Hiện nay cả nước đang sôi sục trong dự
án sửa đổi Hiến pháp 1992, cùng với nhiều ý kiến đóng góp tích cực nhằm hoàn
thiện Hiến pháp cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, thúc đẩy đất nước
phát triển thì các nhà “dân chủ” đang lên tiếng đòi hỏi phải lập cái gọi là Tóa
án Hiến pháp. Vậy Tòa án Hiến pháp là gì? Việt Nam có cần phải có cái gọi là
Tóa án Hiến pháp hay không?
Theo từ điển Wikipedia: “Tòa án hiến pháp hay tòa bảo hiến là một tòa án có liên chủ
yếu đến luật hiến pháp. Thẩm quyền chính của nó là quyết định các luật bị vi phạm
hoặc vi hiến hay không, ví dụ chúng
có xung đột với các quyền và quyền tự do do hiến pháp thiết lập hay không”
Dựa
vào khái niệm này ta có thể thấy Tòa án Hiến pháp là cơ quan được thành lập với
mục đích bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo các quyền được quy định trong văn bản tối
cao này. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có Hiến pháp và mỗi một
quốc gia tùy theo đặc thù mà có cơ chế bảo vệ Hiến pháp của mình. Có một số quốc
gia thành lập riêng cho mình những cơ quan chuyên trách để bảo vệ Hiến pháp
(Tòa án Hiến pháp) như Đức, Pháp, Áo,...còn phần lớn các quốc gia còn lại thì
quy định trách nhiệm là toàn dân. Tại sao có sự khác biệt này???
Ở
các quốc gia như Đức, Pháp… thì chế độ của họ là đa đảng, cứ sau một thời gian
thì có sự thay đổi đảng cầm quyền, và đảng mới lên sẽ làm những điều mà đem lại
lợi ích tối đa cho họ, nếu không có cơ quan giám sát Hiến pháp riêng thì cứ mỗi
kỳ bầu cử sẽ có một bản Hiến pháp mới do đó không đảm bảo được tính ổn định của
đất nước. Vì vậy ở các quốc gia này tồn tại một thể chế độc lập để đảm bảo các
đảng cầm quyền không vi Hiến. Nói như thế không có nghĩa là tất cả các quốc gia
đa đảng đều có Tòa án Hiến pháp. Hiện nay theo thống kê của Wikipedia thì chỉ
có khoảng tầm 40 quốc gia có Tòa án Hiến pháp và một số quốc gia có cơ chế bảo
vệ Hiến pháp thông qua Tòa án tối cao, còn phần lớn các quốc gia khác thì
không. Ở nước ta thì chính thể là một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam,
do đó chính trị luôn có sự ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, vì thế lợi ích của
Đảng là lợi ích của số đông quần chúng nhân dân, điều này đảm bảo Hiến pháp
luôn được đảm bảo, vì thế ở nước ta không cần phải có một cơ quan riêng biệt
như Tòa án Hiến pháp bảo vệ không cho vi Hiến. Cơ chế bảo Hiến ở nước ta là cơ
chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo hiến theo việc giám
sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn bộ họat động của
Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật khác để nó không trái
với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ chế giám sát đó được
thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi
năm 2001):
-
Điều 83: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp...
Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước".
-
Điều 84: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1-
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2-
Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;...
9-
Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái
với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; ...
13-
Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc
tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;"
-
Điều 91: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây:...
3-
Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;...
5-
Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình
Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6-
Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết
sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng
nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân"
-
Điều 94, 95 quy định Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội giám sát việc
thi hành pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
-
Trong các chế định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân, hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân, viện
kiểm sát nhân dân bảo vệ Hiến pháp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
Không
những vậy, pháp luật hiện hành có quy định cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp
thông qua việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật
- một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế bảo hiến. Theo đó, Quốc hội
thực hiện quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và có quyền bãi bỏ căn bản của các cơ quan này nếu
văn bản đó được ban hành trái với với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, thủ
tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có quyền đình chỉ văn bản của những cơ
quan này nếu trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban của quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và tính
thống nhất của hệ thống pháp luật đối với cá dự án luật, pháp lệnh khi trình Quốc
hội, ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Thủ tướng có việc đình chỉ việc thi
hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân
dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, đình chỉ thi hành Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nếu nó trái Hiến pháp. Hội đồng nhân dân
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và có quyền bãi bỏ nếu trái Hiến pháp.
Chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, đình chỉ việc thi
hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Qua
các quy định trên ta có thể thấy rằng Việt Nam đã có một cơ chế giám sát toàn
diện và đầy đủ, ở đây nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát thông qua đại diện
ưu tú nhất của họ là các đại biểu Quốc hội, và chỉ có Quốc hội mới có quyền đưa
ra những phán quyết liên quan đến Hiến pháp. Đồng thời Hiến pháp nước ta đã quy
định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp không phải chỉ của một cơ quan hay một bộ phận
nào hết, ai cũng có trách nhiệm và quyền được bảo vệ Hiến pháp, đây là cơ chế
thuận lợi để phát huy tính dân chủ của nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Với
cơ chế bảo vệ như trên, Việt Nam hoàn toàn đảm bảo được cơchế bảo Hiến. Vì vậy không cần thiết phải lập Tòa án Hiến pháp, bắt chước một cách máy
móc mô hình của các nhà nước Âu - Mỹ có chế độ chính trị và điều kiện kinh tế
xã hội khác nước ta??? Phải chăng mục đích của các nhà “dân chủ” không phải là
muốn bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ sự ổn định chính trị của đất nước, vì mục tiêu
dân chủ và phát triển mà còn có mục đích nào khác đây???
Kinh Kha
tòa án hiến pháp là một chiêu bài là một bước chuyển hóa mới nếu có tòa hiến pháp các đối tượng thoái hóa sẽ dựa vào đó gây áp lực chuyểthn hóa dần và sẽ xảy ra nhiều cuộc đấu tranh nội bộ...chắc chắn kéo thao là các phần kỹ thuật khác nếu có tòa án hiến phá những vấn đè đó sẽ gây ra những vấn đề phức tạp vì vậy theo cơ chế giám sát của quốc hội và hệ thông chính trị của ta hiện nay thì không cần tòa án hiến pháp. quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất tập chung ý nguyện của nhân dân, nhân dân phúc quyết hiến pháp thì không có lý gì ta lai đem quyền lực ấy cho một số người để quyết cái gì là đúng thay quyền nhân dân được. vì vây không tòa án hiến pháp chũng không hội đồng hiến pháp.
Trả lờiXóatòa hiến pháp đây là chiêu bài của những thành phần có tư tưởng thoái hóa và đđang âm mưu mượn tòa án hiến pháp để hướng lái thông qua tòa án hiến pháp để gây áp lực lam mất đoàn kết nội bộ.
Trả lờiXóaĐảng cộng sản luôn dẫn dắt nhân dân và đất nước đi qua thắng lợi này đến thắng lợi khác chứng tỏ rằng những đường lối chính sách của Đảng rất sáng suốt vì vậy việc thành lập toàn án hiến pháp ở Việt Nam chẳng khác nào thừa cả.
Trả lờiXóaNhận thấy Hiến pháp cũ đã không còn được phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường như bây giờ nên Đảng và nhà nước đã quyết định lấy ý kiến của nhân dân để bổ sung vào Hiến pháp cho phù hợp. Đó chính thể hiện tính dân chủ của Đảng ta rồi, vậy sao còn cần cái tòa án hiến pháp kia để làm gì nữa!
Trả lờiXóaNước ta đâu có như mấy nước tư bản đâu mà phải lập ra tòa án hiến pháp chứ nhỉ? Chỉ có những nước mà chính phủ làm ăn không minh bạch thì mới cần có tòa án hiến pháp để điều trần thôi. Vì vậy các bạn đừng có mà tin và nghe theo những cái luận điệu này làm gì.
