Đặt nhân quyền
cao hơn chủ quyền là chiêu bài của Mỹ và một số nước phương Tây nhằm can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia. Sự thật pháp luật quốc tế có xem nhân
quyền cao hơn chủ quyền? Và liệu rằng đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền thì quyền
con người có được đảm bảo một cách thực sự?
Luật pháp quốc tế
hiện đại đặt chủ quyền quốc gia lên vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc
tế, điều này được thể hiện qua các văn kiện: Điều 2 - Hiến chương Liên Hợp quốc,
Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa (1960), Tuyên bố
về tính không thể chấp nhận của việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác và về việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của các nước (1965), Tuyên bố về các
nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc…
Trong tiến trình
phát triển, một trong những thành tựu của nhân loại là đưa nhân quyền vào hệ thống
pháp luật quốc tế và quốc gia. Một số học giả phương Tây cho rằng, việc pháp điển
hóa nhân quyền trong luật quốc tế đã đẩy khái niệm chủ quyền quốc gia xuống thứ
yếu. Theo họ, nhân quyền phải được đặt cao hơn chủ quyền. Để đảm bảo nhân quyền
cần thiết phải giới hạn, thậm chí xâm phạm chủ quyền.
Không ai phủ nhận
vai trò của cá nhân – những thực thể cấu thành xã hội loài người nói chung, các
cộng đồng dân tộc nói riêng. Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền
con người, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến
bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan
hóa các quyền cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo vệ
các quyền của mọi cá nhân?
Một thực tế
không thể phủ nhận rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với
cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền tự do,
nhưng nhất thiết không phải là những quyền tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân có
các quyền tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá
nhân, có quyền tập thể của cả cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những
lợi ích chung của tất cả các cá nhân thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn
không phải là sản phẩm của sự tự biện mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại
và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế
về nhân quyền. Chỉ đơn cử, sau khi ghi nhận các quyền cá nhân, Tuyên ngôn thế
giới về nhân quyền tại Điều 29 đồng thời quy định rằng, các quyền cá nhân sẽ bị
hạn chế nếu điều đó là cần thiết để đảm bảo lợi ích chính đáng về đạo đức, trật
tự công cộng và phúc lợi chung xã hội. Như vậy có nghĩa là quyền của cộng đồng
phải được đặt cao hơn các quyền của cá nhân. Cực đoan hóa các quyền cá nhân tất
yếu dẫn tới vi phạm các quyền của cộng đồng, làm tổn hại lợi ích chung của toàn
xã hội.
Một câu hỏi được
đặt ra là liệu nhân quyền của các cá nhân có thể được đảm bảo trên thực tế khi
dân tộc họ bị mất tự do?
Nhân quyền dựa
trên nguyên tắc cơ bản là bình đẳng. Khái niệm bình đẳng hiểu theo nghĩa đầy đủ,
bao gồm bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các quốc gia, dân tộc, vì xét về mặt
xã hội, không có cá nhân nào tồn tại ngoiaf quốc gia, dân tộc. Điều đó có nghĩa
là, chỉ khi các quốc gia, dân tộc bình đẳng thì các cá nhân của các quốc gia,
dân tộc đó mới được tự do, bình đẳng.
Bởi vậy, ngay từ
khi nhân quyền được pháp điển hóa trong luật quốc tế, có một nguyên tắc mặc
nhiên được thừa nhận đó là, chủ quyền quốc
gia là tiền đề để đảm bảo nhân quyền. Không chỉ vậy, theo tinh thần của hai
công ước năm 1966, chủ quyền quốc gia là một dạng đặc biệt quan trọng của nhân
quyền (một quyền con người cụ thể).
Lịch sử Liên hợp
quốc cho thấy, một phần quan trọng trong các hoạt động thúc đẩy nhân quyền của
tổ chức này hơn 50 năm qua được dành cho cuộc đấu tranh giành chủ quyền của các
dân tộc thuộc địa mới được hưởng các quyền và tự do như công dân của mẫu quốc từng
đô hộ họ.
Về phương diện đối
nội, cho dù là những chuẩn mực quốc tế, các quyền con người không mặc nhiên trở
thành hiện thực trên thế giới nếu không được thể chế hóa vào pháp luật, chính
sách của các quốc gia. Vì thế, chủ quyền quốc gia không làm tổn hại đến nhân
quyền, mà ngược lại, là điều kiện để sản sinh ra các công cụ hiện thực hóa nhân
quyền.
