Viễn
Cả thế giới đang hết sức bàng hoàng trước vụ việc nhà báo Mỹ James Foley bị phiến quân IS giết hại. Một cuộc hành hình hết sức dã man nói lên sự tàn bạo của những phiến quân IS. Đây tiếp tục là một minh chứng cho những tội ác man rợ mà phiến quân IS đã và đang gây ra tại khu vực Trung Đông. Đã mấy tháng trôi qua từ khi phiến quân Hồi giáo IS nổi lên, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng ở Iraq và thách thức Nhà nước Iraq, thách thức Mỹ và rộng hơn là thách thức cả thế giới.
Đã đến lúc giới quan sát đặt câu hỏi: Hiện tượng phiến quân IS từ đâu mà ra và nó nói lên điều gì?
Rõ ràng sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự nảy sinh của phiến quân Hồi giáo IS có nguyên nhân từ yếu tố tôn giáo. Phiến quân Hồi giáo IS xuất thân từ các phần tử cực đoan trong Hồi giáo dòng Sunni, vốn được coi là dòng Hồi giao đối lập với dòng Shia. Gần hơn phiến quân IS vốn được tách ra từ tổ chức khủng bố al-Qaeda vào đầu năm 2014.
Vấn đề tôn giáo luôn luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất là lại ở trong các nước đa tôn giáo, đa sắc tộc như các nước thuộc khu vực Trung Đông điển hình là Iraq và Syria. Và nếu vấn đề tôn giáo đó không được chính phủ nước sở tại giải quyết một cách hợp lý, nhất là lại có chất xúc tác là sự can thiệp, tác động của các yếu tố bên ngoài thì nó sẽ bùng lên dữ dội.
Tại sao lúc này phiến quân Hồi giáo IS lại nổi lên mạnh mẽ như vậy, mạnh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Trả lời câu hỏi này lại phải quay về bối cảnh đất nước Iraq. Nếu như Mỹ không tấn công Iraq vào năm 2003, tiêu diệt ông Saddam Hussen thì chưa chắc Iraq đã rơi vào tình thế bất ổn liên tiếp kéo dài để rồi tạo điều kiện thuận lợi cho phiến quân nổi dậy. Chính phủ mới do Mỹ lập ra tại Iraq đã quá yếu ớt và non kém trong quản lý, điều hành đất nước khiến cho đất nước này luôn rơi vào trạng thái bất ổn và tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các phần tử khủng bố tồn tại phát triển.
Rõ ràng tình hình tại Iraq hiện nay có quan hệ hết sức chặt chẽ với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mỹ với quan điểm dựa trên sức mạnh và chính sách hiếu chiến cho rằng với sức mạnh của mình, họ có thể tận diệt được chủ nghĩa khủng bố. Nhưng không họ đã lầm. Chính chính sách diều hâu cực đoan của họ đã lại làm cho chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Alqaeda và giờ đây là IS là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Và không chỉ Iraq. Sự nổi dậy của phiến quân IS còn có ở Syria, một đất nước mà cũng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Mỹ và phương tây cứ nhất quyết ủng hộ lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của ông Assad. Chính cuộc nội chiến giữa chính phủ của ông Assad với quân nổi dậy đã khiến đất nước này hỗn loạn và tạo cơ hội cho phiến quân IS hoành hành
.
Rõ ràng phiến quân IS đang đặt ra một thách thức mới vô cùng lớn cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Thậm chí cuộc chiến này còn cam go hơn cuộc chiến chống lại Alqaed.
Có lẽ người Mỹ cần phải bình tĩnh lại và tự hỏi: Phải chăng mình đang “tự bôi mỡ vào người cho kiến nó cắn”. Phải chăng chính sách hiếu chiến, bạo lực của mình lại là nguyên nhân, điều kiện đẻ ra khủng bố.
Nói gì thì nói: Mỹ vẫn phải tiếp tục đi đầu trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là vì Mỹ đã “há miệng mắc quai” và phạm vào luật nhân quả.
