Thời gian gần đây, một số trang Web, blog…trên mạng
Internet thường xuất hiện nhiều cụm từ “Quyền dân tộc tự quyết”. Nhiều người
còn có quan điểm, suy nghĩ cho rằng “Quyền dân tộc tự quyết” tức là “Quyền của
các dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc được phép quyết định vận
mệnh của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…”; thậm chí có thể ly khai
lập “Nhà nước riêng” hay chí ít cũng được quyền “tự trị dân tộc”. Một số kẻ lại
tung hô ủng hộ việc lập “Vương quốc Mông” sau sự kiện Mường Nhé tháng 5 năm
2011 hoặc tán dương, cổ vũ với việc lập “Nhà nước Đê Gar độc lập” ở Tây Nguyên,
phục hồi “Vương quốc Cham pa” ở Nam Trung Bộ.v.v…
Tôi không biết những kẻ này đã hiểu về “quyền dân tộc
tự quyết” đến đâu? Quyền đó có tự bao giờ? Và bản chất của “quyền dân tộc tự
quyết” là gì?
Quá trình nghiên cứu về vấn đề này tôi thấy rằng
“quyền dân tộc tự quyết” là quyền của một quốc gia (có thể đa dân tộc hoặc đơn
nhất một thành phần dân tộc) được phép quyết định vận mệnh của mình trên nhiều
lĩnh vực như: quyết định về con đường phát triển của dân tộc; quyết định về đối
nội, đối ngoại; quyết định về việc có lập nhà nước riêng hay không?…“quyền dân
tộc tự quyết” được hình thành và đảm bảo thực hiện là kết quả của cả quá trình
đấu tranh không mệt mỏi của Liên Xô và các dân tộc thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á
trước đây. Kết quả của cuộc đấu tranh đó là sự ghi nhận “quyền dân tộc tự
quyết” trong hai công ước quốc tế quan trọng là: Công ước quốc tế về quyền dân
sự, chính trị năm 1966 và công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa năm 1963. Trong các văn bản này đều thể hiện rõ chủ thể hưởng thụ “quyền
dân tộc tự quyết” là một tập thể dân tộc (được hiểu là quốc gia hay đất nước
với tư cách là một thành viên của Liên Hợp quốc) chứ không phải là cá nhân hoặc
một dân tộc thiểu số trong một quốc gia thống nhất. Hay nói cụ thể hơn đó chính
là quyền độc lập của một quốc gia - dân tộc. Mặt khác, trong các văn bản nêu
trên cũng không có bất cứ một điều khoản nào quy định: một dân tộc thiểu số hay
một nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia nào đó được quyền ly khai, thành lập
quốc gia độc lập với quốc gia được quốc tế công nhận.
Như vậy, có thể nhận thấy suy nghĩ cho rằng “Quyền dân
tộc tự quyết” tức là “Quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân
tộc được phép quyết định vận mệnh của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội…”; thậm chí có thể ly khai lập “Nhà nước riêng” hay chí ít cũng được quyền
“tự trị dân tộc” trước hết là sự nhầm lẫn đáng tiếc, sự sai lầm nghiêm trọng về
cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn của một số người thiếu hiểu biết, thiếu
nhận thức; sau đó là luận điệu tuyên truyền xuyên tạc hoặc quan điểm, tư tưởng
và hoạt động “ly khai dân tộc”, “tự trị dân tộc”…của những kẻ phản dân, hại nước
trong thời gian qua. Những kẻ này chỉ đem lại sự mất ổn định về an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng chiến lược; sự xáo trộn trong đời sống
kinh tế - xã hội của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số hay cao
hơn là cản trở sự phát triển đi lên của cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam…
Đôi mắt
Nguồn: nguoicondatme.blogspot.com
Dân tộc ở đây phải được hiểu rằng đó là tất cả nhân dân của đất nước chứ không phải chỉ là các dân tộc thiểu số với nhau. Cố tình hiểu sai rồi đi tuyên truyền lên mạng xã hội thì đúng là không thể chấp nhận được. Cấm cửa ngay các blog này lại
Trả lờiXóaLại một luận điệu cũ rích nhằm lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá nhà nước Việt Nam chúng ta đây mà. Chó cứ sủa còn khách bộ hành cứ bước
Trả lờiXóa54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn hòa thuận và thống nhất. Ấy thế mà lũ phản động luôn tìm mọi cách để chia rẽ kích động các dân tộc thiểu số bằng các luận điệu nhảm nhí. Cần tránh xa lũ này ra đừng để chúng tiêm nhiễm những ý nghĩ điên rồi của chúng vào đầu chúng ta
Trả lờiXóaDân tộc tự quyết là tự quyết định vận mệnh của đất nước, cuộc sống của toàn dân, không để ngoại bang xâm lấn. Mấy thằng phản động lại cố tình bẻ cong đi để kích động người dân tộc thiểu số phản loạn. Đó là phá hoại đất nước, làm loạn đất nước.
