Viễn
Tổng thống Mỹ Obama vừa quyết định gửi thêm 1500 binh sỹ Mỹ sang Iraq để hỗ trợ cuộc chiến chống lại lực lượng phiến quân Hồi giáo IS. Mới nghe qua nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước quyết định này bởi cách đây không lâu khi tuyên bố về chiến lược chống IS tổng thống Obama đã nói công khai rằng Mỹ sẽ không sử dụng bộ binh mà chỉ sử dụng không quân đễ hỗ trợ làm suy yếu IS. Phải chăng đây là sự thay đổi chính sách của ông?
Tuy nhiên Lầu Năm Góc đã ngay lập tức giải thích rằng số binh sỹ Mỹ này chỉ đóng vai trò cố vấn và huấn luyện cho quân đội Iraq.
Quyết định của ông Obama được đưa ra để đáp lại thỉnh cầu từ chính phủ Iraq, Lầu Năm Góc cho biết thêm.
1.500 binh sỹ này sẽ phối hợp với hàng trăm cố vấn quân sự của Hoa Kỳ đang có mặt tại Iraq. Trong một thông cáo, Lầu Năm Góc nói lực lượng này sẽ giúp thiết lập nhiều điểm tập huấn cho chín quân đoàn của Iraq và ba lữ đoàn Peshmerga của người Kurd.
Ngoài ra quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ lập "hai trung tâm cố vấn và hỗ trợ chiến dịch" bên ngoài thủ đô Baghdad và ở thành phố Irbil nằm ở phía bắc nhằm tăng cường sức mạnh trong cuộc chiến chống IS.
Người phát ngôn Nhà Trắng, ông Josh Earnest nói với báo giới rằng "Các binh sỹ Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu, nhưng họ sẽ hỗ trợ cho lực lượng an ninh của Iraq trong các cuộc phản công" nhằm vào IS.
Cùng với việc gửi thêm quân Mỹ vẫn sẽ tiếp tục duy trì các cuộc không kích nhằm vào IS.
Tuy nhiên liệu rằng cuộc chiến chống IS của Mỹ có thành công? Liệu rằng những quyết định của tổng thống Obama có giúp cuộc chiến chống IS giành được những thắng lợi cơ bản.
Vấn đề đặt ra là người ta vẫn thấy Mỹ có quá nhiều toan tính trong cuộc chiến chống IS này. Và nhiều câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thực tâm muốn tiêu diệt IS không hay chỉ muốn lợi dụng lý do chống IS để trục lợi chính trị.
Trong khi IS hoạt động mạnh tại cả Iraq và Syria thì Mỹ chỉ hợp tác với Iraq còn Syria thì Mỹ phớt lờ chính quyền hợp pháp, chỉ dùng máy bay không kích.
Một khi Mỹ vẫn muốn lật đổ ông Assad, vẫn muốn lợi dụng cuộc chiến chống IS thì khả năng thành công của cuộc chiến là rất thấp.
Chúng ta theo dõi bài viết và hiểu rằng cuộc chiến chống IS của nước Mỹ thật chất là hành động vì lợi ích của chính cường quốc này. Nhưng cuộc chiến này đang ngày càng vượt tầm kiểm soát của chính người tạo ra nó. IS ngày càng nguy hiểm và tàn bạo hơn và việc chính phủ Mỹ tăng cường quân tới đây là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với một liên minh lỏng lẻo và nhiều mưu đồ tham gia đấu tranh với khủng bố quốc tế như vậy chắc sẽ lâu nữa IS mới có thể suy sụp!
Trả lờiXóaai cũng biết được cái âm mưu của mỹ khi đem quân đánh nhà nước hồi giáo IS nó như thế nào rồi.vậy nên cũng chẳng có ai mà hi vọng vào một kết cục tốt đẹp ở đây cả.is đang ngày càng ngang ngược và tàn bạo hơn.thế nên cần phải nhanh chóng có cách ứng phó với chúng để tránh hậu họa sau này.
Trả lờiXóamỹ lúc nào cũng dùng chiêu trò can thiệp vào các nước khác của mình để phục vụ cho mưu đồ chính trị.như thế thì ai mà có thể chấp nhận được chứ,tuy nhiên nếu như mỹ vẫn giữ cái thái độ đó thì chắc chắn rằng cuộc chiến chống lại IS của mỹ và phương tây chẳng bao giờ có hồi kết cả.
Trả lờiXóasự thật đằng sau chuyện cuộc chiến chống lại nhà nước hồi giáo của mỹ và các nước phương tây đồng minh thì chẳng cần phải nói đấu xa, liệu rằng nó có thành không hay không đúng điều đó đang đặt ra một dấu hỏi chấm lớn cho thế giới, chỉ cần nhìn vào quá khứ và thực tại của nhiều cuộc chiến mỹ tiến hành thì biết điều đó là thế nào, dốt cuộc cái đích cuối cùng của mỹ hăng hái tham gia cuộc chiến đó là lợi ích của mỹ và những toan tính chính trị của mỹ mà thôi.
Trả lờiXóaKhi thấy mỹ quyết tâm thực hiện hay đang thực hiện một cuộc công kích dùng vũ lực thì chúng ta không nên nghĩ đơn thuần đó là một cuộc công kích để tiêu diệt khủng bố. mà chúng ta nên phải nhìn từ nhiều khía cạnh để thấy rõ được bản chất trong các chính sách chiến dịch của mỹ, cuộc chiến chống IS tôi nghĩ không đơn giản là chỉ để tiêu diệt IS mà còn nhiều động cơ khác, chỉ cần nhìn vào lịch sử cuộc chiến iraq là đủ biết được như thế nào.
Trả lờiXóaKhông biết ông bạn Mỹ này gửi 1500 quân tới Iraq có phải nhằm mục đích giúp nhà nước Iraq chống IS không nữa hay là chỉ mang tính hình thức để rồi đem những thiết bị quân sự và những cố vấn vào để giúp IS kháng chiến không nữa.
Trả lờiXóabàn phím laser
Trả lờiXóa