Cumoi@
Nhân loại đã bước qua thế kỉ XX đầy sóng gió, dông bão của tình hình thế giới với hai cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử là: Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945). Thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI cũng đã qua đi với xu thế toàn cầu hóa, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy chung, là xu thế chủ đạo trong tình tình quốc tế. Tuy nhiên, ở đây đó vẫn tiềm ẩn những "điểm nóng", những "thùng thuốc súng" có thể nổ tung, bùng phát thành xung đột khu vực vào bất cứ lúc nào gây ra những hậu quả nặng nề, thảm khốc. Trước những xung đột về lợi ích chiến lược giữa các nước với nhau mà giữa Trung Quốc và Ấn Độ là một điển hình. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm qua đã làm cho tình hình thế giới nói chung, tình hình Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương nói riêng chuyển biến mạnh mẽ, ảnh hưởng tới tất cả các nước trong đó có Việt Nam.Sự thức tỉnh mạnh mẽ của Trung Quốc, sự vươn lên vượt bậc của Ấn Độ đã buộc các quốc gia láng giềng của hai quốc gia này vào những bài toán hết sức nan giải và khó khăn khi hoạch định và thực thi chính sách đối ngoai. Sự trỗi dậy của "rồng" (Trung Quốc) và của "voi" (Ấn Độ) ai sẽ được lợi? Sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào? Hướng đi nào dành cho Việt Nam?
Trước tiên, chúng ta phải khẳng định rằng Trung Quốc và Ấn Độ đều là hai "gã khổng lồ" của châu Á cả về nghĩa đen và nghĩa bóng đang vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế và là nhân tố chính gây ra sự chuyển dịch trong tương quan cán cân sức mạnh giữa các khu vực của quốc tế. Thế giới ngày này đang có sự chuyển giao quyền lực từ "lục địa già"-Châu Âu-Đại Tây Dương sang Châu Á-Thái Bình Dương-"lục địa trẻ" với vai trò, vị thế đang cất cánh trong nền chính trị quốc tế.
Xét về diện tích và quy mô dân số:
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 9,6 triệu ki-lô-mét-vuông, với dân số đông nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Đây là nhân tố, tiền đề quan trọng để Trung Quốc có những toan tính chiến lược nhằm "trỗi dậy hòa bình" tranh giành vai trò lãnh đạo thế giới với Mĩ-hoàn thành "giấc mộng Trung Hoa" bao đời.
Ấn Độ là cường quốc của khu vực Châu Á-Thái-Bình Dương nói chung và Nam Á nói riêng với diện tích khoảng 3,3 triệu ki-lô-mét-vuông, dân số là 1,2 tỉ người và sẽ vượt Trung Quốc trong thập niên tới để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây là những nhân tố bản lề để Ấn Độ có những toan tính chiến lược hợp lí để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại "sân nhà" Nam Á và từng bước vươn lên để trở thành cường quốc khu vực và thế giới trong thời gian tới.
Về sức mạnh kinh tế:
Trung quốc là nề kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đứng sau Mĩ và xếp trên Nhật Bản với GDP đạt 5600 tỉ USD, là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với 3000 tỉ USD. Ngoài ra còn nắm trong tay nguồn dự trữ vàng khổng lồ.
Đứng sau Trung Quốc, tuy nhiên Ấn Độ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thế giới với sản lượng GDP đạt khoảng 1300 tỉ USD. Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về công nghệ phần mềm, tin học.
Xuất phát từ vị trí địa lí kề cận, lịch sử lãnh thổ hai bên thường xuyên có tranh chấp, xuất phát từ yêu cầu bức thiết đòi hỏi phải mở rộng vùng ảnh hưởng, vùng không gian chiến lược, vùng sân sau. Xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc mà lợi ích, tính toán chiến lược của Trung Quốc và Ấn Độ va chạm, đối lập, xung khắc với nhau và có nguy cơ bùng nổ thành xung đột bất cứ lúc nào. Các vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc vào vùng tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ gần đây, xâm phạm đường ranh giới tạm thời LOC trên đường biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua dẫn tới việc Ấn Độ phải khẩn cấp chi 11 tỉ USD thành lập, trang bị cho 40000 bộ binh sơn cước những vũ khí hiện đại nhằm đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra với với người "láng giềng côn đồ số một châu Á"-Trung Quốc trước nguy cơ bị xâm nhập lãnh thổ đã nói lên điều đó.
Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế nhằm "xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc" đã giành được những thành tựu to lớn dưới bàn tay định hướng chiến lược của Đặng Tiểu Bình. Trong những thập niên vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến một Trung Quốc "trỗi dậy", phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trung Quốc giờ đã không còn "giấu mình chờ thời" hay "trỗi dậy hòa bình"nữa mà với sức mạnh đang lên trên phạm vi toàn cầu của mình mà chính sách đối ngoại và những toan tính chiến lược của họ ngày càng trở nên tinh vi hơn, xảo quyệt hơn, nguy hiểm hơn. Trung Quốc luôn "uốn lưỡi cú diều" rằng hợp tác "cùng thắng", vì mục tiêu chung "mục lân, phú lân, an lân". Nhưng thực chất là cậy lớn hiếp nhỏ, "cá lớn nuốt cá bé", chèn ép, làm phương hại đến quyền lợi của các quốc gia, dân tộc láng giềng.Chính sách đối ngoại và những tính toán chiến lược của Trung Quốc ngày càng nguy hiểm. Vì quyền lợi quốc gia, dân tộc hẹp hòi của mình họ sẵn sàng gây hấn, gây sức ép, đôi khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực "tạo sự đã rồi"với các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ theo kiểu "trẻ không tha, già không thương". Chính sách ngoại giao, toan tính chiến lược của họ trong những năm qua là "vừa đấm vừa xoa", "vừa đánh vừa đàm", "viễn giao cận công" -giao hảo với các cường quốc ở xa "viễn giao" và tổng lực tấn công, chèn ép, bắt nạt các nước nhỏ, các nước ở gần-"cận công". Chiến lược này nhằm tăng cường ảnh hưởng, "tăng cường bành trướng", mở rộng "bá quyền" ra khắp thế giới nói chung và trọng tâm là khuyếch trương thanh thế về phía nam và đông nam. Tạo bàn đạp chiến lược để ngăn cản ảnh hưởng của Ấn Độ. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, toàn diện nhất trong những toan tính và tính toán chiến lược thâm độc của Trung Quốc.
"Rồng"-Trung Quốc "trỗi dậy" mạnh mẽ, "voi"- Ấn Độ cũng đã quật khởi và kịp thời có những câu trả lời mạnh mẽ, thích đáng. Cuộc đấu trí, đấu mưu, đấu sức giữa "rồng" và "voi" đang diễn ra hết sức quyết liệt nhằm giành được lợi ích lớn nhất về cho quốc gia, dân tộc mình.
Trước ảnh hưởng tràn xuống phía nam như "con sóng dữ" của Trung Quốc có thể làm lu mờ, làm mất ảnh hưởng, làm mất sân sau chiến lược của mình. Ấn Độ đã nhanh chóng, kịp thời "đắp con đê ngăn dòng nước dữ" Trung Quốc. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, vai trò, vị trí, uy tín của Ấn Độ không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Ấn Độ đã có những đóng góp quan trọng vào nền hòa bình, an ninh thế giới, là nước đứng đầu phong trào các nước không liên kết( Việt Nam cũng là thành viên tích cực của tổ chức này).
Trong những năm qua Ấn Độ đã thực thi chính sách "hướng đông" nhằm tăng cường vùng ảnh hưởng, tạo không gian chiến lược cho sự phát triển của mình với trọng tâm là: kiểm soát và thống trị toàn bộ khu vực Nam Á-Ấn Độ Dương, mở rộng, tăng cường ảnh hưởng với Đông Nam Á-TháiBình Dương. Trong đó Việt Nam là trọng tâm, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là "tiền đồn", là "bức thân đê" vững chắc, là con đập chính ngăn chặn ảnh hưởng như vũ bão của Trung Quốc đang tràn xuống phía nam. Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, quan hệ giữa hai nước được gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, không ngừng được mở rộng về quy mô và ngày càng đi vào chiều sâu thực tế.