Đó là lý do giải
thích tại sao luật pháp quốc tế không chấp nhận hành động xâm phạm chủ quyền với
danh nghĩa bảo vệ nhân quyền. Thay vào đó, để thúc đẩy sự hưởng thụ nhân quyền
của tất cả thành viên trong “gia đình” nhân loại, Liên hợp quốc sử dụng các giải
pháp hợp tác, đối thoại và trợ giúp quốc tế.
Viễn
Đúng là Mỹ luôn sử dụng cái chiêu bài nhân quyền để áp đặt lên nước ta. Thật là nham hiểm
Trả lờiXóaĐất nước có được độc lập tự do thì lúc đó mới có nhân quyền được!
Trả lờiXóaThử hỏi 1 nước mà ko có độc lập thì nhân dân làm sao mà có tự do được chứ?
Trả lờiXóaĐộc lập tự do đã có rồi, Đảng và nhà nước đang thực hiện các chính sách để đáp ứng tốt nhất quyền và lợi ích cho nhân dân!
Trả lờiXóachiêu bài của Mỹ là đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Trả lờiXóanhân quyền cao hơn chủ quyền thì quyền con người có được đảm bảo một cách thực sự?
Trả lờiXóaĐất nước tự do thì con người mới được tự do, mới đảm bảo được quyền con người của mình chứ.
Trả lờiXóaĐó chỉ là chiêu bài của Mỹ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
Trả lờiXóacái bài đó ai cũng biết bạn ạ nhưng mà mình thì làm được đâu
XóaMột trong số 5 anh em siêu nhân :D
Trả lờiXóaLuôn phải đưa vấn đề chủ quyền lên trên vấn đề nhân quyền để không bị các nước lợi dụng. Tất cả các nước trên thế giwois đều làm như vậy... hiện nay chiêu bài của Mỹ là quá rõ ràng nên chúng ta càng phải cẩn thận hơn trong những vấn đề nhạy cảm này
Trả lờiXóaCHủ quyền của 1 quốc gia ddc đặt lên trên hết... Không 1 quốc gia nào đc can dự vào nội bộ của quốc gia khác
Trả lờiXóadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam, ở nước ta những thành tựu đạt được trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền là rất to lớn và hết sức cơ bản. Điều này xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, như Đảng ta đã khẳng định “Dân chủ là quy luật hình thành, phát triển, và tự hoàn thiện của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa; nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta”. Quá trình nhận thức, phát triển đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng ta về vấn đề quyền con người luôn được bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Những quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân chủ nhân quyền thể hiện xuyên suốt trong đường lối của Đảng qua các thời kỳ phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaLà một dân tộc phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của cả cộng đồng cũng như từng cá nhân. Đo đó, đối với dân tộc ta độc lập dân tộc là quyền lớn nhất, một đòi hỏi thiêng liêng. Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của nhân dân hòa quyện làm một, Người đã từng nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” có thể nói cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tôn trọng bảo vệ quyền độc lập tự do của một dân tộc với các quyền cơ bản thiêng liêng của con người
Trả lờiXóatheo tôi thì những nước mà đã và đang can thiệp vấn đề nhân quyền của các nước khác trước hết cần phải xem xét lại mình, một khi mình đã tốt thì mới có thể can thiệp được nước khác và khi đó nói họ mới nghe được. Và khi can thiệp thì nên theo phương châm là góp ý xây dựng, chỉ ra cho những nước vi phạm những điểm họ đã vi phạm, chứ không phải là bắt họ phải làm thế này thế kia, như thế là kiểu ra lệnh, là không tôn trọng quyền tự quyết của các nước khác.
Trả lờiXóaTrải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chúng ta có thể khẳng định rằng quyền con người luôn luôn gắn bó mật thiết, chặt chẽ quyền dân tộc và chủ quyền của quốc gia. Quyền con người chỉ có khi dân tộc đó được hưởng tự do, dân chủ, chủ quyền quốc gia được giữ vững và ngược lại nếu quyền dân chủ, chủ quyền quốc gia không được đảm bảo đồng nghĩa với việc quyền con người cũng không được coi trọng. Không bao giờ nhân quyền có thể cao hơn chủ quyền.
Trả lờiXóaLuận thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền là hoàn toàn sai lầm. Có một số nước luôn cho rằng mình là đại diện của nhân quyền, của chính nghĩa, đại diện cho nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, gây xâm phạm chủ quyền một cách nghiêm trọng. Trong khi, ở chính nước họ, nhân quyền là một thức gì đó rất xa xỉ. Việt Nam là một đại diện tiêu biểu của sự kết hợp chặt chẽ giữa Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và chủ quyền quốc gia.