Trả lờiXóaquyền của mỗi dân tộc trong việc tự do tách ra khỏi một quốc gia nhiều dân tộc để thành lập quốc gia độc lập của mình, hoặc tự nguyện nhập vào một quốc gia nhiều dân tộc để thành lập liên bang trên cơ sở giữ chủ quyền dân tộc của mình. Mac và Enghen đã nêu rõ: “Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì dân tộc đó không thể có tự do được, lực lượng mà họ cần để đàn áp một dân tộc khác rốt cuộc sẽ quay lại chống họ”. Chủ nghĩa xã hội cần tạo mọi điều kiện để xoá bỏ dần tệ áp bức dân tộc, thực hiện đoàn kết các dân tộc
Trả lờiXóaTrong thời kì thiết lập chủ nghĩa tư bản, quyền tự quyết của các dân tộc có khuynh hướng chống phong kiến. Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó có khuynh hướng chống chủ nghĩa tư bản. Cho nên trong thời kì này, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp không tách rời nhau. Nội dung giai cấp - xã hội của QDTTQ không chỉ tượng trưng cho cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc từ bên ngoài, mà còn tượng trưng cho cuộc đấu tranh chống các giai cấp bóc lột thù địch trong nước - những kẻ đã không còn là đại diện cho lợi ích phát triển của dân tộc
Trả lờiXóaCuộc cách mạng ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc hay đấu tranh giai cấp? Đâu là “cái cốt” của cuộc cách mạng ở thuộc địa? Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từng có luận điểm cho rằng: “thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề nông dân”, mà nông dân thì gắn với ruộng đất, vì thế phải nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và cuộc đấu tranh giai cấp ở thuộc địa. Với Hồ Chí Minh thì không phải như vậy. Người nhận thấy, yêu cầu bức thiết nhất, trước nhất của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ chưa phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Tuy hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, trong đó có vấn đề dân tộc ở thuộc địa.
Trả lờiXóaRiêng với dân tộc Việt Nam, thì sự phát triển đó theo phương hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Tư tưởng đó mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, không theo một khuôn mẫu giáo điều. Đó cũng chính là sự đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc.
Trả lờiXóaHồ Chí Minh khẳng định, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế giới, dù dân tộc đó là "thượng đẳng" hay "hạ đẳng", "văn minh" hay "lạc hậu" đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Trả lờiXóaĐộc lập, tự do dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải thực sự, hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như "cái bánh vẽ" mà chủ nghĩa đế quốc nêu ra. Độc lập dân tộc phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các quyền dân tộc, quyền con người phải được thực hiện trên thực tế. Một dân tộc độc lập thì phải có quyền tự quyết định trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ, mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị.
quyền dân tộc??? cả đất nước Việt Nam chúng ta là một dân tộc, những người dân tộc thiểu số cũng như những người dân tộc đại đa số, tất cả đều sống chung dưới một mái nhà, đều là những người con của đất nước hình chữ S:!(tôi viết chữ S với dấu : là thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta!)bọn xấu đang rất chú tâm vào việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chống phá nhà nước ta!cần phải đề cao cảnh giác với bọn chúng!
Trả lờiXóaDân tộc nào cũng như nhau, cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình. Ở đất nước tôi các dân tộc đều bình đẳng với nhau không có dân tộc nào phải chịu thua thiệt điều gì cả nên các ông dân chủ dỏm kia đừng có kêu gọi vớ vẩn. Hãy để các dân tộc của chúng tôi được yên đừng có phá hoại nữa
Trả lờiXóaỞ đây, dân tộc mỗi nơi có một lối sống, lối tư duy, có nét văn hóa riêng, ảnh hưởng sâu sắc tới nền chính trị.
