Hiện nay cả nước đang sôi sục trong dự
án sửa đổi Hiến pháp 1992, cùng với nhiều ý kiến đóng góp tích cực nhằm hoàn
thiện Hiến pháp cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, thúc đẩy đất nước
phát triển thì các nhà “dân chủ” đang lên tiếng đòi hỏi phải lập cái gọi là Tóa
án Hiến pháp. Vậy Tòa án Hiến pháp là gì? Việt Nam có cần phải có cái gọi là
Tóa án Hiến pháp hay không?
Theo từ điển Wikipedia: “Tòa án hiến pháp hay tòa bảo hiến là một tòa án có liên chủ
yếu đến luật hiến pháp. Thẩm quyền chính của nó là quyết định các luật bị vi phạm
hoặc vi hiến hay không, ví dụ chúng
có xung đột với các quyền và quyền tự do do hiến pháp thiết lập hay không”
Dựa
vào khái niệm này ta có thể thấy Tòa án Hiến pháp là cơ quan được thành lập với
mục đích bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo các quyền được quy định trong văn bản tối
cao này. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có Hiến pháp và mỗi một
quốc gia tùy theo đặc thù mà có cơ chế bảo vệ Hiến pháp của mình. Có một số quốc
gia thành lập riêng cho mình những cơ quan chuyên trách để bảo vệ Hiến pháp
(Tòa án Hiến pháp) như Đức, Pháp, Áo,...còn phần lớn các quốc gia còn lại thì
quy định trách nhiệm là toàn dân. Tại sao có sự khác biệt này???
Ở
các quốc gia như Đức, Pháp… thì chế độ của họ là đa đảng, cứ sau một thời gian
thì có sự thay đổi đảng cầm quyền, và đảng mới lên sẽ làm những điều mà đem lại
lợi ích tối đa cho họ, nếu không có cơ quan giám sát Hiến pháp riêng thì cứ mỗi
kỳ bầu cử sẽ có một bản Hiến pháp mới do đó không đảm bảo được tính ổn định của
đất nước. Vì vậy ở các quốc gia này tồn tại một thể chế độc lập để đảm bảo các
đảng cầm quyền không vi Hiến. Nói như thế không có nghĩa là tất cả các quốc gia
đa đảng đều có Tòa án Hiến pháp. Hiện nay theo thống kê của Wikipedia thì chỉ
có khoảng tầm 40 quốc gia có Tòa án Hiến pháp và một số quốc gia có cơ chế bảo
vệ Hiến pháp thông qua Tòa án tối cao, còn phần lớn các quốc gia khác thì
không. Ở nước ta thì chính thể là một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam,
do đó chính trị luôn có sự ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, vì thế lợi ích của
Đảng là lợi ích của số đông quần chúng nhân dân, điều này đảm bảo Hiến pháp
luôn được đảm bảo, vì thế ở nước ta không cần phải có một cơ quan riêng biệt
như Tòa án Hiến pháp bảo vệ không cho vi Hiến. Cơ chế bảo Hiến ở nước ta là cơ
chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo hiến theo việc giám
sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn bộ họat động của
Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật khác để nó không trái
với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ chế giám sát đó được
thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi
năm 2001):
-
Điều 83: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp...
Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước".
-
Điều 84: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1-
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2-
Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;...
9-
Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái
với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; ...
13-
Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc
tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;"
-
Điều 91: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây:...
3-
Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;...
5-
Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình
Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6-
Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết
sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng
nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân"
-
Điều 94, 95 quy định Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội giám sát việc
thi hành pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
-
Trong các chế định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân, hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân, viện
kiểm sát nhân dân bảo vệ Hiến pháp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
Không
những vậy, pháp luật hiện hành có quy định cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp
thông qua việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật
- một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế bảo hiến. Theo đó, Quốc hội
thực hiện quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và có quyền bãi bỏ căn bản của các cơ quan này nếu
văn bản đó được ban hành trái với với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, thủ
tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có quyền đình chỉ văn bản của những cơ
quan này nếu trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban của quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và tính
thống nhất của hệ thống pháp luật đối với cá dự án luật, pháp lệnh khi trình Quốc
hội, ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Thủ tướng có việc đình chỉ việc thi
hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân
dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, đình chỉ thi hành Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nếu nó trái Hiến pháp. Hội đồng nhân dân
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và có quyền bãi bỏ nếu trái Hiến pháp.
Chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, đình chỉ việc thi
hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Qua
các quy định trên ta có thể thấy rằng Việt Nam đã có một cơ chế giám sát toàn
diện và đầy đủ, ở đây nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát thông qua đại diện
ưu tú nhất của họ là các đại biểu Quốc hội, và chỉ có Quốc hội mới có quyền đưa
ra những phán quyết liên quan đến Hiến pháp. Đồng thời Hiến pháp nước ta đã quy
định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp không phải chỉ của một cơ quan hay một bộ phận
nào hết, ai cũng có trách nhiệm và quyền được bảo vệ Hiến pháp, đây là cơ chế
thuận lợi để phát huy tính dân chủ của nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Với
cơ chế bảo vệ như trên, Việt Nam hoàn toàn đảm bảo được cơchế bảo Hiến. Vì vậy không cần thiết phải lập Tòa án Hiến pháp, bắt chước một cách máy
móc mô hình của các nhà nước Âu - Mỹ có chế độ chính trị và điều kiện kinh tế
xã hội khác nước ta??? Phải chăng mục đích của các nhà “dân chủ” không phải là
muốn bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ sự ổn định chính trị của đất nước, vì mục tiêu
dân chủ và phát triển mà còn có mục đích nào khác đây???
Kinh Kha