 |
Hy Lạp sẽ ra khỏi Eurozone?
|
Viễn
Kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp sắp được công bố. Gần như chắc chắn, phe nói “không” với các điều kiện khắc khổ mà các chủ nợ quốc tế đưa ra cho Hy Lạp sẽ giành chiến thắng áp đảo. Điều này tiếp tục làm tối thêm viễn cảnh tương lai của nền kinh tế Hy Lạp và kéo theo đó là sự mờ mịt của khu vực đồng tiền chung Eurozone.
Phe nói “không” giành chiến thắng, nghĩa là người dân Hy lạp không đồng ý với các khoản vay mới mà các chủ nợ Châu Âu sẽ cấp tiếp cho Hy Lạp để cứu vãn nền kinh tế của nước này cũng như cứu vãn cho sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Hộ không muốn tiếp tục sống khắc khổ dưới điều kiện của các chủ nợ quốc tế. Thế nhưng đổi lại là gì.
Nói “không” đồng nghĩa với việc kinh tế Hy Lạp sẽ không có nguồn tiền vay mới để duy trì các hoạt động. Mặt khác nó cũng kéo theo hàng loạt các ngân hàng phá sản, nợ của Hy Lạp sẽ ngày càng nhiều, kinh tế tiếp tục suy thoái, đồng nội tệ sẽ mất gía thảm hại khi được đưa lại lưu hành thị trường. Đời sống nhân dân Hy Lạp sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Nguy hiểm hơn, sự sụp đổ của Hy Lạp chắc chắn sẽ kéo theo việc Hy Lạp rời bỏ khu vực đồng tiền chung Châu Âu và khu vực Eurozone sẽ đứng trước nguy cơ tan rã.
Còn nhớ trước đây khi khu vực đồng tiền chung Eurozone được thiết lập và Hy Lap hồ hởi tham gia, người dân Hy Lạp và khu vực Eurozone đã vui sướng đến nhường nào kéo theo hy vọng nền kinh tế sẽ phát triển hơn, thịnh vượng hơn.
Thế nhưng giờ đây tất cả đã sụp đổ, hy vọng nhiều và thất vọng lắm. Người dân Châu Âu nói chung và Hy Lạp nói riêng đang mất dần niềm tin vào thể chế và định chế tài chính này.
Có thể các chủ nợ Châu Âu sẽ phải nhượng bộ Hy Lạp để cố gắng cữu vãn Eurozone. Nhưng rõ ràng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế và về lâu về dài, tương lai của eurozone rất mờ mịt.
Thế mới thấy rằng, nền kinh tế của các nước tư bản cũng chứa đựng rất nhiều điểm rủi ro và khuyết tật khó khắc phục. Khi rơi vào sai lầm, những khuyết tật đó bộc lộ và đẩy nền kinh tế vào thế vỡ nợ không thể cứu vãn.
Hãy cùng cầu nguyện cho nền kinh tế Hy Lạp và đồng Eurozone.
Liên minh kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất thế giới hiện giờ. Nhưng có vẻ sự đoàn kết chưa thực sự chặt chẽ, vẫn lỏng lèo và đèn ai nhà ấy sáng lắm. Vì thế mà giờ Hilap vẫn mù mịt và ành xóm thân thiết chưa có động tĩnh gì
Trả lờiXóangười dân hi lạp đã chọn con đường nói không với các điều kiện của chủ nợ, theo quan điểm của tôi thì đó chính là lựa chọn sáng suốt khi chủ nợ đã luôn có nhiều điều khoản khiến cho nền kinh tế hi lạp phải thắt lưng buộc bụng và người dân chính là nơi bị ảnh hưởng trong chính sách đó. vì vậy độc lập về kinh tế có thể sẽ là lối thoát cho Hi lạp ở hiện tại
Trả lờiXóakhổ cho nhân dân nước này,ai mà gửi tiền ngân hàng,ngân hàng phá sản thì chỉ có toi thôi,mỗi người thiếu tiền thì vay nhà nước chứ nhà nước thiếu tiền thì vay ai cho nó rẻ được,không phát triển được kinh tế,không trả được nợ,nguy cơ đất nước tụt hậu là rõ rệt rồi thiếu thốn về kinh tế ắt hẳn dẫn tới bất ổn về chính trị,tạo điều kiện các tổ chức khác lật đổ và chính trị lại leo thang dẫn đến nhân dân càng cực khổ,một vòng xoáy luẩn quẩn
Trả lờiXóagiờ cả Hi lạp và châu âu đều đang đau đầu trước vấn đề thanh khoản món nợ đã đến lúc đáo hạn vào ngày 21 tới đây, khi mà nhân dân Hi lạp đã nói không với các điều khoản của chủ nợ thì chấu âu cần phải có chính sách mềm nắn rắn buông nếu không Hi lạp sẽ là nước rời khu vực euro zone mà không thể cứu vãn được. tất cả đang chờ đợi.