Trước sự "trỗi dậy hòa bình " mạnh mẽ của "rồng"- Trung Quốc và sự vươn lên vượt bậc của "voi"- Ấn Độ đã đặt Việt Nam- nước nằm kẹp giữa, nước là địa bàn tranh giành ảnh hưởng, áp đặt tính toán chiến lược gữa hai "gã khổng lồ châu Á". Việt Nam xuất phát từ vị trí địa chính trị chiến lược mà nước ta chính là vùng đệm, vùng không gian chiến lược mà Trung Quốc, Ấn Độ ra sức giành lấy. Điều đó đã đặt ra bài toán khó cho Đảng, Nhà nước ta làm sao cân bằng được ảnh hưởng giữa hai cường quốc? Làm sao giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ? Làm sao giữ được môi trường hòa bình, chính trị ổn định, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Xuất phát từ thực tế, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương đối ngoại hết sức đúng đắn, sáng tạo:" Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế", "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước" trên cơ sở:" tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác cùng có lợi". Việt Nam kiên quyết:" không tham gia bất cứ một liên minh quân sự nào nhằm mục đích chống lại nước thứ ba". Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ ngày càng nồng thắm là minh chứng rỗ rệt nhất cho điều đó. Việt Nam đã thiết lập với Ấn Độ và Trung Quốc quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược với tinh thần: "láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" tốt đẹp.
Chúng ta tin rằng, với chính sách ngoại giao đúng đắn, sáng tạo, cân bằng được ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ nói riêng và cân bằng được ảnh hưởng của các cường quốc với Việt Nam nói chung. Việt Nam sẽ giữ được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, có môi trường chính trị-xã hội ổn địnhtạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại một cách thắng lợi.
Gần đây sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc và Ấn Độ đã đặt nhiều nước trong khu vực vào thế khó, cho việc thực hiện các chính sách ngoại giao của mình. Do đột nhiên mọc lên hai thế lức lớn trong khu vực nên Việt Nam cần thận trọng trong các bước đi tới, xem xét kỹ lưỡng để đưa ra đường lối đúng đắn, đảm bảo phát triển hài hòa, không gây tranh chấp. Chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay đang phát huy được tác dụng giúp Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển tốt. Chúng ta cần theo dõi tình hình một cách sát sao để kịp đưa ra hướng đi đúng nhất, hợp lý nhất.
Trả lờiXóaẤn Độ và Trung Quốc đã biết tận dụng những nguồn lợi để có được nhiều thành tựu không hề nhỏ và đến được vị thế cao như ngày hôm nay. Hiện trạng này sẽ khiến chúng ta cần có định hướng phát triển đúng đắn, để đảm bảo hòa bình ổn định, giúp đất nước tiếp tục vững bước trên đà phát triển. Đảng và Nhà nước cần nhanh chóng đưa đất nước phát triển, không nên để cách biệt quá xa đối với hai nước này, nếu không sự cách biệt sẽ cho họ tự tin để gây khó khăn cho nước ta.
Trả lờiXóaTrung Quốc và Ấn Độ đang có nền kinh tế phát triển rất nhanh và cả hai nước này hiện đang có vị thế rất lớn trên trường quốc tế. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là một thách thức rất lớn đối với nước ta vì chúng ta hiện đang ở gần những nước mạnh và đất nước chúng ta sẽ có thể gặp phải những tổn thương từ những sự việc mà các nước mạnh ức hiếp, vì thế chúng ta cần có sự cảnh giác cao và đề phòng mọi thủ đoạn của các nước đó.
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước ta cần có những chính sách thể hiện sự ôn hòa, khôn khéo để có những lợi ích cho đất nước, phải giữ vững được nền độc lập chính trị cũng như ổn định trong nước, không để bị kìm kẹp gây ra những bất lợi về kinh tế cũng như về chính trị. Trong tương lai Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những thế lực mới của thế giới vì thế cần phải có mối quan hệ đa phương và cân bằng mối quan hệ với các nước để tạo ra thế ổn định trong khu vực
Trả lờiXóaKhôn khéo, cân bằng được ảnh hưởng giữa các nước lớn lên nước ta. Đó là cách để chúng ta phát triển.
Trả lờiXóatrước những anh bạn hàng xóm và trong khu vực châu Á có những bước tiến dài trong xã hội như vậy thì đối với người dân chúng ta điều này cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. sự bành trứng của anh bạn trung quốc cũng như các mối quan hệ mới của đất nước với người bạn ấn độ. những đối sách hàng đầu của nhà nước ta đã được hoạch đinh và tính toán bởi các chuyên gia. người dân hãy giành sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng.