Trả lờiXóaVấn đề này mấy ngày nay mình cũng thấy nhiều blog nhắc đến ! nói thì hơi chủ quan chứ cả mấy blog mà mình cho là phản động cũng nói ! dĩ nhiên là cũng không khó để nhận biết một blog phản động khi cứ mở mồm ra là rân chủ và chửi bới đất nước ! nói đến vấn đề thành lập tòa án hiến pháp thì thực sự nghe thì thấy công bằng dân chủ đấy nhưng nó chỉ có thường xuất hiện ở những đất nước đa đảng khi mà hết đảng này đến đảng nọ lên thay ! khi đó thì để giữ ổn định hiến pháp cần có tòa án tiêng về hiến pháp ! còn nước ta chỉ có 1 đảng cộng sản lãnh đạo ! bởi vậy mà điều đó là không cần thiết ! chỉ tổ vẽ chuyện :)
Trả lờiXóaTòa án hiến pháp nó phải phù hợp với thể chế chính trị, phù hợp với hoàn cảnh của từng nước, như các nước tư bản đa đảng thiếu sự ổn định về chính trị thì mới cần. Như việt nam có một cơ chế giám sát chặt chẽ mặt khác đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo đất nước duy nhất, vì thế tòa án hiến pháp đối với việt nam là hoàn toàn chưa phù hợp
Trả lờiXóatheo tôi thì tòa án hiến pháp ở Việt Nam nó là không phù hợp hay chính là không cần thiết với thể chế chính trị, điều kiện hiện tại ở Việt Nam vì hệ thống luật pháp vẫn có thể bảo vệ và đảm bảo việc thực thi của hiến pháp chứ không cần việc có hay không tòa án hiến pháp để đảm bảo nó, chỉ có ở những quốc gia bất ổn thì mới cần thành lập cái gọi là tòa án hiến pháp ấy mà thôi
Trả lờiXóaViệt nam mà cứ học theo một cách máy móc các nước khác thì Việt Nam sẽ trở thành con vẹt
Trả lờiXóaViệt Nam không cần thiết phải thành lập Tòa án Hiến pháp. Với cơ chế bảo hiến như hiện nay là quá đủ để bảo vệ Hiến pháp rồi
Trả lờiXóaSao cái gì cũng phải bắt chước nước ngoài nhỉ,mình có cách của mình chứ
Trả lờiXóaCó cần lập tòa án Hiến pháp ở Việt Nam không? Câu trả lời là không cần bởi Hiến pháp được đưa ra bởi cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội và việc bảo vệ nền Hiến pháp là công việc chung của toàn thể xã hôi, không phải của bất cứ tổ chức chính trị nào. Hiến pháp được thông qua dưới nhiều ý kiến của nhân dân và nhà nước, điều đó đã thể hiện tính dân chủ và xây dựng trong Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã quá rõ ràng, cần gì phải có tòa án Hiến pháp làm cái gì.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh Việt Nam đã có một Quốc hội mới và nhất là vì nhu cầu hội nhập quốc tế, đang có thêm các tiếng nói đề nghị lập Tòa Hiến Pháp để diễn giải luật theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. NHƯNG THEO TÔI NGHĨ THÌ KHÔNG CẦN ĐẾN, VÌ NÓ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TA
Trả lờiXóaViệt Nam hoàn toàn đảm bảo được cơ chế bảo Hiến. Vì vậy không cần thiết phải lập Tòa án Hiến pháp. Không fai làm theo các nước châu Au chúng ta có nhứng cái rieng của 1 nươc châu á
Trả lờiXóaỞ nước ta thì chính thể là một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó chính trị luôn có sự ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, vì thế lợi ích của Đảng là lợi ích của số đông quần chúng nhân dân, điều này đảm bảo Hiến pháp luôn được đảm bảo, vì thế ở nước ta không cần phải có một cơ quan riêng biệt như Tòa án Hiến pháp bảo vệ không cho vi Hiến.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có Hiến pháp và mỗi một quốc gia tùy theo đặc thù mà có cơ chế bảo vệ Hiến pháp của mình, nước ta không nên làm theo những nước khác
Trả lờiXóaCơ chế bảo Hiến ở nước ta là cơ chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo hiến theo việc giám sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn bộ họat động của Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trả lờiXóaKhông có lý do gì để thành lập cái gọi là tòa án hiến pháp cả nước ta là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và tất cả là để phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân tất cả là của nhân dân vì nhân dân nếu có tồn tại cái gọi là TÒA ÁN HIẾN PHÁP CHỈ LÀM ĐẤT NƯỚC TA RỐI REN THÊM THÔI và đó là tạo cơ hội cho những thế lực thù địch gây áp lực lên nước ta cái tòa án hiến pháp ấy nó có bản chất tư bản là để trung hòa quyền lợi của các đảng ở các nước tư bản đa đảng mà thôi.