Trả lờiXóanhững cá nhân thiếu thiện chí này chỉ giỏi thọc gậy bánh xe, đâm sau lưng người khác và cố tình làm tay sai cho nước ngoài. chẳng có lý gì khi cứ ngăn cản sự phát triển của VN và quan hệ giữa hai nước Việt -Mỹ và hy lap cũng đang mắc phải chứng nghiêm trọng như vậy
Xóaai cũng muốn cuộc sống tươi đẹp hơn nên cuộc trưng cầu dân ý chính là thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc trong thời buổi các chủ nợ luôn o ép Hi lạp thực hiện các điều khoản của mình. chính vì thế việc nói có hay không cũng thể hiện sự tự chủ của Hi lạp đối với vận mệnh của dân tộc mình.
Trả lờiXóagiờ EU với Mỹ đang lo sốt vó khi nhân dân Hi Lạp nói không với các điều khoản mà các chủ nợ đưa ra, thế mới biết người dân họ có con mắt để nhìn, đôi tay và cái đầu để làm việc chứ không phải chờ đợi nơi các chủ nợ. hi vọng trong tương lai gần nhất Hi Lạp sẽ giải quyết được món nợ gia truyền này.
Trả lờiXóaHy Lạp đang lâm vào khủng hoảng khi không có khả năng trả nợ. Nếu không có các gói trợ giúp thì Hy Lạp đã không thể nào thoát khỏi số phận bị khủng hoảng. Không phát triển được kinh tế,không trả được nợ,nguy cơ đất nước tụt hậu là rõ rệt rồi thiếu thốn về kinh tế ắt hẳn dẫn tới bất ổn về chính trị,tạo điều kiện các tổ chức khác lật đổ.
Trả lờiXóaHi Lạp cùng một số nước châu Âu đang phải đau đầu trước vấn đề thanh khoản món nợ đã đến lúc đáo hạn tới đây. Chính phủ Hi Lạp đang lâm vào bước đường cùng khi mà không thể trả khoản nợ đúng kỳ hạn. Nếu tình hình không thể giải quyết thì có thể Hi Lạp có thể phải ra khỏi khối đồng tiền chung châu Âu EURO.
Trả lờiXóaAi mà gửi tiền ngân hàng,ngân hàng phá sản thì chỉ có toi thôi,mỗi người thiếu tiền thì vay nhà nước chứ nhà nước thiếu tiền thì vay ai cho nó rẻ được,không phát triển được kinh tế,không trả được nợ,nguy cơ đất nước tụt hậu là rõ rệt rồi thiếu thốn về kinh tế ắt hẳn dẫn tới bất ổn về chính trị.
Trả lờiXóamột mặt chúng tiếp cận các tổ chức mỹ để vu cáo nước ta và ngăn cản một mối quan hệ tốt đẹp giưa hai nước,một mặt là tạo dư luận xấu về việc này là ta quy phục mỹ hay là làm chân để đánh lại trung quốc,tất cả đã được dự trù trước,một mặt thể hiện rõ quan điểm quan hệ hai nước
Trả lờiXóaPhải công nhận rằng liên minh Châu Âu là liên minh kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất thế giới hiện giờ. Nhưng có vẻ sự đoàn kết chưa thực sự chặt chẽ, vẫn lỏng lèo và đèn ai nhà ấy sáng lắm. Vì thế mà giờ Hilap vẫn mù mịt và ành xóm thân thiết chưa có động tĩnh gì.
Trả lờiXóa