Trả lờiXóa"Nhân quyền cao hơn chủ quyền'', ''Nhân quyền không biên giới'', ''Chủ quyền hạn chế'', ''Can thiệp nhân đạo''... là những cách diễn đạt khác nhau của cùng một tư tưởng lý luận và ý đồ chính trị của các thế lực cực hữu phương Tây dùng dân chủ, nhân quyền làm công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước XHCN và các quốc gia đi theo con đường độc lập dân tộc.
Trả lờiXóaĐể bác bỏ luận điểm ''Nhân quyền cao hơn chủ quyền'', chúng ta cần phân tích luận điểm này một cách có hệ thống trên cả hai bình diện: tư tưởng chính trị và pháp lý quốc tế.
Xét về tư tưởng chính trị, quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Tất cả các quốc gia dân tộc đều có những đóng góp vào giá trị đó. Quyền con người là thành quả của các cuộc đấu tranh: đấu tranh giai cấp, chống áp bức, bóc lột; đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh chống lại sự suy thoái về đạo đức, lối sống, hướng đến sự hoàn thiện phẩm giá con người. Với chúng ta, bảo đảm quyền con người chân chính thuộc bản chất của chế độ xã hội XHCN của Đảng và của Nhà nước ta.
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã đặt quyền con người vào trong tiến trình lịch sử, rằng, những quyền đó gắn liền với Nhà nước và pháp luật. Quyền con người, do đó không thể không in dấu ấn giai cấp, nhất là khi vận dụng nó trong cuộc đấu tranh giai cấp cũng như đấu tranh giành độc lập dân tộc. Quyền con người đã từng là vũ khí đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm lật đổ sự thống trị bởi vương quyền, thần quyền và dùng để củng cố địa vị thống trị của mình.
Trả lờiXóaXét trên phương diện pháp lý quốc tế trước khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, quyền con người chỉ tồn tại trong Luật Hiến pháp, có nghĩa chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi nội bộ của mỗi quốc gia. Từ khi Liên hợp quốc thành lập (1945) cùng với Hiến chương Liên hợp quốc và các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người ra đời, quyền con người đã trở thành một chế định trong Luật quốc tế. Từ đây, quyền con người được bảo đảm bởi cả hai cơ chế, cơ chế quốc gia và cơ chế quốc tế. Đây chính là cơ sở lịch sử - chính trị của luận điểm ''Nhân quyền cao hơn chủ quyền''.
Bác bỏ luận điểm ''Nhân quyền cao hơn chủ quyền'' cần phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết với cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người.
Trả lờiXóaV.I.Lênin đã đề cập tới quyền dân tộc tự quyết trên tinh thần cách mạng và khoa học. Người nói: ''Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là sự phân lập của các dân tộc đó, với tư cách là quốc gia, ra khỏi tập thể các dân tộc khác, có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập". Người còn nhấn mạnh, quan điểm của chủ nghĩa xã hội đối với các dân tộc bị áp bức là: ''Chủ nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải lập nên chế độ dân chủ hoàn toàn và do đó, không những làm cho các dân tộc hoàn toàn bình đẳng với nhau, mà còn thực hành quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức''. Thực tiễn lịch sử ghi nhận, nhà nước Xô-viết đã giành quyền dân tộc tự quyết cho các dân tộc chung sống trong Liên bang cộng hòa XHCN Xô-viết bao gồm cả quyền tách khỏi Liên bang như trưởng hợp Phần Lan.
luận điểm ''Nhân quyền cao hơn chủ quyền'' trên phương diện Luật quốc tế, không có căn cứ bởi vì chủ thể của Luật quốc tế là các quốc gia, chứ không phải là các cá nhân. Không phủ nhận rằng, trong Luật quốc tế về quyền con người, tư cách pháp lý của cá nhân cũng có thể được xác lập với điều kiện có sự cam kết của các chính phủ tham gia Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất. Song, cho đến nay, Việt Nam và nhiều quốc gia chưa thừa nhận Nghị định thư này. Xét về nội dung việc bảo đảm các quyền con người ở mỗi quốc gia theo Công ước quốc tế còn phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi nước. Pháp luật quốc tế không cho phép bất cứ quốc gia nào hay tổ chức quốc tế nào được phép can thiệp vào vấn đề nhân quyền của mỗi nước. Những mâu thuẫn hoặc khác biệt nào đó giữa các quốc gia trên lĩnh vực này chỉ có thể được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và đối thoại xây dựng.