Trả lờiXóaTòa án Hiến pháp là đặc trưng của thuyết tam quyền phân lập còn nước ta là theo tam quyền tập trung sao mà phải lập được, có mục đích khác gây rối loạn đất nước thôi
Trả lờiXóaNước ta không giống những quốc gia theo đa đảng. Lãnh đạo đất nước chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam, do vậy chính trị luôn có sự ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hoạt động với tiêu chí lợi ích của Đảng là lợi ích của số đông quần chúng nhân dân, điều này đảm bảo Hiến pháp luôn được đảm bảo. Hơn nữa nước ta đã có Quốc hội chịu trách nhiệm giám sát tất cả họat động của Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Vì vậy thành lập tòa án hiến pháp ở nước ta là không cần thiết.
Trả lờiXóathật là vớ vẩn khi có những suy nghĩ như thế, chúng ta không chấp nhận tòa án hiến pháp, đây là một chiêu bài là một bước chuyển hóa mới nếu có tòa hiến pháp các đối tượng thoái hóa sẽ dựa vào đó gây áp lực chuyểthn hóa dần và sẽ xảy ra nhiều cuộc đấu tranh nội bộ...chắc chắn kéo thao là các phần kỹ thuật khác nếu có tòa án hiến phá những vấn đè đó sẽ gây ra những vấn đề phức tạp vì vậy theo cơ chế giám sát của quốc hội và hệ thông chính trị của ta hiện nay thì không cần tòa án hiến pháp.
Trả lờiXóatôi thấy cứ như bây giờ là tốt rồi, chẳng cần phải toàn án hiến pháp làm gì cả vừa rắc rối mà lại tốn công, tốn sức nữa. bộ máy hành chính càng tinh gọn thì càng tốt cái quan trọng là ý thức của người dân và cán bộ nữa.Chúng ta không nên chạy theo xu thế làm gì làm như thế thì chỉ đẽo cày theo người khác nói mà thôi
Trả lờiXóađất nước chúng ta từ trước tới giờ vẫn do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và luôn thực hiện tốt tất cả mọi điều cho nên Tòa án hiến pháp là không cần vì như vậy nhiều khi lại gây thêm rắc rối chứ không phải là đảm bảo sự yên ổn cho đất nước và cuộc sống của người dân chắc gì đã được ấm no,hạnh phúc.
Trả lờiXóaMỗi nước đều có cách riêng để xây dựng và đưa đất nước đi lên chứ không phải cùng 1 cách mà nước nào cũng có áp dụng tốt cho nước mình được cho nên Việt Nam chúng ta không cần đến Tòa án hiến pháp làm gì cả bởi vì từ trước đến giờ nhân dân Việt Nam chỉ trung thành với một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam thôi.
Trả lờiXóaĐảng công sản Việt Nam là đủ để lãnh đạo đất nước ta rồi cho nên không cần phải Tòa án hiến pháp hay gì nữa cả vì đây là những điều mà bọn phản động nêu ra nhằm làm mất trật tự đến tình hình đất nước,không phải nước nào cũng có thể áp dụng được những vấn đề như vậy.
Trả lờiXóaTòa án hiến pháp ở Việt Nam là một điều tất yếu. Không có tòa án hiến pháp để mà loạn hết ấy chứ. tòa án hiến pháp ra đời phục vụ nhiều cho lợi ích của quốc gia việt nam. vì vậy cần duy trì và phát triển tòa án hiến pháp hơn nữa để có thể thực hiện các mục tiêu đã định
Trả lờiXóaTòa án Hiến pháp là cơ quan được thành lập với mục đích bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo các quyền được quy định trong văn bản tối cao này. Vì thế nó hết sức quan trọng đối với nền an ninh của một quốc gia. và đối với việt nam cũng vậy, không ngoại lệ gì hết.
Trả lờiXóaHiến pháp nước ta đã quy định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp không phải chỉ của một cơ quan hay một bộ phận nào hết, ai cũng có trách nhiệm và quyền được bảo vệ Hiến pháp, đây là cơ chế thuận lợi để phát huy tính dân chủ của nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có như thế đất nước mới phát triển được chứ
Trả lờiXóaLập ra tòa án Hiến pháp nữa để làm gì chứ .Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, vì thế lợi ích của Đảng là lợi ích của số đông quần chúng nhân dân, điều này đảm bảo Hiến pháp luôn được đảm bảo, vì thế ở nước ta không cần phải có một cơ quan riêng biệt như Tòa án Hiến pháp bảo vệ không cho vi Hiến.
