Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định và
thay thế bởi chủ nghĩa xã hội. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu của các nước
XHCN cũng như TBCN đã khẳng định. Tuy nhiên dường như các nước TBCN đang cố
tình không thừa nhận thực tế này và họ đang cố gắng “điều chỉnh” chính bản thân
mình với hy vọng những sự “điều chỉnh” đó sẽ là “cứu cánh” của CNTB. Vấn đề đặt
ra là những sự “điều chỉnh” đó liệu có giúp CNTB giải quyết được những mâu
thuẫn nội tại hay không, có giúp CNTB trở thành “thiên đường” của xã hội loài
người không?
Trước hết cần phải thấy rằng CNTB hiện đại đang có
những “điều chỉnh” nhằm thích ứng với bối cảnh mới của thời đại, Hiện tại CNTB
vẫn còn tiềm năng phát triển. Để duy trì tiềm năng ấy, từ cuối thế kỷ XX đến
nay, dựa vào thành tựu của khoa học-kĩ thuật và công nghệ, CNTB hiện đại đã
thực hiện nhiều biện pháp “điều chỉnh”. Ở phạm vi quốc gia, CNTB hiện đại cố
gắng xây dựng một hệ thống pháp luật nhà nước đa dạng, phổ cập trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho quá trình “điều chỉnh” của tư bản tư
nhân đối với các quá trình kinh tế. Để điều hòa các mâu thuẫn nội tại của nó,
CNTB tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Động thái này được tiến hành trong sự kết hợp với việc nâng
cao tính cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất, giảm bớt chi phí xã hội,
mở rộng môi trường cạnh tranh… Vì thế việc Nhà nước tư sản ở các nước công
nghiệp phát triển chiếm hữu và phân phối từ 30% đến 60% thu nhập quốc dân và sử
dụng một phần từ siêu lợi nhuận thu được để trả công cho người lao động dễ tạo
ra trong người lao động một “ảo giác” về tình trạng không bị bóc lột.
Nhưng cần phải thấy rằng, dù có “điều chỉnh” như thế
nào thì CNTB cũng không thể khắc phục được các mâu thuẫn cơ bản của nó. Đi từ
kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp đến chủ nghĩa tự do mới
rồi đến với chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể tìm ra lối
thoát bởi tính chất tích kỷ và bản chất bóc lột của nó vẫn không thay đổi. Mọi
sự “điều chỉnh” để thích ứng của CNTB tiếp tục đưa lại hệ quả xấu là khoét sâu
thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm cho các nước nghèo, người nghèo ngày
càng nghèo hơn, các nước giàu, người giàu ngày càng giàu hơn. Khi mọi chi phí
được nhà nước tư sản sử dụng đều có nguồn gốc từ túi tiền của người nghèo,
người lao động ở chính quốc và từ việc đầu tư ra các nước chậm phát triển để
trốn thuế, khai thác tài nguyên, sử dụng nhân công rẻ mạt, thì mọi “điều chỉnh”
rốt cuộc chỉ nhằm tăng lợi nhuận cho giai cấp tư sản đang thống trị xã hội.
Chính vì không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản mà
chủ nghĩa tư bản hiện đại đã phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng cao
(năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp của các nước tư bản Châu Âu khoảng 12%, cá biệt có
những nước lên tới 48%), khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng
nợ kéo dài của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), phong trào “Chiếm
phố Wall”. Khẩu hiệu “99%” của những người tổ chức phong trào “Chiếm phố Wall”
cho thấy sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc và sự bất công trong xã hội Mỹ nói riêng
và ở các nước tư bản phát triển nói chung. “99%” là hàm ý đại diện cho 99% dân
nghèo hay chỉ đủ ăn. Trong khi đó 1% người giàu lại điều khiển guồng máy kinh
tế tài chính của nước Mỹ. Những người tổ chức phong trào “Chiếm phố Wall” đưa
ra thông điệp: “Đoàn kết trong cùng một tiếng nói, chúng ta sẽ cho các chính
trị gia và các nhà tài phiệt mà họ phục
vụ biết rằng, chính chúng ta, nhân dân, quyết định tương lai của chúng ta”.
Theo giáo sư Joseph Stigligtz ở đại học Columbia (New York) hiện nay chỉ 1%
người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của quốc gia, trong khi 80% người
dân thu nhập ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Về nợ cá nhân,
giáo sư G.William Domhoff ở Đại học California (Santa Cruz) cho biết: 1% người
giàu nhất gánh chỉ 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức
lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó. Giáo sư Jefferey David Sachs ở Đại học
Columbia cho rằng: chính quyền và cơ chế
hiện nay của nước Mỹ nói riêng, của thế giới tư bản nói chung là của 1%, do 1%
và vì 1% (của số người chiếm 1% dân số, do số người chiếm 1% dân số, và vì số
người chiếm 1% dân số).