Trả lờiXóaLuận điểm ''Nhân quyền cao hơn chủ quyền'' là một trong những nội dung cơ bản của cuốn sách "Ngoại giao nhân quyền'' do D.Niu sơn viết và xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1966. Các lực lượng cầm quyền Hoa Kỳ cho rằng, hệ tư tưởng tư sản với tự do, dân chủ nhân quyền là thế mạnh của họ. Hoa Kỳ có thể giành được ưu thế chính trị nếu biết dựa trên quan niệm dân chủ, nhân quyền trong hoạt động đối ngoại.
Trả lờiXóađặc điểm của tình hình quốc tế liên quan tới quyền con người hiện nay đó là sự hình thành cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người với hệ thống các cơ quan nhân quyền rộng lớn có sự tham gia (ở những mức độ khác nhau) của các thành viên Liên hợp quốc. Hiện nay, Việt Nam đang là một thành viên tích cực. Chúng ta đã tham gia Ủy ban nhân quyền và đang tiếp tục ứng cử làm thành viên ủy ban này trong nhiệm kỳ tới. Các chuẩn mực cơ bản về quyền con người, được xem như Bộ luật quốc tế đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Trả lờiXóaỞ châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã hình thành tổ chức nhân quyền khu vực bao gồm cả Tòa án Nhân quyền. Nhân quyền đang trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế.
Trong điều kiện cơ chế quốc tế đã hình thành, hiện nay, giải quyết những vấn đề nhân quyền chúng ta cần phải tính đến các nhân tố quốc tế. Cuộc đấu tranh chống ''diễn biến hòa bình'' nói chung, đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cuộc đấu tranh này cần phải phục vụ cho mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược cách mạng hiện nay: xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế, văn hóa đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, bảo vệ quốc gia và an ninh xã hội. Trong khi kiên quyết và kiên trì cuộc đấu tranh chống ''diễn biến hòa bình'', bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh bảo vệ vững chắc chế độ
Xóachính trị, an ninh quốc gia, chúng ta cần phải chống lại âm mưu và thủ đoạn bôi nhọ, hạ thấp hình tượng cao đẹp của Việt Nam đã hình thành trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Chúng ta có thể và cần phải đấu tranh chống lại âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền cô lập Việt Nam, cản trở và ngăn chặn Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Thực ra luận thuyết trên chỉ là một hình thức biến tướng của chủ nghĩa thực dân mới. Bởi vì trước đây, để mở rộng thuộc địa, các nước đế quốc thường sử dụng phương thức cổ điển là đánh thành và chiếm đất. Còn ngày nay, họ trắng trợn can thiệp vào nội bộ các nước có chủ quyền bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn và hình thức khác nhau, không hẳn vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ mà vì muốn áp đặt quan niệm “nhân quyền” của mình đối với quốc gia, dân tộc khác. Cần phải nói ngay rằng, những người đưa ra và cổ súy cho luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, hay “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền không biên giới”, ngay từ đầu họ đã cố tình hoặc lảng tránh một lẽ đơn giản là, trên thế giới không thể có một con người nào sống ngoài cộng đồng quốc gia, dân tộc; càng không có cái thế giới tồn tại mà không cần rạch ròi biên giới giữa các quốc gia. Họ cũng bỏ qua một sự thật hiển nhiên là, thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa khác nhau.
Trả lờiXóaTrong các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, con người thuộc các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, cùng một lúc chịu sự tác động của hai mối quan hệ: quan hệ về nhân quyền và quan hệ về chủ quyền quốc gia. Quan hệ nhân quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia là quan hệ cộng đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Hai mối quan hệ cơ bản của con người là nhân quyền và chủ quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng một tuyến tiếp cận, và do đó, không thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn cái kia. Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng một bậc với nhân quyền, rồi coi “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” là một việc làm khiên cưỡng, không lôgíc, phản khoa học và thiếu tính thuyết phục. Đó là một sai lầm về mặt phương pháp luận, một sự sai lầm từ gốc, nếu không nói đó là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, trắng trợn, có dụng ý xấu về chính trị.
Trả lờiXóanhân quyền bao giờ cũng hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội, một điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc và phạm vi lãnh thổ quốc gia, dân tộc nhất định, chịu sự quy định của các yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội của quốc gia, dân tộc đó. Một quốc gia, một dân tộc dù phát triển hay chưa phát triển, đều có một quan niệm riêng về nhân quyền và theo đó, có phương thức đảm bảo các quyền con người riêng, không giống các quốc gia khác.