Trả lờiXóaNước ta là nước một đảng chứ không phải là một nước đa đảng cho nên không cần phải thành lập tòa án hiến pháp làm gì cả,nếu đó là một ý kiến thì chắc là của những kẻ không yêu nước,không muốn cống hiến cho đất nước mà làm theo một chiều hướng khác,phục vụ cho mục đích của bọn phản động cho nên chúng ta không thể chấp nhận điều này được.
Trả lờiXóamình nghĩ là không cần có tòa án hiến pháp ở Việt Nam. Nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, đơn Đảng và sự lãnh đạo của Đảng là duy nhất, sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo quyền lợi cho toàn người dân. Lợi ích của người dân là lợi ích của Đảng lợi ích của toàn xã hội. Toàn án hiến pháp có thể nói đó là chiêu bài mà nước tư bản áp đặt lên nước ta, chuyển hóa chính trị ở nước ta.
Trả lờiXóaTòa án hiến pháp lại là chiêu bài của nước Tư bản áp đặt vào nước ta để chuyển hóa thể chế chính trị. Chiêu bài này không mới nhưng có sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Chủ nghĩa Tư bản luôn có âm mưa bá chủ thế giới muốn bóp chết xã hội chủ nghĩa. để làm việc này chúng làm những chuyên gia phá hoại nền tư tưởng chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa, và dùng nhiều chiêu bài khác để thay đổi, chuyển hóa chính trị ở nước ta.
Trả lờiXóaToa an Hien phap nay co chac gi da dam bao dau, o My nguoi ta vi pham quyen tu do dan chu day, xam pham thu tin ca nhan day, co ai xu ly dau, chung quy cung la hinh thuc bao ve giai cap thong tri ca thoi
Trả lờiXóaKhông phải nước nào muốn là cũng được mà cái này còn tùy vào nhiều điều kiện khác nhau nữa.Tòa án hiến pháp nó phải phù hợp với thể chế chính trị, phù hợp với hoàn cảnh của từng nước, như các nước tư bản đa đảng thiếu sự ổn định về chính trị thì mới cần. Như việt nam có một cơ chế giám sát chặt chẽ mặt khác đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo đất nước duy nhất, vì thế tòa án hiến pháp đối với việt nam là hoàn toàn chưa phù hợp.
Trả lờiXóaChỉ có những nước nào đa Đảng nên mới phải lập ra để quản lí chứ Đảng cộng sản luôn dẫn dắt nhân dân và đất nước đi qua thắng lợi này đến thắng lợi khác chứng tỏ rằng những đường lối chính sách của Đảng rất sáng suốt vì vậy việc thành lập toàn án hiến pháp ở Việt Nam chẳng khác nào thừa cả.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaKhông phải nước nào cũng có thể lập được tòa án hiến pháp mà điều đó cũng chỉ những nước đa Đảng mới cần chứ nước mình Đảng lãnh đạo sáng suốt như vậy thì lập tòa án ra để làm gì nữa,đây chỉ là những điều mà những người có ý định không tốt nêu ra để nhằm phục vụ cho bọn phản động thôi chứ chẳng phải vì lợi ích gì của đất nước mình cả cho nên chúng ta phải thật sự cẩn thận và cánh giác trước những trường hợp như thế này.
Trả lờiXóaTòa án hiến pháp ấy là để trung hòa quyền lợi của các Đảng phải ở nước tư bản đa đảng thông qua tòa an hiến pháp các Đảng phải tạo và gây áp lực lên đảng kia bản chất của nó để trung hòa quyền lợi của các Đảng trong khi ở nước ta là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo vậy cần cái gọi là tòa án hiến pháp để làm gì. Lại một chiêu trò một luận điệu của các thế lực thù địch ấy mà.
Trả lờiXóaCó những kẻ vì âm mưu xấu xa nên đang cố áp đặt một số mô hình của tư bản lên nước ta áp đặt một cách máy móc không có tư duy nhận thức gì cả cứ nhặt cả cụm áp đặt vào nước ta trong khi nó hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn nước ta không phủ hợp với tình hình nước ta và những thứ như vậy không thể để tồn tại ở nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Đảng Cộng Sản Việt Nam như ở nước ta.
Trả lờiXóa