cũng thật khó hiểu phải không khi mà những việc làm này đều do My hiếu chiến vu cáo mà chiến đấu lật đổ đất nước Iraq điều quang trọng là họ lợi dụng để chống độc tài những nước có một đảng hoặc là một người nắm nhiều quyền lực, tôi chỉ là người việt nhưng mà không hiểu nổi được quan thầy mỹ đang cho đất nước họ gì bao năm qua nào là các chính sách hỗ trợ nhân đạo thì thằng mỹ đã có chưa mà trong khi đó thằng nga đã có và viện trợ cho UKRAIna rồi đó
Trả lờiXóavà tôi cũng kiệt liệt lên án cách hành xử vô nhân đạo này của phiến quân hồi giáo, việc chính trị cho dù gì đi chăng nữa cũng không nên hành xử kiểu mất hết nhân tính thế này việc nhà báo Mỹ James Foley bị phiến quân IS giết hại là một điều hết sức tai hại, nó đã đánh mạnh vào việc nhân quyền, khi những người làm báo đó họ muốn ghi lại những thông tin trung thực nhất thì họ phải đánh đổi bằng tính mạng,
Xóaphiến quân đó là do quản lí kém và chính phủ do thằng Mỹ dựng lên hoàn toàn không khác gì VNCH là một chính phủ bù nhìn quản lí kém đối với một đất nước đa tôn giáo đa sắc tộc, tương tự như VN thì cũng như thế chỉ là kinh tế chưa đu nên chưa có điều kiện để cho những đối tượng gây rối bạo loạn chia rẽ tôn giáo, chính sách đoàn kết tôn giáo của đất nước ta hoàn toàn hợp lí đảm bảo những quyền cơ bản của con người, tránh được việc lợi dụng tôn giáo làm thần quyền để gây rối lật đổ
Trả lờiXóaviệc nhà báo Mỹ James Foley bị phiến quân IS giết hại là một điều hết sức tai hại, nó đã đánh mạnh vào việc nhân quyền, khi những người làm báo đó họ muốn ghi lại những thông tin trung thực nhất thì họ phải đánh đổi bằng tính mạng, chưa kể cách xử tử của phiến quân hồi giáo là quá tàn bạo, điều này cần phải lên án, cần phải bảo vệ con người trước những hành động như thế này
Trả lờiXóanhà báo Mỹ James Foley bị phiến quân IS giết hại đang gây chấn động lớn trên thế giới, cái chấn động đầu tiên đó là cách hành xử quá là tàn bạo và nhẫn tâm của phiếu quân hồi giáo, nó đã làm cho con người ta phải khiếp sợ với phiếu quân này, không biết khi mà phiến quân này lên nắm quyền thì họ sẽ có những hành xử tàn bạo nào với người dân nữa không
Trả lờiXóađầu tiên là than phục trước lòng quả cảm của nhà báo James Foley, anh đã dũng cảm để mang đến những gì đúng nhất chân thực nhất cho thế giới thấy và giờ đây anh phải đổi bằng tính mạng, và tôi cũng kiệt liệt lên án cách hành xử vô nhân đạo này của phiến quân hồi giáo, việc chính trị cho dù gì đi chăng nữa cũng không nên hành xử kiểu mất hết nhân tính thế này
Trả lờiXóanhà báo chiến tranh thường phải chịu những rủi ro như thế này nhưng tôi nghĩ chưa có một tiền lệ nào về cách hành xử vô cùng phi nhân tính giống như cách phiến quân hồi giáo đã làm, hành động này của họ không chỉ gây nên làn sống phản đối họ trên thế giới mà còn làm cho người dân ở đó sẽ vô cùng khiếp sợ trước hành động man rợ đó của họ
Trả lờiXóaphiến quân hồi giáo là một thành phần do chính Mỹ tạo ra chính con đường chống khủng bố từ xa của Mỹ đã dựng lên bọn này chính cái này đã làm rấy lên làn sóng chống Mỹ, sao họ không nghe tổng thống nga phát biểu chiến tranh chỉ làm sinh thêm chiến tranh mà thôi, chỉ có hòa bình ngoại giao mới có thể giải quyết được hòa bình chỉ có ngoại giao đàm phám một cách hòa bình mới giải quyết được vấn đế, họ nghĩ chiến tranh thời hiện đại mà chỉ dùng chiến thì quá tàn ác
Trả lờiXóaChính chính sách cực đoan đã lại làm cho chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. MỸ đã sai lầm trong cách giải quyết chiến sự ở vùng đa tôn giáo, đa sắc tộc này. Nếu vấn đề tôn giáo không được giải quyết ổn thỏa thì thế giới sẽ vẫn phải rùng mình bởi những hành động quá kích, tàn bạo của phiến quân Hồi giáo cũng như những cuộc bạo loạn, khủng bố kinh hoàng.
Trả lờiXóaChính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng phải thừa nhận đây là một tổ chức khủng bố “được tổ chức tốt và có nguồn tài chính dồi dào hơn mọi tổ chức khủng bố đã biết”. Ông Chuck Hagel nhận định: “Chúng không chỉ là một tổ chức khủng bố thông thường. tàn bạo của phiến quân Hồi giáo cũng như những cuộc bạo loạn, khủng bố kinh hoàng.
