Cumoi@
"Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi, con sông", là lời thơ thấm đượm tinh thần và lòng tự hào dân tộc. Mỗi khi quyền lợi quốc gia, dân tộc, vận mệnh Tổ quốc bị đe dọa, tinh thần dân tộc hào hùng như tiếng trống trận thúc giục mỗi con người Việt Nam tiến lên, chiến đấu, hi sinh để giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc Việt Nam mến yêu. Biển Đông dậy sóng, muôn triệu trái tim con người Việt Nam dậy lòng yêu nước. Bởi vì biển đảo là một phần máu thịt, là mảnh đất thiêng liêng mà cha ông ta đã để lại mà bao đời thế hệ con cháu phải "khắc cốt ghi tâm", phải ra sức bảo vệ, không để đánh mất dù chỉ là một cen-ti-met.
Trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, đã có rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra là nên dựa vào nước ngoài, đặt dưới sự bảo hộ của họ: "núp bóng cây tùng" hay dựa vào sức mạnh quật khởi của cả dân tộc với tinh thần "tự lực tự cường". Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Trong những năm qua, với sự tăng cường năng lực hải quân không ngừng của các nước có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và chính sách "ngoại giao pháo hạm", xây dựng hải quân tác chiến tầm xa "hải quân viễn dương" của Trung Quốc với âm mưu thâm độc, độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành "ao nhà". Qua yêu sách đường chín đoạn hết sức ngang ngược, phi lí đã biến Biển Đông thành một "thùng thuốc súng"mà chỉ cần một tàn lửa nhỏ là có thể thổi bùng lên xung đột khu vực, thậm chí sẽ có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới cả thế giới.
Giải quết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đã có sự tham gia của rất nhiều bên, nhiều đối tác với những toan tính chiến lược khác nhau. Thế kỉ XX với Đại Tây Dương và châu Âu đã đưa nước Mĩ lên vị trí siêu cường, bá chủ toàn cầu. Nhưng trong thế kỉ XXI người Mĩ đã từ bỏ "lục địa già", từ bỏ quá khứ đã trôi vào dĩ vãng(châu Âu-Đại Tây Dương) để tới với một miền đất mới -"miền đất hứa"(châu Á-Thái Bình Dương) sẽ là tương lai, là nơi khẳng định vị thế siêu cường của nước Mĩ trong thế kỉ XXI đầy biến động. Tổng thống Mĩ B.Ô-ba-ma đã đưa ra chiến lược "xoay trục", "quay trở lại châu Á". Xác định châu Á là trọng điểm, Đông Nam Á là trọng tâm nơi sẽ tập trung 60% quân lực của hải, lục, không quân Mĩ nhằn thiết lập "chuỗi ngọc trai", "chuỗi kim cương" kiềm tỏa sự "trỗi dậy hòa bình" của 'kẻ con đồ số một châu Á"-Trung Quốc.
Đã lâu lắm rồi, người ta mới được chứng kiến những chuyến viếng thăm hai chiều nhộn nhịp giữa quan chức hai nước Việt-Mĩ như thế. Đã gần bốn mươi năm qua đi, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ Lê-ôn-Pa-nét-ta mới trở lại thăm Cam Ranh-quân cảng nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới và bày tỏ ý định được thuê quân cảng này khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc như ngồi trên đống lửa vì nguy cơ bị đánh thọc sườn. Nơi mà ngày này gần bốn mươi năm trước những tên lính Mĩ cuối cùng đã phải tháo chạy để thoát thân. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử, tại trụ sở Ngũ Giác Đài(Lầu Năm Góc) in dấu chân của một Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam(Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm trụ sở Bộ quốc phòng Mĩ theo lời mời của Tham mưu trưởng liên quân Mĩ tướng M.Demsey). Sau những động thái tấp nập về ngoại giao Việt-Mĩ đã nâng tầm quan hệ hai nước lên thành đối tác, hợp tác toàn diện. Nước Mĩ-những "người bạn Mĩ" như một "thảo nguyên xanh" sẵn sàng tiếp sức, nâng cánh cho "chú hổ non" Việt Nam tung cánh bay cao trên trường quốc tế nếu như đặt dưới cái "ô an ninh", "cái ô bảo hộ hạt nhân" của Mĩ. Điều họ mong mỏi, điều họ đợi chờ chỉ là một cái gật đầu đồng ý của Việt Nam.....