Học giả Noam Chomsky đã từng viết: “Nợ nần của các hộ
gia đình là rất lớn, nhưng tôi sẽ không quy trách nhiệm cho từng cá nhân bởi
điều đó. Cái chủ nghĩa tiêu thụ này bắt nguồn từ bản chất xã hội của chúng ta,
một xã hội bị chi phối bởi những lợi ích thương mại. Có một guồng máy tuyên
truyền ồ ạt níu kéo mọi người với tiêu thụ. Tiêu thụ mang tính tích cực cho lợi
nhuận và cho sự thiết lập, củng cố chính trị”.
Tóm lại, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không bao
giờ thay đổi, những mâu thuẫn nội tại của CNTB là không thể giải quyết dù CNTB
có “điều chỉnh” gì đi chăng nữa. Quy luật phát triển của các hình thái kinh tế
xã hội là không thể cưỡng lại, xã hội loài người nhất định tiến lên CNXH.
Búa
liềm
Quy luật tự nhiên là vậy, kẻ nào đi trái lại những gì tự nhiên thì sẽ tự diệt vong thôi!
Trả lờiXóaTư bản chủ nghĩa có quá nhiều điều bất công, rồi thì các nước tư bản sẽ phải nhận ra 1 điều rằng họ cần phải thay đổi để tự cứu lấy bản thân
Trả lờiXóahãy đọc bộ tư bản của ông MÁc :))
Trả lờiXóacai bo nay co biet nhung bo ai ma đọc nổi, khà khà
Trả lờiXóamà có biết lên được cộng sản không ta, biết là phải tin vào Đảng rồi
Trả lờiXóaSự nghiệp cách mạng chắc chắn sẽ thành công. Chúng ta phải có niềm tin vào Đảng
Trả lờiXóaTư bản rồi cũng sẽ đến lúc sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội lên ngôi là điều tất yếu của thế giới
Trả lờiXóaVấn đề của tư bản bây giờ chỉ còn là thời gian thôi. Nếu Tư bản ko có cách nào để giải quyết những vấn đề hiện nay thì sự diệt vong sẽ đến rất gần
Trả lờiXóaTư bản có những bước thay đổi mình để thích nghi với thay đổi của thế giới hiện tại và chúng vẫn đang vững mạnh. chúng ta có con đường riêng và cũng có những bước đi riêng cho con đường của mình. Xã hội tương lai là của chủ nghĩa xã hội.
Trả lờiXóachủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định và thay thế bởi chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật tất yếu.
Trả lờiXóabản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không bao giờ thay đổi, những mâu thuẫn nội tại của CNTB là không thể giải quyết
Trả lờiXóaTóm lại, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không bao giờ thay đổi, vẫn là bóc lột nhân dân
Trả lờiXóaChúng ta phải có niềm tin vào Đảng, chắc chắn sẽ thành công
Trả lờiXóaông cha chúng ta đã mất bao nhiêu công sức để gây dưng lên 1 đất nước tươi sáng như thế này chúng ta fai tin tưởng vào đảng nhà nước
Trả lờiXóachúng ta có con đường riêng và cũng có những bước đi riêng cho con đường của mình. Xã hội tương lai là của chủ nghĩa xã hội
Trả lờiXóamỗi quốc gia có 1 hướng đi khác nhau và đối với nước ta đó là 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh
Trả lờiXóachủ nghĩa tư bản vói nhiều bất công đương nhiên sẽ bị diệt vong
Trả lờiXóanói tó tư bản mỗi người ta lại nhìn thấy sự bóc lột ở đâu đó.