Trả lờiXóaKhông thể một quốc gia nào áp đặt giá trị nhân quyền của quốc gia mình lên một quốc gia khác, cũng như áp đặt các quốc gia khác phương thức đảm bảo quyền con người của quốc gia mình, cho dù, nhân quyền có tính phổ biến cao. Hàng rào chủ quyền quốc gia ngăn cản mọi sự áp đặt vô lý đó. Nếu một quốc gia hoặc một giai cấp, một thế lực nào đó tự coi mình là đại diện cho nhân quyền toàn nhân loại, lấy tiêu chuẩn giá trị nhân quyền của nước mình áp đặt cho các nước khác, lấy quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền không biên giới” để làm cơ sở cho sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia độc lập, có chủ quyền là vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaLịch sử và hiện thực đã chứng minh, chủ quyền là nhân quyền tập thể của nhân dân một quốc gia, dân tộc, cho nên phải được tôn trọng và bảo vệ về mặt pháp lý quốc tế. Xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, dân tộc là chà đạp lên nhân quyền của toàn thể nhân dân nước đó. Vì lẽ như vậy, không thể có và không bao giờ có cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.
Xóachủ quyền quốc gia được xác lập là cơ sở để bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực của nhân dân mỗi nước. Một quốc gia không có (hoặc chưa có) chủ quyền dân tộc, thì không thể nói đến nhân quyền, đến “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của người dân. Nếu mất chủ quyền quốc gia thì còn đâu để nói đến nhân quyền. Luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản; cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia.
Trả lờiXóavề nguyên tắc cơ bản, việc thực hiện nhân quyền không bao giờ được tách rời với việc thực thi Hiến pháp, pháp luật của nhà nước đó. Cho nên, cần phải khẳng định lần nữa rằng, luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” thực chất là sự ngụy biện, phản khoa học, phản nhân văn và lừa bịp con người, tạo nên một thứ “bùa mê” nhằm mê hoặc con người rằng “nhân quyền cao hơn tất cả”. Luận thuyết đó hoàn toàn vi phạm nguyên tắc bình đẳng quốc gia và nguyên tắc chủ quyền bất khả xâm phạm mà luật pháp quốc tế đã xác lập. Xét đến cùng mục đích của luận thuyết đó chỉ nhằm thực hiện sự bá quyền và chính trị cường quyền, áp đặt “quan niệm giá trị” và thực thi chính sách “Ngoại giao pháo hạm” của các thế lực hiếu chiến, phản động quốc tế, tạo cớ để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, dân tộc khác.
Trả lờiXóaTrong nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn tăng cường các hoạt động phá hoại về chính trị, tư tưởng, vu cáo, công kích chế độ và sự lãnh đạo của Đảng ta. Chúng khuyến khích, tập hợp, hỗ trợ cho bọn phản động, bọn cơ hội, bất mãn phát triển lực lượng, hình thành lực lượng đối lập và các tổ chức phản động hòng gây mất ổn định chính trị, kinh tế của nước ta
Trả lờiXóaViệc cơ quan lập pháp của một quốc gia hằng năm tự cho mình quyền được phán xét, đánh giá, nhận định về tình hình nhân quyền của các nước khác trên thế giới, thậm chí ra “Đạo luật nhân quyền” đối với Việt Nam là một hành vi bất hợp pháp trong sinh hoạt quốc tế hiện đại, trong đó có các nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nước khác, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, đã được ghi tại Điều 1 và Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp quốc.
Trả lờiXóathực ra thì không có chủ quyền thì làm sao có nhận quyền được, vì thế chủ quyền của 1 dân tộc được giữ vững thì nhân quyền của con người được giữ vững, điều đó là hiển nhiên, có gì phải bàn cãi ở đây nữa, nếu bị đô hộ thì nhân quyền liệu có thể tồn tại
Trả lờiXóaNói nhân quyền cao hơn chủ quyền thì đúng là giở người thật rồi, đối với đất nước VIỆT NAM thì hai vấn đề này phải quan trọng như nhau. Nhưng vấn đề chủ quyền lại là một vấn đề sống còn, không thể không chú ý đến, một quốc gia có chủ quyền mới thể hiện được quyền con người một cách cụ thể. Vậy, bây giờ, nếu như chủ quyền của quốc gia mất đi, hoặc chủ quyền phụ thuộc vào một nước khác thì có thể coi là một quốc gia có chủ quyền và quyền của quốc gia đó nó đi đâu? suy cho cùng cái học thuyết này nó chỉ mang tính duy ý chí của một bộ phận nhỏ con người mà thôi, nhận thức như thế là hoàn toàn sai lầm.
