 |
Đại sứ Mỹ và chiếc thẻ nhân quyền
|
Viễn
Xin được lấy nguyên văn tít bài của Đài Á châu tự do-RFA để phân tích, bình luận về chính sách của nước Mỹ đối với Việt Nam hiện nay, thể hiện qua chính lời của Đại sứ đương nhiệm nước Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.
Tuần qua, Đại sứ Mỹ Ted Osius có buổi họp báo nói chuyện với đông đảo người Việt đang sinh sống tại Mỹ ở Little Sài Gòn. Đương nhiên thành phần tham dự là đông đảo người Việt nhưng chủ yếu là số người Việt còn mang nặng tư tưởng thù hận với Nhà nước CHXHCN Việt Nam mà dân gian vẫn hay quen gọi là giới “cờ vàng”, Little Sài Gòn là thủ phủ của họ. Qua buổi họp báo và nói chuyện của ông Ted Osius, giúp chúng ta nhìn nhận được nhiều điều, nhất là về chính sách thực chất của Mỹ đối với Việt Nam.
Để đảm bảo khách quan, xin được bám theo những vấn đề mà ông Ted Osius đề cập:
Khi được các cử tọa hỏi về vấn đề “nhân quyền”, ông Ted Osius đã nói đại ý rằng “nhân quyền” Việt Nam vẫn chỉ mới có một chút thay đổi (theo quan điểm của Mỹ) và Mỹ sẽ có cố gắng dấn thân để thúc đẩy “nhân quyền” tại Việt Nam và trách nhiệm hàng đầu thuộc về ông. Và không chỉ bằng lời nói, ông Đại sứ còn thể hiện bằng hành động khi rút chiếc “thẻ nhân quyền” trong ngực ra để chứng minh rằng “nhân quyền” luôn là mối quan tâm lớn của ông trong quan hệ Việt-Mỹ. Ông nói rằng “khi ông đi đâu thì cũng mang cái thẻ này và tất cả nhân viên của ông cũng vậy. Nó luôn nhắc nhở ông luôn đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam”
Ai cũng biết hiện nay Mỹ đang có những khác biệt với Việt Nam về vấn đề “nhân quyền”. Trong khi về mặt thực tiễn, Việt Nam luôn coi trọng và đảm bảo quyền con người thì Mỹ luôn sử dụng vấn đề “nhân quyền” để gây sức ép với Việt Nam, làm chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật của Việt Nam. Việt Nam cũng không thể chấp nhận quan niệm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của Mỹ. Trong chuyến thăm và làm việc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên cam kết sẽ tôn trọng những khác biệt giữa hai nước, trong đó có nhân quyền nhưng với lời phát biểu của Đại sứ Ted Osius, xem ra đó vẫn chỉ là tuyên bố, còn về thực tiễn Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép với Việt Nam, tiếp tục chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Khi được hỏi vì sao Mỹ gia tăng các chương trình kết nghĩa và trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, văn hóa với Việt Nam, ông Ted Osius có nói rằng: “phải kết nghĩa bởi vì càng kết nghĩa nhiều thì người dân qua lại không những trao đổi giữa con người, hàng hóa mà còn trao đổi tư tưởng. Khi ấy giá trị của Mỹ nó sẽ được người Việt Nam đem về nước để từ đó thay đổi xã hội và có thể thay đổi luôn thể chế”
Câu trả lời này của ông thể hiện rất rõ một điều rằng Mỹ muốn thông qua các chương trình giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực để thay đổi, chuyển hóa tư tưởng người dân Việt Nam. Và cao hơn, qua thay đổi tư tưởng ông Ted Osius nói riêng và nước Mỹ nói chung muốn Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị.
Điều này dường như đi ngược lại với tuyên bố mới đây của chính phủ Mỹ rằng sẽ cam kết tôn trọng sự khác biệt về chế độ chính trị và Mỹ không có ý định chuyển hóa thể chế chính trị tại Việt Nam.