Trả lờiXóaTư bản chủ nghĩa có quá nhiều điều bất công vì vvaayj theo quy luật tự nhiên thì chế đọ này sẽ bị diệt vong thôi
Trả lờiXóachủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định và thay thế bởi chủ nghĩa xã hội.vì những lợi ích mà CNXH mang lại nhiều hớn mới hơn
Trả lờiXóaCNTB hàng loạt những bất công sự bình đẳng của công dân sẽ k còn nên tất yêu CNTB sẽ phải bị diệt vong
Trả lờiXóabản chất của tư bản rất khó thay đổi
Trả lờiXóabản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không bao giờ thay đổi, những mâu thuẫn nội tại của CNTB là không thể giải quyết
Trả lờiXóaù có “điều chỉnh” như thế nào thì CNTB cũng không thể khắc phục được các mâu thuẫn cơ bản của nó
Trả lờiXóaphải tin vào Đảng,nhà nước thì mới có 1 tương lai tươi sáng chứ
Trả lờiXóahy vọng đất nươc ta sẽ cang ngày càng phát triển
Trả lờiXóaẤy vậy mà vẫn còn bộ phận nhỏ trong số họ chưa thực sự hồi tỉnh. Vẫn chấp nhận cuộc sống cây tầm gửi sống trên đất người, bám riết lấy thân chủ. Hơn ba chục năm, từ chống Cộng đi tới chống lại dân tộc, chưa có lần nào đạt được thắng lợi cho dù là cỏn con. Kết quả là đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ hi vọng rồi thành ảo vọng, tương lai thì mù mịt, quanh quẩn chỉ lừa bịp nhau và nuôi dưỡng hận thù. Ôm lấy quá khứ để tự an ủi mình, sống cho qua ngày, đoạn tháng vì họ đã tự mình đánh mất quê hương.
Trả lờiXóaTHế giới Tư bản sẽ lụi tàn và thay vào đó là CNXH
Trả lờiXóaTrong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều quốc gia có số lượng người thất nghiệp cao, không có lương, thậm chí nhiều người đã trở nên không nhà không cửa. Trong tình hình đó, xã hội ta vẫn chăm lo đến con người, điều đó thể hiện bản chất chế độ xã hội ta.
Trả lờiXóaTheo tôi, lúc này không có cách nào khác ngoài cách chung sức nhau để vượt qua khó khăn, tránh tình trạng người nọ ghen ghét người kia, không đoàn kết với với nhau, nhân dân không đồng tình với các nhà quản lý... Càng khó khăn, chúng ta càng cần phải đoàn kết để tạo ra sức mạnh.
Trả lờiXóaChỉ cần mọi người dân ủng hộ đảng thì đất nước ta sẽ sớm tiến lên CNXH
Trả lờiXóaTư bản không sớm thì muộn cũng sẽ bị sụy đổ... Tự suy
Trả lờiXóaMả
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNẾU KHÔNG BIẾT GÌ ,THÌ CÁC BẠN HÃY NHÌN CÁC NƯỚC CỘNG SẢN Ở ĐÔNG ÂU VÀ CÁI NÔI CỘNG SẢN LIÊN BANG XÔ VIẾT NHÁ
Trả lờiXóaCác bác làm tuyên huấn cần xem lại đi,có mỗi vài cái còm rồi ghi đi ghi lại thành nhiều tác giả khác nhau còn nội dung thì y nguyên.Chán cho các bác quá.Hơn nữa nên vắt tay lên trán mà nghĩ cách thoát khỏi các tệ nạn hiện đang kìm hãm tiến trình phát triển kinh tế xã hội của VN ta,thay vì đi lo cho sự diệt vong của CNTB.
Trả lờiXóaTrong thế giới hiện nay,CNTB đang như một chủ thể có tiềm năng tự điều chỉnh cao nhất để tồn tại.Hiện chưa thấy có nước tư bản phát triển nào giãy chết để một nước XHCN thế chỗ vào đó cả,chỉ thấy CNTB điều chỉnh theo kiểu xã hội dân chủ phúc lợi cao như Bắc Âu và cái này thì các nước XHCN cũng nên học tập theo cho được đi ,trước khi nói họ giãy chết.
Thời người ta thấy TB bóc lột CN mà Mác sống đã qua lâu rồi,nay khoa học công nghệ mới làm ra nhiều lợi tức chứ không phải lao động cơ bắp.
Nói về vật chất thì một công dân bình thường ở VN bây giờ cũng đế vương gấp nhiều lần vua chúa phong kiến VN ngày xưa đó.Công nghệ tức tri thức mới làm thay đổi thế giới này chứ không phải lao động cơ bắp,không phải giai cấp công nhân chung chung như Mác nghĩ ngày xưa nữa đâu.
Rất nhiều nhà tư bản lớn như cái ông Bill gì đó ở Hoa Kỳ đã sang thăm VN chúng ta gần đây chẳng hạn ,họ làm việc vì tham vọng cống hiến cho loài người là chính chứ không phải chỉ vì tiền bạc .Nếu vì tiền bạc thì mười đời sau họ cũng chẳng tiêu cho hết được số tiền do lao động sáng tạo của họ mà có!
Như thế mà nói vơ đũa cả nắm rằng bản chất tư bản là bóc lột là quê lắm ,là khó tiêu hóa lắm ,rất không quân tử đâu nhé.
ốp lưng kiêm gậy tự sướng
Trả lờiXóa