiến nữa trong sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau giữa hai nước. Quan hệ Đối tác toàn diện đòi hỏi hai bên tôn trọng hệ thống chính trị của nhau, và chuyến thăm này chính là việc thực thi tuyên bố đó, thể hiện rằng trên thực tế hai bên thực sự tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Vấn đề tiếp theo đặt ra ở đây là hai nước có thể làm gì để trở thành những đối tác tốt hơn trong rất nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau đang ảnh hưởng đến cả hai bên trong tiến trình hướng đến tương lai. Đó là mong muốn và nguyện vọng thiết tha của nhân dân 2 nước.
Trả lờiXóaĐây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Mặc dù tính biểu tượng là rất quan trọng, song tôi hy vọng sẽ có được những thành tựu cụ thể từ trong và sau chuyến thăm này. Đầu tiên có thể là thương mại. Như đàm phán TPP chẳng hạn. Thứ hai đó là hợp tác về an ninh quốc phòng: đặc biệt là vấn đề biển Đông hiện nay. Không nên đặt trứng vào tất một rổ.
Trả lờiXóaQuan hệ Việt Nam – Mỹ hiện đang phát triển đúng hướng, là tất yếu và tích cực trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, đáp ứng được lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và thế giới. Đặc biệt mong muốn rằng Mỹ sẽ ủng hộ thêm tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế trong các vấn đề nóng hiện nay như: tình hình biển Đông.
Trả lờiXóaChuyến thăm của tổng bí thư tới Mỹ đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Là dịp để có thể đánh giá lại chặng đường quan hệ ngoại giao đã qua xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài thời gian sắp tới, mang lại lợi ích cho nhân dân 2 nước. Mong rằng sau chuyến thăm này, các vấn đề hợp tác sẽ đi vào thực chất. Chúc cho quan hệ đó ngày càng bền, chặt.
Trả lờiXóaVị trí, con người, văn hóa và nhiều thứ khác nhau nên nhìn về vấn đề nhân quyền thì Mỹ làm sao có thể áp đặt nhân quyền đối với Việt Nam được. Mỹ chỉ muốn duy trì vị trí đứng đầu nên lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta hãy cẩn thận với chiêu bài này của Mỹ
Trả lờiXóaChuyến thăm này chính là việc thực thi tuyên bố đó, thể hiện rằng trên thực tế hai bên thực sự tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Vấn đề tiếp theo đặt ra ở đây là hai nước có thể làm gì để trở thành những đối tác tốt hơn trong rất nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau đang ảnh hưởng đến cả hai bên trong tiến trình hướng đến tương lai.
Trả lờiXóaqưe
Trả lờiXóa