Trả lờiXóaĐó là quan điểm không thực sự thuyết phục của các nhà rận chủ, một đất nước không có chủ quyền thì làm sao có được nhân quyền đúng không các bạn. Những quan điểm mà tác giả đưa ra tôi đồng ý, cách nhìn nhận vấn đề của các nhà rận chủ là hết sức lệch lạc, đó như là sự tạm thời có những kiểu suy nghĩ nông cạn mà không có những cái phản bác lại quan điểm của mình. Đó không phải là cách suy nghĩ khoa học , nên cần phải từ bỏ ngay tư tưởng nói "nhân quyền cao hơn chủ quyền"
Trả lờiXóatôi đồng ý với quan điểm của tác gải, nhân quyền là quyền con người, đó là một quyền rất cơ bản và quan trọng của con người, nhưng chủ quyền là một quyền quốc gia, thể hiện năng lực của quốc gia trên diễn đàn thế giói, nếu như chủ quyền quốc gia không còn thì liệu còn có nhân quyền cho quốc gia đó nữa không, đó là điều khogn thể, việt nam những năm còn lệ thuốc và các nước thực dân phương tây, đã chịu cuộc sống lầm than, không được đảm bảo quyền con người, cho nên quan điểm đó là hoàn toàn sai trái và không nên chấp thuận
Trả lờiXóanhân quyền và chủ quyền là hai lĩnh vực không thể đem ra so sánh ở đây, phải đảm bão hài hòa hai cái này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước, nếu như một quốc gia không có nhân quyền thì không thể có được sự phát triển cũng như sự mong muốn phát triển toàn diện trong nhân dân, nhân dân không được đảm bảo quyền cơ bản của mình thì không thể làm việc một cách tự nguyện và hết khả năng. tất nhiên nếu như một quốc gia không có chủ quyền thì không được goi là một quốc gia được và nếu như khi không còn quốc gia nữa thì ai có thể đảm bão nhân quyền cho các bạn, chẳng lẽ một nước thứ ba ư, hay đợi chính tổ chức liên hợp quốc, nước xa có thể cứu được lửa gần không. quốc gai khác ma có thể đảm quyền quyền nhân quyền cho một quốc gia khác một cách toàn diện mà không có một mục đích gì thì chưa thấy bao giờ và nó là quá xa thực tiễn
Trả lờiXóaý kiến đó quả là suy nghĩ và phát biểu của những kẻ bại não đầu óc không bàng loài heo...tất nhiên nhân quyền nó là những quyền cơ bản và quan trọng mà bất kỳ con người nào không phân biệt quốc gia dân tộc đều phải có và nó đã được cả thế giới chấp nhận..còn chủ quyền là chủ quyền của một quốc gia, là sự thiêng liêng của dân tộc..chỉ có người và dân tộc đó có quyền giải quyết các vấn đề của họ mà thui..
Trả lờiXóaNhân quyền dân chủ là những quyền của con người. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể đặt dân chủ nhân quyền lên trên chủ quyền của quốc gia của dân tộc được. Mỗi quốc gia mỗi dân tộc có những điều kiện thực tế riêng những thuận lợi cũng như khó khăn riêng trong việc giải quyết những vấn đề dân chủ nhân quyền. Nhà nước ta cũng thế vì vậy cần phải xử lí nó đúng với hoàn cảnh cũng như điều kiện thực tế của nước ta để đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Nhưng chúng ta cần phải hiểu một điều rằng bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người dân của toàn xã hội nên nó phải được đặt lên trên hàng đâu hơn bất kì những nhiệm vụ nào. Thế nên quan điểm nhân quyền cao hơn chủ quyền là không thể nào chấp nhận được bởi vì không độc lập chủ quyền thì làm sao có dân chủ nhân quyền được chứ.
Trả lờiXóaĐã có nhiều nước mượn vấn đề nhân quyền để can thiệp nội bộ của nước khác, tôi cho đó là sự vi phạm nghiêm trọng về chủ quyền dân tộc, về sự độc lâp và quyền tài phán của những nước bị can thiệp,Việt Nam đang rất làm tốt vấn đề nhân quyền hơn những nước đó rất nhiều, họ không có quyền gì, không có tư cách để áp đặt lên đất nước ta.
Trả lờiXóaQuan điểm này là một quan điểm hoàn toàn không hợp lý, không thể có chuyện nhân quyền cao hơn chủ quyền được. Vì một quốc gia muốn có nhân quyền trước tiên phải có chủ quyền, đó là một điều hoàn toàn đúng đắn không thể chối cãi được. Thử hỏi một quốc gia bị đất nước khác đô hộ thì lấy đâu ra quyền của con người, quyền của công dân. Các Rận mà nói thế thì tôi hoàn toàn phỉ báng lên nhận thức non nớt và trẻ con của các vị rồi, không thể đồng quan điểm sai trái với các vị được.
