Viễn
Ai cũng biết liên quan tới tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông, Philippin đã làm hồ sơ gửi lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển để kiện Trung Quốc.
Vào tháng 1/2013, Philippines đã nộp đơn lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển tại La Hay, Hà Lan, yêu cầu xem xét việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông.
Đến tháng 3/2014, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên đúng như dự đoán, Trung Quốc đã khước từ thẳng thừng phiên tòa này.
Ngày 7/12, Trung Quốc ra tuyên bố văn kiện về lập trường của nước này, kiên quyết không tham gia vụ kiện về tranh chấp Biển Đông và phê bình gay gắt việc Philippines đệ trình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông lên Tòa án Quốc tế. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Theo quy định nếu Trung Quốc không tham gia phiên tòa, Tòa án cũng chẳng làm được gì Trung Quốc.
Trung Quốc biết rõ điều đó nên chơi bài cùn.
Cũng đã nhiều lần Trung Quốc muốn giải quyết tay đôi với Philippin chứ không muốn đưa vấn đề ra Tòa trọng tài liên hợp quốc.
Quan điểm của Trung Quốc là chỉ muốn giải quyết song phương để dễ ép chứ không đa phương.
Rõ ràng vụ kiện này chắc cũng chẳng đi đến đâu.
Tuy nhiên nếu là người Việt Nam tỉnh táo thì chúng ta lại phải hết sức khôn khéo trong ứng xử vấn đề này.
Chúng ta phải dự tính được liệu rằng vụ kiện này có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Việt Nam ở trên biển Đông không?
Có một số ý kiến cho rằng tại sao Việt Nam ta không ra tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ Philippin kiện Trung Quốc.
Chuyện không hề dễ dàng mà phải xem xét cẩn trọng bởi biết đâu vụ kiện đó lại ảnh hưởng tới lợi ích của Việt Nam thì sao
Cả Việt Nam, Trung Quốc và Philippin đều là những bên có liên quan nhất định trong biển Đông.
Hành động không thể nóng vội vì chúng ta luôn phải tính tới lợi ích quốc gia.
Quan điểm nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Vụ kiện của Philippin là đặt trong quan hệ với Trung Quốc nhưng cũng không được gây tổn hại tới lợi ích Việt Nam.
Thế nên không khó hiểu khi người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời phóng viên liên quan tới phản ứng Việt Nam về vụ kiện rằng:
“Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Và ông Bình một lần nữa khẳng định quan điểm của Việt Nam rằng:
Một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.
Có lẽ đó là câu trả lời khôn khéo nhất vào lúc này.