Trường Việt
Chúng ta vẫn khẳng định và nhắc đi nhắc lại rằng tham nhũng là một nguy cơ lớn đối với đất nước. Tác hại, hậu quả của tham nhũng rất nghiêm trọng. Chính phủ và toàn dân cũng rất quyết tâm trong đấu tranh chống tham nhũng. Thế nhưng liệu rằng cuộc đấu tranh này đã đạt mục tiêu đề ra.
Xem xét cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta vừa qua tôi thấy còn có khá nhiều điểm hạn chế, tồn tại.
Nhiều cơ quan không nắm chắc quan hệ xã hội của cán bộ; chưa kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm; một số cơ quan chưa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Tính chiến đấu, dân chủ, công khai trong tự phê bình và phê bình theo phương châm “trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau” còn rất hạn chế. Kết quả tự phê bình, kiểm điểm gần như chưa được công khai theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3. Trong sinh hoạt Đảng, kể cả trong một số đại hội Đảng bộ các cấp và các hội nghị kiểm điểm, tổng kết công tác theo định kỳ của các tổ chức Đảng, nội dung về phòng chống tham nhũng ít được đề cập hoặc đề cập chưa đúng mức.
Cơ chế chất vấn trong Đảng gần như chưa được thực hiện mặc dù Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế chất vấn.
Một số biện pháp phòng chống tham những có tác dụng quan trọng được nhiều nước trên thế giới áp dụng và được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, đồng thời đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Công ước chống tham nhũng cũng chậm được triển khai. Nhiều cán bộ, Đảng viên có biểu hiện bất minh về thu nhập và mức sống nhưng chưa có quy định để xem xét, xác minh, làm rõ.
Việc triển khai thực hiện một số chủ trương, giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa nghiệm túc, hiệu quả thấp.
Công khai, dân chủ trong công tác cán bộ còn hạn chế. Những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ chưa được khắc phục. Dư luận vẫn bức xúc về tình trạng “chạy chức, chạy quyền”. Việc thi tuyển công khai một số chức danh cán bộ quản lý theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3 vẫn chỉ là cá biệt. Chủ trương cán bộ lãnh đạo, quản lý “chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm” chưa đi vào cuộc sống.
Việc kê khai tài sản, thu nhập tuy đã được thực hiện ở nhiều nơi nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn rất hạn chế, hiệu quả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các quy định hiện nay có những điểm chưa hợp lý, như: việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai rộng rãi và chưa được khai thác đầy đủ... Một nguyên nhân quan trọng khác là do Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và những tài sản có giá trị lớn.
Việc thực hiện các quy định về những điều Đảng viên không được làm cũng như việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy chế văn hóa công sở... ở nhiều nơi còn hình thức và chưa được giám sát. Số trường hợp nộp lại quà tặng ít, không phản ánh đúng thực trạng tình hình hiện nay. Tình trạng lợi dụng các dịp lễ, tết và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc để biếu xén vẫn diễn ra khá phổ biến. Những hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp chưa giảm.
Nhiều nơi chưa có quy định cụ thể về quy tắc ứng xử trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, tổ chức sinh nhật, về việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3.
Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít; Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở và chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít.
Việc xử lý các vụ án tham nhũng thiếu kiên quyết, nhiều vụ kéo dài thời hạn điều tra, xử lý; nhiều vụ có xu hướng giảm dần về tội danh, tính nghiêm trọng của tội phạm, giảm dần số bị can, bị cáo; nhiều vụ được đình chỉ, miễn xử lý hình sự; việc áp dụng những hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao.
Những hạn chế, tồn tại trên rõ ràng làm ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Mặt khác nó cũng gây tâm lý hoài nghi của nhân dân đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Thiết nghĩ để xây dựng một đất nước phát triển, một chế độ vững mạnh cần phải khẩn trương khắc phục các tồn tại trên và phải mạnh tay hơn nữa trong đấu tranh chống tham nhũng.