Trả lờiXóaTất cả chúng ta phải tin tưởng vào niềm tin mà chúng ta đã chọn. Đảng đã lãnh đạo chúng ta đến với công cuộc hòa bình, giải phóng xây dựng đất nước, ấy vậy mà chúng ta lại quay lưng đi ư? Thật khó có thể chấp nhận được với những kẻ như thế đó. Theo tôi cần phải có hình phạt nghiêm khắc với những kẻ này.
Trả lờiXóaThủ đoạn chống phá của lũ rận này có vẻ ngày càng có những thủ đoạn mới đó, nhưng dù là có làm mới thì nội dung của nó vẫn là cũ rích mà thôi. Theo tôi việc này chúng ta cần phải bàn luận và tích cực tuyên truyền, để cho chúng thấy rằng chúng chỉ là thiểu số, và chúng là những con sâu mọt không bao giờ có thể thắng được.
Trả lờiXóaKhông có nước làm sao có nhà, nước mất nhà tan cái đó là chân lí bao đời nay đều thừa nhận. Có dân chủ mà lại nằm trong sự quản lí của quốc gia khác thì còn gì là dân chủ nữa. Hay các nhà rận chủ đã sống quen trong cái cảnh phải phụ thuộc vào kẻ khác rồi. Thật nực cười. Dân chủ hay chủ quyền cũng đều phải coi trọng cả, có dân chủ thì dân mới tin tưởng vào Đảng, có chủ quyền thì nhân dân mới có thể yên tâm làm an phát triển được chứ.
Trả lờiXóaThật là phát biểu liều. Nói như vậy chẳng nhẽ những công sức bao nhiêu thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc đổ hết xuống sông xuống bể hay sao? Chắc hẳn chỉ những kẻ không từng trải qua hay cũng chưa từng được dậy dỗ mới có thể thốt ra được những lời như thế. Ai cũng quý trọng bản thân thì lấy ai sẽ là người chịu hi sinh để bảo vệ tổ quốc? Nước mất thì nhân quyền tồn tại liệu có còn ý nghĩa nữa không?
Trả lờiXóaChủ quyền là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chuyển quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy đinh là di sản chung của nhân loại. Nếu không có quyền thì làm j có nhân quyền. Nhân quyền là do nhà nước quy định trong hiến pháp, 1 đất nước không có chủ quyền thì có còn coi là đất nước nưa không!
Trả lờiXóaSự hội nhập quốc tế không thể buông lỏng chủ quyền quốc gia. Có thể nói trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận thức đúng đắn về vấn đề chủ quyền và nhân quyền trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh hiện nay.
Trả lờiXóaCác thế lực trong và ngoài nước luôn cáo buộc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm nhân quyền, thiếu tự do dân chủ, đàn áp dân tộc tôn giáo. Mĩ luôn đưa Việt Nam vào danh sách các nước vi phạm nhân quyền, cần được Mĩ quan tâm đặc biệt. Đặc biệt tối ngày 11/9/2012, Nhà Trắng đã thông qua cái gọi là Dự luật Nhân quyền ở Việt Nam, tiếp tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo, tự do dân chủ. Đây chính là những luận điệu tuyên truyền, vu khống trắng trợn của chính quyền Mĩ đối với Nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóaNếu Hạ viện Mĩ thật lòng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy giúp Việt Nam là sạch hàng chục triệu lít chất độc da cam mà quân đội Mĩ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971 bởi việc để lại khối hoá chất độc hại này ở Việt Nam là sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người”
Trả lờiXóadưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt các chính sách nhằm đảm bảo triệt để quyền tự do dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo của toàn thể nhân dân Việt Nam. Điều đó đã được quy định cụ thể trong hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lờiXóaViệt Nam luôn duy trì chính sách bình đẳng dân tộc. Mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng, không phân biệt đối xử. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của các dân tộc, tạo điều kiên thuận lợi để bà con dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống, theo kịp sự phát triển của người kinh.Thế mà Mĩ vẫn luôn cho rằng ở Việt Nam không có nhân quyền.
Trả lờiXóadưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt các chính sách nhằm đảm bảo triệt để quyền tự do dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo của toàn thể nhân dân Việt Nam. Điều đó đã được quy định cụ thể trong hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lờiXóaMĩ vẫn không ngừng cáo buộc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo. Đây là những tuyên bố phi lí và còn ẩn chứa đầy mâu thuẫn trong khi chính trong nội bộ nước Mĩ lại đang tồn tại những vấn đề về nhân quyền.