Và để làm rõ thêm về quan điểm của ông Ted Osius cũng như chính sách của nước Mỹ với Việt Nam, hãy theo dõi hành trình của ông Đại sứ. Theo như tường thuật của đài RFA, trước khi có buổi nói chuyện tại Little Sài Gòn, ông Ted Osius đã gặp một loạt các nhân vật và tổ chức thiếu thiện chí, thậm chí là chống đối Nhà nước Việt Nam. Đài RFA tường thuật: “ngay tối Thứ Sáu ông gặp blogger Điếu Cày qua ngày Thứ Bảy ông gặp 8 đảng phái chính trị trong cộng đồng Việt Nam rồi ngày hôm sau Chúa Nhật, buổi sáng ông đến đài SBTN, đến chùa Phật Quang của văn phòng II Viện Hóa Đạo, gặp gỡ cộng đồng, gặp gỡ báo chí, gặp Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn. Hôm sau ông gặp Hội đồng Liên tôn, gặp giám sát viên Andrew Đỗ”.
Qua những gì ông Ted Osius nói tại buổi hợp báo cùng với hành động của ông và nhiều tổ chức, cá nhân Mỹ khác, có thể thấy việc Mỹ tuyên bố từ bỏ ý đồ “diễn biến hòa bình”, từ bỏ chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, thực sự tôn trọng Việt Nam vẫn là điều gây nhiều hoài nghi cho dư luận.
Chúng ta hoan nghênh quan hệ Việt-Mỹ, ủng hộ tăng cường quan hệ với Mỹ nhưng cần nhớ rằng luôn luôn phải “vừa hợp tác vừa đấu tranh” bởi nước Mỹ cũng đang thực hiện chính sách “hai mặt” với Việt Nam.
đúng như tác giả đã phân tích ở trên chúng ta trong quan hệ hợp tác với mỹ ngày nay vấn đề hợp tác đấy càng phải được củng cố hợp tác hơn, nhưng bên cạnh việc hợp tác với mỹ chúng ta cần phải cảnh giác trước những âm mưu của mỹ, sự việc vừa qua của ngài đại sứ mỹ trong buổi họp với hành động và bài phát biểu đó cũng đủ cho chúng ta phải cảnh giác, bên cạnh đó còn các rận bán nước ngày đêm hoạt động chống phá như RFA hay việt nam và các anh rận mạo nhận là đấu tranh vì dân chủ trong nước nữa
Trả lờiXóanghe ông kia nói mà thấy cái chiến lược xuất khẩu của Mỹ không chỉ dừng lại ở xuất khẩu hàng hóa, con người mà còn xuất khẩu cả tư tưởng văn hóa, bởi khi đó giá trị Mỹ sẽ thấm dần vào VN từ từ, lâu dần thành cái thân quên tự nhiên, điều đó cho ta thấy có căn cứ trong việc phải giữ và bảo tồn văn hóa của VN nếu không ta sẽ thua đau trên chiến trường văn hóa tư tưởng với Mỹ.
Trả lờiXóaMỹ là một nước không hề đơn giản. Chúng ta quan hệ hợp tác với Mỹ coi như đó là một thời cơ tốt để phát triển đất nước, nhưng vẫn phải luôn luôn cẩn thận, có đối sách và đề phòng. Một khi xảy ra điều gì là Mỹ hoàn toàn có thể lật mặt được ngay.
Trả lờiXóaVới việc ông Ted Osius gặp gỡ một số đối tượng chống đối đất nước để phản ánh về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là đủ biết được cái thông tin mà ông phản ánh là như thế nào rồi. Với việc hai nước có những bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao hai nước trên nhiều mặt trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng nhưng không có chuyện áp đặt, đồng hóa vấn đề nhân quyền được, đó là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Trả lờiXóaTại sao ông Ted Osius đã bao giờ tự nhìn lại bản thân nước Mỹ của mình chưa. Nếu thực sự nước Mỹ là thiên đường của dân chủ, nhân quyền thì Mỹ đã không xảy ra các vụ thảm sát quy mô lớn như vậy, người nghèo đã không phải ở trong những ngôi nhà ổ chuột... Còn nếu đến Mỹ còn chưa có dân chủ, nhân quyền thì đừng lên dạy đời người khác, làm vậy chỉ để người khác cười vào mặt cho mà thôi.
Trả lờiXóaMỹ không chỉ dừng lại ở xuất khẩu hàng hóa, con người mà còn xuất khẩu cả tư tưởng văn hóa, bởi khi đó giá trị Mỹ sẽ thấm dần vào VN từ từ, lâu dần thành cái thân quên tự nhiên. Thật nguy hiểm.
Trả lờiXóa