Viễn
Liên quan tới câu chuyện Sở giao thông vân tải Hà Nội chủ trương cấp đổi phù hiệu cho các xe taxi đăng kí hoạt động tại thủ đô vẫn đang là câu chuyện nóng hổi. Đã có nhiều ý kiến bình luận khá gay gắt liên quan tới chủ trương này, cho rằng đây là chủ trương mang tính cục bộ địa phương nặng của Hà Nội, là Hà Nội “ngăn sông cấm chợ” đối với các xe taxi ngoại tỉnh, là tiệt đường sống của xe taxi ngoại tỉnh, là sự lãng phí nhân lực, vật lực… Sự thực có phải như vậy.
Thật ra thì khi mỗi một chủ trương ban ra bao giờ nó cũng sẽ nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau, khen có, chê có nhất là với các chủ trương xã hội động chạm nhiều tới lợi ích của một bộ phận xã hội nào đó. Vấn đề đặt ra là là cần phải tìm hiểu xem mục đích thật sự của chủ trương đó là gì và với chủ trương đó thì mặt lợi nhiều hơn hay mặt hại nhiều hơn.
Sở giao thông vận tải Hà Nội khẳng định đây là chủ trương đúng. Bởi theo họ đây là cách để quản lý tốt hơn hoạt động của các hãng taxi trên địa bàn. Xuất phát từ vị trí thủ đô do đó địa bàn Hà Nội là địa bàn khá phức tạp, có nhiều hãng taxi cùng hoạt động và không chỉ là các hãng taxi đăng ký hoạt động ở Hà Nội mà còn các hãng taxi ngoại tỉnh khác cũng có lúc về đây hoạt động. Điều này nó tạo ra một sự lộn xộn và gây cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khi có các vụ việc vi phạm xảy ra các cơ quan chức năng rất khó xác định chiếc xe taxi đó của hãng nào, đăng ký hoạt động tại thủ đô hay taxi ngoại tỉnh.
Còn nhớ cách đây không lâu một xe taxi ngoại tỉnh khi chở hai du khách nước ngoài vào địa bàn Hà Nội đã tính giá cước cao gấp 9 lần. Khi hai du khách này trình báo các cơ quan chức năng, cơ quan chức năng đã rất khó khăn trong việc xác định chính xác chiếc xe taxi vi phạm bởi đó là taxi ngoại tỉnh. Vụ việc này cũng đã khiến dư luận hết sức quan tâm và làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của Việt Nam, gây ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch của Việt Nam.
Như vậy mục đích chính của chủ trương này là để quản lý tốt hơn hoạt động của các hãng taxi, vì quyền lợi người tiêu dùng và vì bộ mặt của thủ đô. Hà Nội là thủ đô của cả nước, đang phấn đấu trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất do đó không thể có những chuyện làm ăn theo kiểu “lem nhem”, “chụp giật” được. Hà Nội không có ý định “ngăn sông cấm chợ” đối với các xe taxi ngoại tỉnh mà chỉ mong muốn xe taxi ngoại tỉnh vào Hà Nội hoạt động phải nghiêm chỉnh thôi.
Và với mục đích như vậy thì việc cấp đổi phù hiệu taxi cho thống nhất của Sở giao thông vận tải Hà Nội là việc nên làm chứ.
Chúng ta không nên vội vàng quy kết, chụp mũ, suy diễn mà hãy tìm hiểu thật kỹ mục đích của các chủ trương, chính sách ban ra trước lúc “phán”.
Với sự phát triển rất nhanh của xã hội ngày nay, nhu cầu đi lại của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó thì một loại hình vận tải hành khách xuất hiện, đem lại rất nhiều tiện lợi cho người sử dụng như: phục vụ nhanh, chủ động về lộ trình,… Tuy nhiên, mấy năm gần đây, các hãng taxi rầm rộ mở rộng cả về quy mô và số lượng, gây nhiều khó khăn cho các đơn vị quản lý. Chưa kể đến việc các hãng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách, tự phân chia khu vực, địa bàn hoạt động,… Do đó, việc tăng cường quản lý đối với hoạt động chở khách của các hãng taxi là rất cần thiết trong tình hình hiện nay nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.
Trả lờiXóaTP Hà Nội đang tiến hành thay thế phù hiệu “xe taxi” thành “xe taxi Hà Nội” đối với các hãng taxi đăng ký kinh doanh vận tải trên địa bàn thủ đô và mới có quy định “cấm xe taxi ngoại tỉnh đón khách trong Hà Nội”. Vậy chẳng lẽ taxi ngoại tỉnh đưa khách lên thủ đô, nếu có khách muốn về cùng chiều thì cũng không được đón sao? Đấy mới chỉ là một ví dụ. Hoặc có quy định cấm taxi ngoại tỉnh đón khách trong Hà Nội thì liệu có quy định cấm taxi Hà Nội đón khách ở các tỉnh không?
Trả lờiXóaCó thể thấy đây là một loại quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động của các hãng taxi hiện nay. Với sự ra đời ngày càng nhiều hãng xe thì việc ban hành quy định để quản lý hoạt động của loại hình chuyên trở này là rất cần thiết. Việc đổi phù hiệu “xe taxi” thành “Taxi Hà Nội” là đúng nhưng việc cấm xe ngoại tỉnh đón khách trong Hà Nội là sai. Cần phải cân nhắc, tính toán mặt hợp lý của nó, không phải để thuận lợi cho việc quản lý mà ban hành những quy định vô lý.
Trả lờiXóaPhải rút kinh nghiệm từ những lần ban hành một số quy định không hợp lý trước đây, mà nguyên nhân là do chưa tính hết các khả năng có thể xảy ra. Tránh để xảy ra tình trạng ban hành rồi nhưng không thực hiện được như: “cấm bán rượu bia sau 22h”, “cấm hút thuốc lá nơi công cộng”,… Nếu không tính toán kỹ lưỡng chắc chắn sẽ gặp phải sự phản ứng của nhân dân cũng như những cá nhân, tổ chức trực tiếp liên quan đến quy định này.
Trả lờiXóa