Trong một bài viết gửi tờ Telegraph của Anh, ông Rasmussen đã kêu gọi Anh và các đồng minh NATO chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng trong bối cảnh Nga đang cố gắng "chia rẽ" châu Âu.
"Tất cả các đồng minh cần đầu tư mọi nguồn lực cần thiết vào các khả năng đúng đắn", ông Rasmussen viết. "Điều đó có nghĩa là cần các trang thiết bị hiện đại, huấn luyện cao độ cho các lực lượng của chúng ta và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đồng minh NATO và các đối tác của chúng ta. Tôi biết đây là vấn đề thách thức trong hoàn cảnh kinh tế hiện thời, nhưng bối cảnh an ninh đang khiến điều đó trở nên rất quan trọng".
"Về lâu dài, sự thiếu an ninh có thể tốn kém hơn là đầu như ngay bây giờ, và chúng ta có nghĩa vụ phải làm điều đó đối với các lực lượng và rộng hơn là cả khu vực của chúng ta", ông Rasmussen viết.
Gánh nặng chi tiêu của 28 thành viên NATO ngày càng đổ vào một quốc gia là Mỹ. Năm ngoái, Mỹ chiếm 72% trong chi tiêu quốc phòng của NATO, tăng so với mức 59% của năm 1995.
Điều này phản ánh các khoản cắt giảm trong ngân sách quân sự trên khắp châu Âu. Trong số 25 thành viên của NATO tại châu Âu, chỉ có Anh, Hy Lạp, Estonia đáp ứng mục tiêu chi ít nhất 2% tổng thu nhập quốc gia cho ngân sách quốc phòng trong năm ngoái. Con số trung bình chỉ là 1,3%. Trong khi đó, Mỹ chi 4,4% thu nhập quốc gia cho quốc phòng.
Các quan chức quân đội cấp cao đã nhiều lần cảnh báo về ảnh hưởng từ các khoản cắt giảm quốc phòng của Anh. Ông Lord Dannatt, một cựu chỉ huy quân đội, đã hối thúc chính phủ Anh duy trì 3.000 quân Anh tại Đức để đối phó với việc Nga sáp nhập Crimea.
Các phương tiện bọc thép của Nga tại Crimea.
Đối phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, NATO đã triển khai các máy bay chiến đấu để bảo vệ 3 thành viên có nguy cơ bị đe dọa nhất là Estonia, Latvia và Lithuania, tất cả đều có biên giới với Nga. Ngoài ra, các máy bay cảnh báo sớm cũng được điều động để tuần tra bầu trời Ba Lan và Romania.
Tuy nhiên, Ba Lan muốn triển khai lâu dài các lực lượng NATO trên lãnh thổ nước này khi chính thức yêu cầu 2 lữ đoàn bộ binh bọc thép gồm 10.000 binh sĩ. Chưa rõ liệu yêu cầu này có được chấp thuận hay không.
Ông Rasmussen viết: "Phương châm của chúng tôi không thay đổi: tất cả vì một người, một người vì mọi người. Sự đoàn kết là sức mạnh của chúng ta".
Tổng thư ký NATO cũng lên tiếng chỉ trích Nga về các hành động tại Ukraine. "Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước đi tiếp theo, trong đó có các kế hoạch phòng thủ hiện đại hóa, tăng cường huấn luyện và diễn tập và các cuộc triển khai phù hợp".
Theo ông Rasmussen, việc Nga sáp nhập Crimea cho thấy Kremlin "đang cố gắng quay ngược thời gian và chia rẽ châu Âu thành các khu vực ảnh hưởng mới". "Chúng ta phải bênh vực cho các giá trị, mà dựa vào đó chúng ta xây dựng một châu Âu mới và tốt đẹp hơn, và vì các quy tắc quốc tế giúp thúc đẩy sự thịnh vượng", ông viết.
Ông Rasmussen, một cựu thủ tướng Đan Mạch, đã trở thành tổng thư ký của NATO vào năm 2009. Khi được thành lập vào giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh vào năm 1949, NATO có 12 thành viên. Sau 2 thập niên mở rộng, NATO giờ đây bao gồm 28 quốc gia thành viên.
Nga luôn xem sự mở rộng của NATO tới các quốc gia vốn là những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là mối đe dọa an ninh đối với nước này.
Theo Dân trí
căng co rồi đây,kiểu này không bên nào nhường bên nào lại có chiến tranh lạnh xảy ra đây mà,thế mới biết là cuộc đối đầu ở thời bình nó cũng khốc liệt và cam go tuy rằng không hề có một viên đạn nhưng cũng tồn tại đầy mưu mô và âm mưu.Việt Nam các nước khác luôn phải chịu liên đới bởi sự cạnh tranh của các nước lớn,không biết sóng gió này chúng ta vượt qua thế nào được
Trả lờiXóaNga giờ đang ở thế yếu toàn tập. Chỉ sợ lần này kinh tế của nước Nga tụt dốc thê thảm do chịu sự trừng phạt và cấm vận của các nước trong NATO. Mong sao Nga sẽ trụ vững và trở lại với vị trí của 1 siêu cường như trước kia.
