Đây
là một trong những câu hỏi lớn nhất của những người đã và đang tham gia phong
trào dân chủ ở trong, ngoài nước. Cho đến nay đã có không biết bao nhiêu người
đi tìm câu trả lời đó bằng những suy đoán, phỏng đoán, lý giải và cả tổ chức
hoạt động thực tế. Thật đáng tiếc, vẫn chưa có người nào, kể cả chính khách
hàng đầu nước Mỹ tìm ra được câu trả lời chính xác. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều
người đi tìm câu giải đáp và điều đáng ngạc nhiên có rất nhiều người đã đưa ra
nhận định, suy đoán khá lạc quan bằng những cụm từ hết sức cảm tính như “sắp
thành công”, “thời cơ đã đến”... Là một người có quá trình dài quen biết những
người chủ chốt của phong trào dân chủ ở trong nước, tôi cho rằng những nhận
định lạc quan ấy hết sức chủ quan, xuất phát từ những người không hiểu biết,
hoặc cố tình không hiểu về lực lượng dân chủ Việt Nam.
Có
thể khẳng định rằng lực lượng dân chủ ở trong nước có vai trò quyết định đến sự
thành, bại của phong trào. Vậy lực lượng dân chủ ở trong nước gồm những ai?
điểm sơ qua thì hiện nay còn xót lại mấy cụ: Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hà
Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc,… và trẻ hơn là Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam
Hải, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang,.. Tôi không bàn vấn đề ít hay
nhiều, vì có thể chỉ cần một người lãnh tụ có thể quy tụ được hàng triệu quần
chúng. Vấn đề quan trọng nhất là lý tưởng, là cái “chất” của các nhà dân chủ,
khả năng thống nhất, đoàn kết giữa họ.
Hệ
thống lại các thông tin rải rác thì rõ ràng có rất nhiều nhà dân chủ đã quy
hàng cộng sản Việt Nam, nhất là trong thời gian bị bắt, mặc dù sau khi trả tự
do họ vẫn tiếp tục hoạt động cho phong trào. Điển hình, ông Nguyễn Thanh Giang
chỉ sau chưa đầy hai tháng trong nhà giam đã viết tường trình “rất hối hận vì
đã quan hệ với tên phản động Nguyễn Gia Kiểng; ông Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến
khóc vì hối hận làm nhưng việc sai trái trước toà; Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí
Quang hứa sẽ không tiếp tục hoạt động nếu được trả tự do... Đỗ Nam Hải còn đưa
ra một lý do khá khôi hài để rút tên và xin thôi hoạt động là “chữ hiếu”, nếu
cứ như ông Hải thì tất cả mọi người đã và đang hoạt động chống lại thế lực cầm
quyền đều không có chữ hiếu, bởi xét cho cùng Nhà nước cầm quyền nào cũng dùng
gia đình để tác động làm nhụt ý chí những người chống lại họ. Điều này đã chứng
tỏ lòng trung kiên, vượt khó, khả năng chịu đựng, lòng tin vào lý tưởng là rất
kém, thậm chí có trường hợp là cơ hội chủ nghĩa. Có người lý giải rằng, những
việc này xảy ra là do cộng sản Việt Nam nhiều kế, lắm thủ đoạn nên các nhà dân
chủ buộc phải làm thế để cứu lấy mình. Nhưng xin thưa nếu ai đó đến thăm Hoả
Lò, Côn Đảo thì sẽ thấy người Pháp, Mỹ đàn áp cộng sản Việt Nam khủng khiếp hơn
bội lần. Thế mà tuyệt đại đa số những người cộng sản vẫn cự tuyệt không thoả
hiệp với kẻ thù, giữ vững lý tưởng, dù có phải chết, nhưng rất thanh thản. Vì
sao họ làm được điều này? hết sức đơn giản, những người cộng sản Việt Nam tin
rằng những việc họ đã làm là vì đất nước, Tổ quốc và họ chết cũng vì lợi ích
của đất nước, nhân dân, không vướng bận một chút riêng tư nào. Như vậy thẳng
thắn mà nói những người cộng sản Việt Nam họ trung kiên, dũng cảm, tính lý
tưởng cao hơn các nhà dân chủ rất nhiều. Họ dũng cảm, trung kiên là thế mà cũng
mất 45 năm mới thực sự thành công (1930 - 1975), cho nên thế hệ đưa phong trào
dân chủ thành công là chưa sinh và bao giờ sinh thì không ai có thể trả lời
được.