Sau "giấc ngủ đông dài", sau mộng tưởng về châu Âu tan vỡ, sau khi củng cố lại tầm ảnh hưởng với các nước trong vùng không gian hậu Xô Viết. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, đã chúng kiến sự thức tỉnh mạnh mẽ của "chú gấu Nga" trên đường tìm lại ánh hào quang xưa cũ-nước Nga trên đường tìm lại vị thế siêu cường. Trong bối cảnh nước Mĩ đang sa lầy ở nhiều nơi: I-rắc, Áp-ga-nít-tan,....thời kì nước Mĩ "hắt hơi" cả thế giới "sổ mũi" đã qua đi, Trung Quốc mới chỉ là cường quốc khu vực. Đây là thời điểm tốt nhất để Nga khẳng định vị thế, tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Vùng Viễn Đông xa xôi với chiến lược hướng về châu Á sẽ là tương lai của nước Nga. Với quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, Nga cũng sẵn sàng có một "cam kết", một sự đảm bảo cho Việt Nam trong lĩnh vực an ninh nếu Việt Nam cho Nga thuê lại vịnh Cam Ranh.. Chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Nga S.Shoigu và những dự án hợp tác dầu khí đã nói lên tất cả điều đó....
Sự trỗi dậy của "voi" và "rồng"(Ấn Độ-Trung Quốc) ai sẽ được lợi? Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc nhưng đồng thời là đối trọng chiến lược của nhau ở khu vực châu Á. Trước sự bành trướng, mở rộng ảnh hưởng về phía nam của Trung Quốc, Ấn Độ đã đề ra chiến lược "hướng đông"nhằm ngăn chặn, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời nâng cao ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được coi là "tiền đồn", là "con đê ngăn nước lũ" mà Ấn Độ cần hợp tác và xây dựng cho chắc. Tuyên bố của tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc Joshi đã nói rằng: hải quân Ấn Độ sẵn sàng can thiệp nếu như hải quân Trung Quốc phá rối các hoại động thăm dò, khai thác dầu khí trên Biển Đông giữa Ấn Độ và Việt Nam.....
Nhật Bản cũng là nước có quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược với Việt Nam. Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ , hợp tác với Việt Nam cùng với Mĩ để "thiết lập luật chơi", đảm bảo an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông trước sự hoành hành ngang ngược của Trung Quốc.Vừa qua Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tra nhằm tăng cường năng lực giám sát trên biển của nước ta....
Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đứng giữa ngã ba đường khó khăn của những sự lựa chọn. Chúng ta nên "núp bóng cây tùng"-dựa vào các cường quốc hay dựa vào sức mạnh quật khởi của cả dân tộc "tự lực tự cường", kết hợp vơi sự ủng hộ của bạn bè, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới?
Rút kinh nghiệm từ nhũng bài học lịch sử nhãn tiền, đau đớn, nắm bắt tình hình thế giới một cách nhạy bén. Đảng, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương vô cùng đúng đắn:"Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế". Việt Nam:"sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Việt Nam :"kiên quyết không tham gia bất cứ tổ chức, liên minh quân sự nào nhằm mục đích chống lại nước thứ ba". Trong bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nói riêng Đảng ta khẳng định phải biết:"kết hợp giữa sức mạnh dân tộc"-tự lực tự cường và "sức mạnh thời đại"-sự ủng hộ của bạn bè, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta đã rất đúng đắn khi đề ra giải pháp giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là tự lực tự cường kết hợp với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế vô cùng sáng tạo. Chủ trương này đã cân bằng được ảnh hưởng, quyền lợi giữa các cường quốc, tránh biến Việt Nam thành "con tốt thí mạng" về chính trị để họ mặc cả quyền lợi quốc gia, dân tộc họ trên vai Việt Nam.
Tôi tin rằng, với sức mạnh quật khởi của dân tộc có 4000 năm văn hiến, kết hợp với sức mạnh to lớn của thời đại, đặt dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam thì sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam sẽ giành được thắng lợi. Chính nghĩa, công lý sẽ được thực thi, hung tàn, bạo ngược, bành trướng sẽ thất bại và bị đánh đổ.