Trả lờiXóaNhững chính sách tiến bộ về dân tộc, tôn giáo đã được triển khai thực hiện sâu rộng trên toàn quốc, phát huy những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Những bằng chứng thực tế đều chứng minh rằng Việt Nam hoàn toàn không hề vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo, bình đẳng dân tộc.
Trả lờiXóaMỹ cố tình dùng luận điệu xảo chá đề xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nếu Mỹ coi trọng nhân quyền đến vậy tại sao từ xưa Mỹ lại cố gắng tìm cách để dùng vũ lực để tấn công các nước khác thu lợi cho mình mà không nghĩ đến việc giải quyết hòa bình.
Trả lờiXóaMỹ luôn rao giảng về nhân quyền trong khi chính từ phía Mỹ cũng có những hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ví như việc Mỹ thường xuyên lợi dụng các hoạt động của Liên hợp quốc để có các động thái can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, gây chiến tranh vũ trang ở các quốc gia.
XóaMĩ đâu biết rằng những việc làm của mình đã và đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây nên những bức xúc sâu sắc cho loài người tiến bộ và cả trong chính nội bộ nước Mĩ.Việt Nam đã làm những gì tốt nhất để đem lại tự do, dân chủ và 1 cuộc sống hạnh phúc nhất cho từng người dân
Trả lờiXóaNhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, điều đó được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tuy nhiên những kẻ phản động lại lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng nhân quyền để chống phá cách mạng, đặc biệt là Mỹ, kẻ luôn đứng sau những hành động chống lại Đảng và Nhà nước ta.
Trả lờiXóaNhững cáo buộc cho rằng Việt Nam vi phạm về nhân quyền chỉ là sự vu khống trắng trợn nhằm phá hoại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam vẫn luôn đối xử công bằng với tất cả con người Việt Nam. Vấn đề phát triển tôn giáo luôn được nhà nước chú trọng và quan tâm
Trả lờiXóaĐấy chỉ là một cái cớ để Mỹ có thể gây sức ép lên Việt Nam mà thôi. Những cái mà Mỹ gọi là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, rồi dự luật H.R 1410 đều không có căn cứ, đều là những luận điệu xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta mà thôi.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn duy trì chính sách tự do tôn giáo. Mọi tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện phát triển, đều bình đẳng như nhau. Trong những năm gần đây, nhiều những trung tâm phật giáo, thiền viện phật giáo, giáo đường Thiên chúa giáo được tu bổ, mở rộng, hoặc xây dựng mới. Nhà nước cùng tiếp tục duy trì chính sách đoàn kết tôn giáo, cùng chung tay xây dựng đất nươc được toàn thể nhân dân hưởng ứng"
Trả lờiXóaNhư thế này mà Mỹ gọi là có vấn đề dân chủ tại Việt Nam Sao?
Tôi thấy ở Việt Nam chúng ta không hề có những sự bạo lực như những nước bên châu ÂU hay các nước theo chế độ tư bảo chủ nghĩa và chúng ta có một cuộc sống yên ổn hòa bình trong thế giới phẳng này thì tại sao người ta không công nhận những thành tựu đó chứ, hay là người ta không có nhận thức sao, người Việt Nam là một dân tộc đoàn kết , là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và sự ổn định, đừng có phủ nhận điều đó
Trả lờiXóađúng thế nhân quyền tại Việt Nam như thế rồi thì còn không biết hay sao mà nói đi nói lại nữa thế nhỉ, chẳng nhẽ không biết nhìn vào cuộc sống hiện tại cũng như đời sống của những người Việt Nam hiện tại mà nhận xét sao, không biết xã hội Việt Nam đó sao, không có một vụ khủng bố nào chứ có như ở nước ngoài người ta đi ngoài đường còn lo sợ đó thôi
Trả lờiXóachính xác là cái nhìn của họ luôn bị chi phối bởi mưu đồ chính trị thì không bao giờ có thể có sự khách quan, đúng đắn được.thế nên một khi đã ghét rồi thì có làm gì đi nữa vẫn thấy ghét,chúng đã liệt nước ta vào danh sách tiêu diệt rồi thì còn nói làm gì nữa,chúng ta cứ kệ căn bản minh ngay thẳng luôn tôn trọng nhân quyền nhân dân thì sao phải xoắn đứa nào cơ chứ
Trả lờiXóa