Trả lờiXóaRiêng Việt Nam vs lòng yêu nước nồng nàn, tình vị tha bác ái, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, Con đường lên CNXH sẽ không còn xa xôi nữa rồi. Lịch sử đã chứng minh ĐCS sẽ là người đưa đất nước ta tới mùa xuân đó.
Đây là luận điểm của những người cố tình hiểu sai "quyền dân tộc tự quyết" muốn lợi dụng nó để kích động tự ti dân tộc, hình thành tư tưởng ly khai dân tộc, kích động đồng bào dân tộc thiểu số, gây mất ổn đinh tình hình trật tự xã hội, cản trở sự phát triển của dân tộc.
Trả lờiXóaquyền của mỗi dân tộc trong việc tự do tách ra khỏi một quốc gia nhiều dân tộc để thành lập quốc gia độc lập của mình, hoặc tự nguyện nhập vào một quốc gia nhiều dân tộc để thành lập liên bang trên cơ sở giữ chủ quyền dân tộc của mình
Trả lờiXóaChủ nghĩa xã hội cần tạo mọi điều kiện để xoá bỏ dần tệ áp bức dân tộc, thực hiện đoàn kết các dân tộc. Lênin đã nêu khẩu hiệu: “Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”.
Trả lờiXóaDưới chủ nghĩa tư bản, nhất là trong giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản, QDTTQ là yêu cầu bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc, dân chủ hoá đất nước. Sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, QDTTQ là yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân.
Trả lờiXóatrong thời kì thiết lập chủ nghĩa tư bản, quyền tự quyết của các dân tộc có khuynh hướng chống phong kiến. Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó có khuynh hướng chống chủ nghĩa tư bản. Cho nên trong thời kì này, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp không tách rời nhau.
Trả lờiXóaNội dung giai cấp - xã hội của QDTTQ không chỉ tượng trưng cho cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc từ bên ngoài, mà còn tượng trưng cho cuộc đấu tranh chống các giai cấp bóc lột thù địch trong nước - những kẻ đã không còn là đại diện cho lợi ích phát triển của dân tộc.
Trả lờiXóađúng là một lũ không hiểu biết gì về chính trị, đã nhận thức sai nhưng lại hay đi là bừa, quyền dân tộc tự quyết là quyền của một quốc gia, quyền hợp nhất của tất cả các dân tộc trong một quốc gia được phép quyết định vận mệnh của mình trên nhiều lĩnh vực như: quyết định về con đường phát triển của dân tộc; quyết định về đối nội, đối ngoại. Những con người dốt nát này lại đi tuyên truyền bịa đặt cho dân chúng thì đất nước sẽ thành ly khai, rất nguy hại
Trả lờiXóaMỗi một dân tộc, một quốc gia đều có quyền đưa ra tiếng nói cho mình, có quyền tự quyết định vận mệnh dân tộc mình, quyết định con đường đi thế nào cho đúng đắn. Nhưng đã có những người cố tình hiểu sai "quyền dân tộc tự quyết", muốn lợi dụng nó để kích động gây mất ổn đinh tình hình trật tự xã hội, cản trở sự phát triển của dân tộc.
Trả lờiXóa"Quyền dân tộc tự quyết” tức là “Quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc được phép quyết định vận mệnh của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, một số kẻ và đảng phái phản động lại dựa vào quyền này để tiến hành ly khai lập nhà nước riêng nhằm mục đích chống phá, gây rối, mất trật tự an toàn xã hội. Vìa vậy vấn đề dân tộc tự quyết cần phải đề cao và quan tâm hơn nữa
Trả lờiXóaMỗi một dân tộc, một quốc gia đều có quyền tự quyết định vận mệnh dân tộc mình, quyết định con đường đi thế nào cho đúng đắn. Song một số tổ chức hoặc các thế lực thù địch lại lợi dụng vào quyền này để tiến hành gây rối, chống phá, ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội trong nội bộ đất nước.Cần có nhuwgnx biện pháp trừng trị nghiêm khắc với những kẻ này
Trả lờiXóaquyền dân tộc tự quyết là quyền của một quốc gia (có thể đa dân tộc hoặc đơn nhất một thành phần dân tộc) được phép quyết định vận mệnh của mình trên nhiều lĩnh vực như: quyết định về con đường phát triển của dân tộc.
Trả lờiXóa