Đúng là vấn đề phòng và chống tham nhũng trong thời gian qua của chúng ta chưa thực sự có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp nên chúng ta phải từng bước thực hiện, không thể mong muốn ngày một ngày hai là có kết quả ngay được.
Trả lờiXóaChống tham nhũng chưa hiểu quả cũng có một phần vì dân ta còn sợ va chạm. Cán bộ thì sợ va chạm với cấp trên. Dân thì sợ va chạm với chính quyền. Chính vì thế mà nạn tham nhũng vẫn chưa diệt được tận gốc.
Trả lờiXóaThời gian vừa rồi, việc phòng chống tham nhũng có vẻ khả quan lên chút xiu. Nhưng vậy vẫn là chưa đủ. Cần mạnh tay hơn, tích cực hơn nữa. Chứ cứ để việc đã rồi mới đi xử lý thì không ổn tí nào
Trả lờiXóaTham nhũng không phải là một căn bệnh có thể chữa được trong ngày một ngày hai. Nó thực sự trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới. Làm mục ruỗng hệ thống chính chị của cả một đất nước chứ không riêng Việt NAm. Một vấn đề phức tạp nên chúng ta phải từng bước thực hiện, không thể mong muốn ngày một ngày hai là có kết quả ngay được.
Trả lờiXóaĐấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước. Nhưng không thể giải quyết nó trong ngày một ngày hai mà phải có những bước chuẩn bị và thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới. Hơn hết cần có sự ủng hộ nhiệt tình từ quần chúng nhân dân
Trả lờiXóaTrong thời gian gần đây tình hình chống tham nhũng có nhiều những khả quan và bước tiến đáng kể. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta cho rằng đã thành công. Cần mạnh tay hơn, tích cực tạo được tiếng vang, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chứ cứ để việc đã rồi mới đi xử lý thì không ổn tí nào
Trả lờiXóaKhi Đảng và nhà nước ta đã xác định được nguy cơ tiềm ẩn của tệ tham nhũng đã thẳng tay xử lý, đấu tranh với những hoạt động, hành động tham nhũng, bằng chứng là Đảng và nhà nước ta đã phát hiện và xử lý ngày càng nhiều những vụ tham nhũng của các quan chức trong Đảng và nhà nước, đang tạo được niềm tin cho nhân dân, tuy vậy cần phải thẳng tay xứ lý hơn nữa những vi phạm đó không nên xử lý nhẹ để làm gương cho kẻ khác.
Trả lờiXóacàng ngày chúng ta càng phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng đó được kể là thành công của cuộc phát động đẩy lùi nạn tham nhũng, nhưng những chế tài phạt tham nhũng của chúng ta vẫn đang còn hạn chế, vì thế chúng ta cần phải mạnh dạn xử lý nghiêm hơn nữa, phải đẩy mạnh công tác phát hiện ra để có thể đẩy lùi tệ tham nhũng ra khỏi nước ta.
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước đang hết sức quan tâm và chỉ đạo xử lý chống tham nhũng. Nhà nước ta đã xác định được nguy cơ tiềm ẩn của tệ tham nhũng đã thẳng tay xử lý, đấu tranh với những hoạt động, hành động tham nhũng, đã phát hiện và xử lý ngày càng nhiều những vụ tham nhũng của các quan chức trong Đảng và nhà nước.
Trả lờiXóaXử lý và chống tham nhũng không phải là nhiệm vụ của riêng một ai mà đó chính là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân. Chúng ta cùng phải đoàn kết thẳng thắn đưa ra những yếu kém sai sót trong khâu quản lý để phát hiện, sửa đổi và xử lý nghiêm minh những vụ án tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy.
Trả lờiXóaCần phải có những cái nhìn thẳng thắn, phê bình và tự phê bình nghiêm túc, và có những sự tiếp thu ý kiến rút kinh nghiệm để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày càng phát huy hiệu quả. Cần phải thẳng tay xứ lý hơn nữa những vi phạm đó không nên xử lý nhẹ để làm gương cho những người khác.
Trả lờiXóaviền iphone 7
Trả lờiXóa