 |
Bức ảnh Em bé Napalm
|
Viễn
Phản biện bài viết: “Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm””? của tác giả Đức Hồng, đăng trên trang BBC tiếng Việt
Tác giả bút danh Đức Hồng vừa có bài viết mang tựa đề “Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalam””. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một cách nhìn khác về bức ảnh “Em bé Napalm”, một bức ảnh nổi tiếng đã được cả thế giới biết đến như là một minh chứng sống động cho tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa gây ra cho nhân dân miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cần nhắc lại rằng đây là bức ảnh được phóng viên chiến trường Nick Ut chụp vào tháng 8/1972. Khi đó ông đang tác nghiệp ở Trảng Bàng, Tây Ninh thì thấy hai chiếc hai chiếc phi cơ của quân đội Việt nam Cộng hòa lao tới và thả xuống mấy quả bom Napalm. Một lúc sau có một đám trẻ chạy túa ra, trong đó có một cô bé bị cháy hết quần áo, mảng da trên tay cháy tuột xuống, la hét "Nóng quá, giúp tôi". Cô bé đó tên là Kim Phúc. Nick Ut đã chụp lại khoảnh khắc đó. Về sau, bức ảnh được trao
Giải Pulitzer và được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới. Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất
thế kỷ 20 do
Đại học Columbia bình chọn. Bức ảnh đã làm dấy lên phong trào phản chiến mạnh mẽ trong xã hội Mỹ và góp phần tạo nên sự thay đổi chính sách của chính quyền Mỹ lúc bấy giờ trong chiến tranh Việt Nam.
Điều đó đồng nghĩa rằng bức ảnh “Em bé Napalam” mang một ý nghĩa hết sức to lớn như là một minh chứng cho sự khốc liệt và tàn nhẫn của cuộc chiến tranh mà người Mỹ phát động đối với Việt Nam. Ý nghĩa đó được cả quốc tế thừa nhận với những giải thưởng danh giá như trên đã nêu.
Ấy thế nhưng, trong một nỗ lực nhằm phủ nhận cuộc chiến của người Mỹ gây ra ở Việt Nam, biện minh cho hành động xâm lược của quân đội Mỹ và cố gắng trút hết mọi “tội lỗi chiến tranh” lên những người lính bộ đội Cụ Hồ chiến đấu bảo vệ quê hương, tác giả Đức Hồng đã cố tình đưa ra một cách nhìn và diễn giải hoàn toàn khác về bức ảnh và ý nghĩa của bức ảnh “Em bé Napalm”.
Không đồng tình với những diễn giải và cách nhìn nhận đó, Viễn tôi xin phản biện lại một vài điểm như sau:
Khi diễn giải về nguồn gốc và bình luận về bức ảnh, tác giả Hồng Đức viết:
“Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?
Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy ra và chẳng sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị làm gì”.
Có hai điểm phi lý mà tác giả Hồng Đức đã cố tình bịa đặt ra:
Điểm thứ nhất: Không có chuyện các em chạy về phía lính Việt Nam Cộng Hòa kêu cứu. Điều này được chứng minh rõ trong bức ảnh. Trong bức ảnh mà Nick Ut đã chụp, các em chạy túa ra, đầy đau đớn. Còn những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở ngay sau lưng, đi rất bình thản. Như vậy là các em chạy trước, những người lính Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở sau, cớ sao tác giả Đức Hồng lại có thể viết là các em chạy về lính Việt Nam Cộng Hòa kêu cứu.