Xóavì sao mà nôi loạn phải xuất phát từ chính Mỹ chỉ vì sự phòng thủ từ xa của mỹ mà đã dựng lên những sự việc như ngày hôm nay thay vì hòa giải dân tộc tôn giáo cho nước họ thì Mỹ lại đem đến chiến tranh đổ máu, có lẽ những sự việc phản đối phản kháng này có lẽ là tại Mỹ đã quá khoe khoang ngông cuồng vũ khí để vu cáo giết người cũng như chỉ vì lật đổ chính quyền các nước mà tạo ra làn sóng biểu tình bạo loạn lật đổ, âm mưu đánh phá của Mỹ làm gì được quốc tê ủng hộ
Trả lờiXóaĐược thành lập để nhằm chống lại lực lượng chính phủ tại Iraq và Syria có xu hướng thân Mỹ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo là một trong những nhóm thánh chiến nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, sau khi kiểm soát các khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq. Theo đuổi một dạng cực đoan của Hồi giáo dòng Sunni, IS đã ngược đãi những người không phải đạo Hồi, như người Yazidi, người Cơ Đốc giáo, người Hồi giáo dòng Shiite.
Trả lờiXóaSau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo đăng tải đoạn băng video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, lần đầu tiên Lầu Năm Góc thừa nhận Nhà nước Hồi giáo đã trở thành nguy cơ khủng bố đáng lo ngại hơn cả tổ chức khủng bố Al Qaeda. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng phải thừa nhận đây là một tổ chức khủng bố “được tổ chức tốt và có nguồn tài chính dồi dào hơn mọi tổ chức khủng bố đã biết”. Ông Chuck Hagel nhận định: “Chúng không chỉ là một tổ chức khủng bố thông thường. Chúng biết kết hợp tư tưởng với kiến thức quân sự, chiến thuật và chiến lược”.
Trả lờiXóaBan đầu, tổ chức Nhà nước Hồi giáo chỉ là một nhóm Hồi giáo thánh chiến nhỏ, chẳng có mấy tiếng tăm. Khi nội chiến Syria nổ ra, tổ chức này bắt đầu được biết đến nhiều hơn với khẩu hiệu “thống nhất Sunni khắp thế giới” và “chống lại chính quyền” Shia tại cả Syria lẫn Iraq. Thời kỳ đầu, tổ chức Nhà nước Hồi giáo phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ các cá nhân giàu có tại các quốc gia Ả-rập và Vùng Vịnh, đặc biệt là Arập Xêút, Qatar và Kuwait vốn ủng hộ cuộc chiến chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Trả lờiXóaChủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey nhận định nếu Nhà nước Hồi giáo bành trướng ra toàn khu vực, Trung Đông sẽ thay đổi sâu sắc và tạo ra môi trường đe dọa an ninh Mỹ. Rõ ràng với gì mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành buộc thế giới và cả người Mỹ phải nhìn nhận về tổ chức này với một con mắt khác, một con mắt dè chừng và e ngại.
Trả lờiXóaCó lẽ người Mỹ cần phải bình tĩnh lại và tự hỏi: Phải chăng mình đang “tự bôi mỡ vào người cho kiến nó cắn”.Sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo đăng tải đoạn băng video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, lần đầu tiên Lầu Năm Góc thừa nhận Nhà nước Hồi giáo đã trở thành nguy cơ khủng bố đáng lo ngại hơn cả tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Trả lờiXóachính Mĩ đã đứng sau lật đổ các chính phủ ở Lybia hay iraq , để lập nên chính phủ thân Mĩ nhằm đem lại lợi ích cho Mĩ , nhưng cũng chính là tạo điều kiện để thúc đẩy phong trào khủng bỗ của các phần tử hồi giáo cực đoan phát triển mạnh như IS hiện nay ,
Trả lờiXóaVấn đề tôn giáo luôn luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất là lại ở trong các nước đa tôn giáo, đa sắc tộc như các nước thuộc khu vực Trung Đông điển hình là Iraq và Syria. Và nếu vấn đề tôn giáo đó không được chính phủ nước sở tại giải quyết một cách hợp lý, nhất là lại có chất xúc tác là sự can thiệp, tác động của các yếu tố bên ngoài thì nó sẽ bùng lên dữ dội.
Trả lờiXóaRõ ràng tình hình tại Iraq hiện nay có quan hệ hết sức chặt chẽ với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mỹ với quan điểm dựa trên sức mạnh và chính sách hiếu chiến cho rằng với sức mạnh của mình, họ có thể tận diệt được chủ nghĩa khủng bố. Nhưng không họ đã lầm. Chính chính sách diều hâu cực đoan của họ đã lại làm cho chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Alqaeda và giờ đây là IS là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Trả lờiXóa