Trả lờiXóaMỹ và phương Tây đang hân hoan trước việc đã lật đổ được chính phủ thân Nga và dựng lên 1 chính phủ mới ở Ukraina-1 nước vốn được coi là đồng minh và láng giềng thân cận nhất của Nga. Thế nhưng Nga đã trả đũa bằng vụ Crimea quá hay và quá thuyết phục khiến cho Mỹ và các nước Phương tây quá bất ngờ. Bây giờ là lúc họ muốn gỡ gạc lại thể diện của mình trước các nước đã và đang muốn.
Trả lờiXóaNga là nước cầm đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó Nga luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa tư ban, Điều mà nato quyết tâm đối đầu với nga chỉ là việc công bố ra thôi. chứ thực ra lâu nay đã luôn như vậy rồi.
Trả lờiXóaĐây có thể là một hành động,một cách xử sự có thể thay đổi cục diện thế giới,bởi vì đây là 2 thế lực và nó như một sự ràng buộc của thế giới,việc cạnh tranh của 2 thế cực này duy trì sự bình ổn của thế giới.Và cái gai trong mắt của Nato vẫn luôn là Nga,Chắc chắn là Nato sẽ quyết tâm đối đầu với Nga trong những hành động tiếp theo.
Trả lờiXóaVừa rồi cố vấn Nato có nói rằng Nga chưa bao giờ thuộc về phương Tây cả, và đúng vậy, Nga mãi là Nga, Nga là một đế chế từ xưa tới nay và ước vọng khôi phục đế chế đó đối với ông Putin chưa bao giờ cháy bỏng như ngày hôm nay. Vì vậy người Mỹ và Tây Âu muốn hay không thì cũng phải đối mặt với một nước Nga của thế kỷ 21 khác xưa, khác với một nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Vì vậy có thể nói rằng sức mạnh của Nga đã trỗi dậy và trong những năm tới Nato sẽ biết phải làm thế nào trước một con gấu Nga đang hồi tỉnh.
Trả lờiXóaÝ cuả Nato là muốn áp sát vào vùng đệm của Nga để dần dần gia tăng sức ép lên Nga, tạo thế răn đe lên Nga, nhưng không ngờ rằng họ đã đánh giá một cách quá sai lầm về khả năng của người Nga. Người Nga không bao giờ đơn giản như là họ nghĩ. Người Nga đã hơn cả thập kỷ chìm trong nợ nần, khủng hoảng nhưng Mỹ và phương Tây không thể bóp chết được thì chắc chắn một điều rằng họ cũng không thể bóp chết được ngày hôm nay. Tốt nhất là Mỹ và phương Tây nên nhìn nhận lại.
Trả lờiXóaDưới thời ông Putin thì các chính sách của Nga đã khác, rõ ràng là ông Putin đã làm rất tốt vai trò lãnh đạo của ông ta. Và ước muốn của ông Putin là khôi phục lại đế chế Nga hùng mạnh, nhưng theo bản thân tôi thì điều đó rất khó, bởi lợi ích thời thế không dễ như ông ta nghĩ. Nhưng Nato cũng đã quá ảo tưởng về Nga, họ nghĩ rằng có thể ăn tươi nuốt sống, kìm hãm được Nga. Nhưng giờ thì họ đã vỡ mộng. Mọi thứ chưa hẳn đã nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Trả lờiXóathế mới biết là cuộc đối đầu ở thời bình nó cũng khốc liệt và cam go tuy rằng không hề có một viên đạn nhưng cũng tồn tại đầy mưu mô và âm mưu Vì vậy người Mỹ và Tây Âu muốn hay không thì cũng phải đối mặt với một nước Nga của thế kỷ 21 khác xưa, khác với một nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Vì vậy có thể nói rằng sức mạnh của Nga đã trỗi dậy
Trả lờiXóamột viên đạn nhưng cũng tồn tại đầy mưu mô và âm mưu.Việt Nam các nước khác luôn phải chịu liên đới bởi sự cạnh tranh của các nước lớn,Nato là muốn áp sát vào vùng đệm của Nga để dần dần gia tăng sức ép lên Nga, tạo thế răn đe lên Nga, nhưng không ngờ rằng họ đã đánh giá một cách quá sai lầm về khả năng của người Nga
Trả lờiXóaĐúng là bộ máy quân sự Nato đang lấy oán báo ơn mà. Có ai còn nhớ vào năm 2001, tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng sẽ cùng Mỹ và Nato chống lại chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông. Ấy vậy cơ mà Nato bây giờ lại trở mặt với Nga như vậy đấy!
Trả lờiXóaViệc làm của Nato bây giờ chẳng khác gì đang chống lại sự trợ giúp của Nga đối với Ukraina. Đúng là Mỹ và các nước tư bản Tây Âu đang ép gấu Nga vào con đường cùng phải sử dụng móng vuốt của mình đây mà. Mà nói thật, không có quân của Nga Hoàng giúp đỡ thì Ukraina có mà bị Hitler cho diệt chủng từ lâu rồi.
Trả lờiXóa