Và từ luận điểm sai lạc đó, tác giả Hồng Đức suy diễn sang tiếp luận điểm thứ hai: Vì ngay từ đầu, người dân đã biết lính Việt Nam Cộng Hòa đến không phải để giết hại họ. Quả là một sự suy diễn đầy sai lạc. Lính Việt Nam Cộng Hòa không phải đến để giết họ vậy thì ai đã ném những quả bom Napalm xuống ngôi làng để gây nên sự đau đớn cho các em. Chẳng lẽ là “cộng sản Bắc Việt”. Không, đó chính là máy bay của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Hơn nữa, cũng không có chuyện những người lính Việt Nam Cộng Hòa sơ cứu cho Kim Phúc và đưa Kim Phúc đi chữa trị như tác giả Đức Hồng viết. Người sơ cứu và đưa Kim Phúc đi chữa trị chính là tác giả của bức ảnh, phóng viên Nick Ut. Điều này đã được chính phóng viên này kể lại trong lần trở lại Việt Nam tháng 4/2015:
“Khi ấy tôi nghĩ không còn ai trong thị xã nữa, đột nhiên sau làn khói đen có đám trẻ con chạy túa ra, Kim Phúc là một trong số đó, cô bé bị cháy hết quần áo, mảng da trên tay cháy tuột xuống, cô la hét "Nóng quá, giúp tôi". Tôi chớp lấy khoảnh khắc đó rồi chạy tới tưới hai chai nước lên lưng Kim Phúc.
Tôi nghĩ nếu mình không giúp cô bé đó sẽ chết. Khi chở cô đến bệnh viện gần đó, y tá từ chối nhận do họ không có đủ thuốc và phương tiện. Đột nhiên tôi nhớ ra mình có thẻ nhà báo, bèn rút ra và nói nếu họ không chữa thì ngày mai những hình ảnh này sẽ tràn ngập trên các báo. Thực sự tôi nghĩ Kim Phúc sẽ không qua khỏi trong bệnh viện, nhưng cô bé rất may mắn. Hiện chúng tôi có mối quan hệ rất thân thiết, Kim Phúc mỗi khi gặp đều gọi tôi là ba xưng con”.
Như vậy, tác giả Đức Hồng trong một nỗ lực nhằm biện minh cho tội ác của quân đội Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bịa ra những tình tiết hoàn toàn không có thật.
Đáng phê phán hơn, tác giả Đức Hồng còn quay sang đổ hết mọi tội lỗi cho những người lính bộ đội Cụ Hồ đang chiến đấu giải phóng quê hương:
Ông viết: “Nhìn vào bức ảnh ấy, người ta không biết rằng lỗi một phần không nhỏ là do lính Bắc Việt đã chạy vào nơi có dân đang trú ngụ không phải để bảo vệ mà gián tiếp đe dọa tính mạng của họ. Người dân nơi Kim Phúc đang sống lúc đó không hề “rên xiết dưới gót giày quân xâm lược” nên chẳng cần ai đến để cứu giúp họ. Nếu không có sự xuất hiện của người lính Cộng sản ở một nơi không đúng chỗ như thế, sự việc đáng tiếc đã không xảy ra với Kim Phúc”
Quả thực là một trò đánh tráo không thể chấp nhận. Từ tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, tác giả Đức Hồng lại quay sang đổ lỗi cho những người lính bộ đội Bắc Việt. Không thể diễn giải theo kiểu vì những người lính Bắc Việt xuất hiện ở đó để rồi những người như cô bé Kim Phúc bị “vạ lây”. Cả thế giới đều đã biết sự tàn ác của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa từ lâu với những vụ thảm sát nổi tiếng như thảm sát Mỹ Lai. Sự việc tại Trảng Bom mới chỉ là một phần rất nhỏ thể hiện tội ác đấy thôi.
Tóm lại, xuyên suốt bài viết của tác giả Đức Hồng là những luận điệu diễn giải sai lệch ý nghĩa của bức ảnh “em bé Napalm” nhằm cố gắng biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược của người Mỹ và tội ác của quân đội Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên, như những điểm mà Viễn tôi đã luận giải, phản biện thì rõ ràng không ai chấp nhận kiểu diễn giải sai lệch đó.
Không ai có thể phủ nhận, thay đổi ý nghĩa của bức ảnh “Em bé Napalm”, điều đã được cả thế giới công nhận.
“Em bé Napalm” vẫn giữ nguyên giá trị của nó.