Trả lờiXóakhôn và khéo, tinh tế, nhạy bén với tình hình quốc tế. có một cái nhìn rộng lớn, toàn cục, chắc chắn chúng ta sẽ đảm bảo được quyền lợi của quốc gia , dân tộc mình trong thế giới ngày càng phức tạp và đầy rẫy những nguy cơ này
Trả lờiXóaxét về điều kiện kinh tế thì ta không bằng hai nước kia được,đúng là con voi và con trâu con chúng ta chỉ như ngựa ô.chạy cũng rất nhanh nhưng còn chưa bằng họ,trung quốc ai cũng biết là đất nước đông dân nhất thế giới,người dân trung quốc ở khắp mọi nơi trên thế giới và chuyên gia làm giả.còn Ấn Độ thì đang đứng đầu ở khu vực Nam Á như một cường quốc và có thể phát triển ngang trung quốc
Trả lờiXóaViệt Nam chỉ là một nước nhỏ không thể so sánh về kinh tế, quân sự với các nước Trung Quốc Ấn Độ- 2 gã khổng lồ của Châu Á nên chúng ta phải biết khôn khéo ứng xử để vừa hợp tác vừa giữ mối quan hệ. Trung Quốc và Ấn Độ vốn không ưu gì nhau. Ta có thể lợi dụng điều đó để hai nước đó đều phải coi trọng sự ảnh hưởng của Việt Nam đối với tình hình trong khu vực. Như vậy chúng ta vừa được lợi ích ngoại giao lại vừa bảo vệ được chủ quyền đất nước.
Trả lờiXóaẤn Độ và Trung Quốc đều là 2 cường quốc của Châu Á và thế giới. Đối với Ấn Độ chúng ta có thể tin tưởng hợp tác lâu dài chứ Trung Quốc thì bọn này vô cùng bựa nhân. Bộ mặt của Trung Quốc thì có lẽ cả thế giới đều đã biết và Việt Nam là quốc gia hiểu rõ nhất. Hơn 1000 năm chúng đô hộ nước ta và sau đó là rất nhiều các cuộc xâm lăng. Còn bây giờ chúng đang xâm phạm lãnh hải của chúng ta và muốn thâu tóm hết khu vực biển Đông của ta. Thế mà bọn chúng cũng gọi là hợp tác hữu nghị sao? Đúng là một lũ lưu manh côn đồ khốn nạn vô liêm sỉ.
Trả lờiXóaViệt Nam với vị thế một nước bé nên chúng ta luôn phải nhún nhường các nước lớn trong khu vực, đặt quan hệ hữu nghị hòa hảo lên trên hết để đổi lấy cuộc sống yên bình của nhân dân. Chúng ta nên học tập những nước phát triển trong khu vực để rút ra những kinh nghiệm để phát triển đất nước. Tương lai không xa Việt Nam cũng sẽ vươn lên thành một thế lực của châu Á và thế giới. Đến lúc đó chúng ta không phải e dè bất kì quốc gia nào và sẽ đòi lại những gì chúng ta đã mất về tay chúng.
Trả lờiXóaTrung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới. Đó là lợi thế của hai quốc gia này trong phát triển kinh tế. Việt Nam chỉ là một nước nhỏ, dân số không bằng một phần mười của hai quốc gia trên nên chúng ta không thể so sánh về kinh tế với chúng. Thế nhưng người Việt Nam ta vốn có truyền thống cần cù chịu khó, ham học hỏi và tiếp thu nhanh. Chúng ta hoàn toàn có thể tự vươn lên và bứt phá về kinh tế trong tương lai. Hiện tại, chúng ta là một trong những nước đang phát triển mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Á và tương lai không xa chúng ta sẽ là một con rồng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trả lờiXóaLâu nay Trung Quốc luôn muốn nuốt chửng Việt Nam để thực hiện tham vọng bành trướng của chúng. Nhưng luôn có các quốc gia trên thế giới muốn ngăn cản kìm hãm sự bành trướng của chúng. Đặc biệt là Mỹ và trong khu vực là Ấn Độ. Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh vị thế với Trung Quốc trong khu vực nên Ấn Độ chắc chắn không muốn nhìn thấy Trung Quốc nuốt chửng Việt Nam. Đó là một điều tốt đối với Việt Nam. Chúng ta cần phải ngoại giao thật tốt để giữ mối hòa hảo với các nước để tránh chiến tranh xảy ra.
Trả lờiXóa