Đa
nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học – triết học, xuất phát từ học
thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các Đảng phái và các tổ
chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII
khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống lại sự độc
quyền chân lý, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích
khác nhau chống lại sự hình thành các nhóm đa số chèn ép nhóm thiểu số, phát
triển quyền tự do dân chủ trong chế độ TBCN. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc
quyền tư bản xuất hiện thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở
thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm,
các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân
chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức tư bản độc
quyền lũng loạn.
Như
vậy, đa nguyên đa đảng không đảm bảo được dân chủ đích thực bản chất của dân
chủ là quyền lực thuộc về tay nhân dân. Muốn thực hiện được phải là người lao
động xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền
lực của mình. Trong chế độ TBCN, dựa trên quyền chiếm hữu tư nhân TBCN về tư
liệu sản xuất thì quyền lực thuộc về giai cấp tư sản bóc lột chứ không thuộc về
giai cấp công nhân và nhân dân lao động khác, không có dân chủ cho mọi giai
cấp.
Bản
chất của đa nguyên đa đảng trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục đích duy nhất là
bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột.
Ở
Mỹ bị chi phối bởi hai đảng là Dân chủ và Cộng hòa. Hai đảng này đều được tài
trợ bởi những tập đoàn kinh tế và họ đều ủng hộ, bảo vệ các tập đoàn kinh tế,
làm thiệt hại lợi ích nhân dân. Đa đảng ở Mỹ không đem lại dân chủ, thực tế, hệ
thống 2 Đảng ở Mỹ loại trừ bất kỳ tiếng nói của một quan điểm thiểu số nào, bác
bỏ bằng bất cứ giá nào.
Vậy
đa nguyên đa đảng trong chế độ TBCN dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân TBCN về
TLSX chỉ mang lại lợi ích cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ
đầy đủ và rộng rãi cho nhân dân lao động, không thể là giá trị chung áp đặt cho
các nước.
Ở
Việt Nam,
một Đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của cả dân tộc,
đại biểu lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Đảng
Cộng sản Việt Nam
xây dựng và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này đảm
bảo việc thực hiện dân chủ rộng rãi. Đảng lãnh đạo xã hội bằng Nghị quyết, chủ
trương, đường lối, chính sách, trong quá trình đã lấy ý kiến rộng rãi của nhân
dân. Khi mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, tầng lớp nhân dân đều có thể
đóng góp phản biện cho Đảng.
Việc
thiếu dân chủ ở một số chỗ chỉ là những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực
hiện dân chủ không phải là bản chất của Đảng Cộng sản. Thiếu sót này luôn được
Đảng chú ý để khắc phục.
Thế
lực thù địch xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo
đấu tranh giành độc lập, còn sang giai đoạn mới xây dựng đất nước phát triển
kinh tế xã hội thì không có khả năng, không đảm đương được vì vậy phải đa đảng
để phát huy trí tuệ, sức mạnh.
Sự
thực đã bác bỏ điều này ngay cả trong lịch sử và hiện tại.
Lịch
sử những năm trước 1930 Việt Nam còn tồn tại nhiều Đảng phái chính trị ngoài
Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSVN) còn một số Đảng phái theo hướng tư sản nhưng
cũng chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh lãnh đạo là Đảng duy nhất
đã lãnh đạo nhân dân giành lấy độc lập tự do, cách mạng tháng Tám thành công.
Năm
1945, Đảng Cộng sản Đông Dương vào hoạt động bí mật, nước ta cũng đã mở rộng
cho một số Đảng phái khác cùng tham gia nhưng trong quá trình cách mạng các
Đảng phái phản động có đường lối không đúng đắn đã bị chính nhân dân loại bỏ.
Sau
năm 1954, Mỹ và tay sai lập nên chính phủ tay sai tại miền Nam Việt Nam nhưng
mục đích của Đảng này là chống lại độc lập dân tộc, quyền lực của nhân dân lao
động, nên nhân dân đã đứng lên lật đổ.
Sau
1975, nền chính trị nhất nguyên được thiết lập một lần nữa Đảng Cộng sản được
nhân dân tin chọn làm Đảng lãnh đạo, đại diện duy nhất cho mình. Thắng lợi
trong đấu tranh giành độc lập và thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới do ĐCSVN khởi
xướng và lãnh đạo đã chứng minh điều đó.
Việt
Nam không chấp nhận đa
nguyên đa đảng vì đây là thủ đoạn thâm hiểm của chiến lược DBHB của chủ nghĩa
đế quốc và thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Từ
khi XHCN xuất hiện, thuyết đa nguyên chính trị, đa đảng đã trở thành công cụ
cho giai cấp tư sản chống lại các nước XHCN và các trào lưu tiến bộ trên thế
giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ chống lại nguyên
tắc tập trung dân chủ, nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của ĐCS, đẩy ra khỏi vị trí
lãnh đạo xã hội xây dựng Nhà nước theo mô hình TBCN, bề ngoài đại diện cho lợi
ích của các nhóm, các Đảng phái đối lập nhau. Nhưng thực chất là đại diện cho
lợi ích của giai cấp tư sản. Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ
thì chúng càng đẩy mạnh âm mưu này. Chúng nhằm làm mất ổn định chính trị xã
hội, tạo điều kiện thủ tiêu vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, chống Nhà nước XHCN.
Nếu
Việt Nam thực hiện đa nguyên đa đảng dưới sự bảo trợ dung túng của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch thì chắc một điều các tổ chức, Đảng phái chính trị
phản động tay sai của chúng sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng ta.
Lúc đó, đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn, cản trở sự phát triển của cả dân tộc.
Sự
mất ổn định vẫn diễn ra ở nhiều nước đa nguyên đa đảng như Phi-lip-pin,
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan ... đó là bức tranh thực tế để Việt Nam thấy và rút ra
bài học kinh nghiệm.
Thủy
triều đỏ
Một Đảng cho dễ quản lý, Bác Hồ quả là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta
Trả lờiXóaMột đảng là quá đủ, nhiều đảng để làm gì cơ chứ, miễn là đất nước ổn định và phát triển là được rồi
Trả lờiXóa