Một
trong những khâu yếu nhất của phong trào dân chủ ở trong nước chính là khâu
đoàn kết, thống nhất mà nguyên nhân quan trọng là do bị cuốn vào những mâu thuẫn,
tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại. Họ tranh nhau từng đồng USD
để bỏ túi chứ đâu có vì dân chủ. Chính vì thế phong trào dân chủ mãi chẳng đi
đến đâu.
Người nhặt nắng
Nguồn: vitoquocvietnam
Mấy ổng dân chủ này thì đoàn kết sao được chứ, các ổng này ổng nào cũng nhăm nhăm tư lợi cá nhân (mục đích là kiếm tiền mà), xưng danh mình là chủ tịch, thư kí đảng này đảng nọ để xin các anh bên ngoài ít USD thôi..
Trả lờiXóamọi người cộng sản đều trung kiên, dũng cảm, tính lý tưởng cao hơn các nhà dân chủ là điều đương nhiên
Trả lờiXóaxã hội chủ nghĩa luôn là cái đích tốt đẹp mà nhiều quốc gia hướng tới
Trả lờiXóamột tập thể lỏng lẻo không đoàn kết thì sẽ chẳng làm được gì
Trả lờiXóaông dân chủ nào cũng hám lợi cá nhân thôi
Trả lờiXóaĐảng là niềm tin, là hạnh phúc của dân tộc. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng.
Trả lờiXóangười nhặt nắng phân tích rất đúng
Trả lờiXóachắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời
Trả lờiXóanhân dân ta đoàn kết thì nước ta sẽ phát triển vững mạnh
Trả lờiXóaxhcn là nơi tốt đẹp mà ai cũng hướng đến
Trả lờiXóaMột trong những khâu yếu nhất của phong trào dân chủ ở trong nước chính là khâu đoàn kết, thống nhất mà nguyên nhân quan trọng là do bị cuốn vào những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại.vì thế đến bao giờ chung tay,đoàn kết dân chủ thì mới thành công được.
Trả lờiXóaTrong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều quốc gia có số lượng người thất nghiệp cao, không có lương, thậm chí nhiều người đã trở nên không nhà không cửa. Trong tình hình đó, xã hội ta vẫn chăm lo đến con người, điều đó thể hiện bản chất chế độ xã hội ta.
Trả lờiXóaTheo tôi, lúc này không có cách nào khác ngoài cách chung sức nhau để vượt qua khó khăn, tránh tình trạng người nọ ghen ghét người kia, không đoàn kết với với nhau, nhân dân không đồng tình với các nhà quản lý... Càng khó khăn, chúng ta càng cần phải đoàn kết để tạo ra sức mạnh.
Trả lờiXóabao giờ mà đất nước này không có những người lợi dụng chức vụ ham danh lợi,những người đứng đầu làm việc một cách chân thực,đứng đắn,làm việc vì nhân dân,vì đất nước chứ không phải vì đồng tiền thì may ra đến lúc đó nên dân chủ mới có thể thành công được.
Trả lờiXóaDân chủ kiểu Mỹ, bọn nhà trắng vẫn luôn mồn rêu rao dân chủ nhưng ngay trên đất nước nó vẫn còn những nhà tù bí ẩn, những phạm nhân bị tra tấn cực hình và bị xử tử không qua tòa án xét xử. Chỉ có mấy thằng hải ngoại mất dạy mới bám vào chân nó để ven vào cái dân chủ quay về chống lại chính đất nước, tổ tiên, dân tộc mình chỉ vì những đồng tiền bẩn.
Trả lờiXóa