Trong thời gian qua, lợi dụng các diễn đàn quốc tế,
các đối tượng phản động người DTTS như Ksokos, Quảng Đại Đủ, Thành Thanh Dãi…
liên tiếp vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp, phân biệt đối xử với người DTTS,
kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đòi quyền tự quyết, xuyên tạc chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước ta về quyền của các DTTS.
Sự thật đã rõ, số đối tượng này là những kẻ bán nước,
hại dân, khoác áo “nghĩa hiệp” núp dưới chiêu bài “bảo vệ quyền của các DTTS”
mà chẳng hiểu một chút nào về thực tế đang diễn ra. Những luận điệu đó rất nguy
hiểm, cần phải cảnh giác nếu không nó sẽ gieo rắc những mầm mống độc hại, cùng
với những khó khăn trước mắt về kinh tế sẽ làm cho đất nước ta càng thêm khó
khăn.
Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách đối với
đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Hệ thống chính trị được giữ vững, ý thức pháp luật, đời sống vật chất, tinh thần
không ngừng được nâng cao là cơ sở vững chắc để đập tan mọi âm mưu ý đồ của các
thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn
Biến Hòa Bình” mà đối tượng hướng đến là đồng bào các DTTS.
Các dân tộc Việt Nam sinh sống đan xen nhau trên mọi
vùng miền của đất nước; các dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở miền
núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa – là nơi điều kiện phát triển còn nhiều khó
khăn, kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông còn thấp kém, tỷ lệ nghèo cận
nghèo và tái nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước.
Hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước ta là nhất
quán và theo nguyên tắc các dân tộc “Bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển” với phương châm “nơi nào khó khăn hơn được quan tâm, ưu tiên
hơn” trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về pháp luật, chính sách dân tộc được quy định thể chế
trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 5, 36, 39,
133) và trong hệ thống pháp luật: Bộ luật Dân sự, Luật bầu cử Quốc hội, Luật
giáo dục, Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Từ các quy định của luật pháp, chính sách dân tộc được
cụ thể hóa trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chương
trình mục tiêu, dự án đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số với cơ chế, chính
sách đặc thù phù hợp, ưu tiên, ưu đãi đối với từng vùng, từng đối tượng cụ thể.
Quyền bình đẳng của các dân tộc ở Việt Nam về quyền lợi
và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội… trước hết là quyền
bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp
hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc… điều này được thể hiện cụ thể trong các
chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào DTTS:
Để có cơ sở hoạch định các chính sách dân tộc theo địa
bàn, đối tượng và lĩnh vực cụ thể như đã nêu ở trên, Đảng, Nhà nước đã phân định
vùng DTTS theo điều kiện địa lý: Vùng miền núi, vùng có miền núi và vùng đồng bằng
có dân tộc sinh sống. tiếp theo đó phân chia theo điều kiện và trình độ phát
triển kinh tế xã hội: khu vực I, bước đầu phát triển; khu vực II, tạm ổn định;
khu vực III, đặc biệt khó khăn.
Từ việc xác định các địa bàn như vậy, Chính phủ quyết
định thực hiện các chương trình mục tiêu bằng hàng loạt các dự án cụ thể, tập
trung sự quan tâm, ưu tiên vào khu vực đặc biệt khó khăn.
Các chương trình mục tiêu được triển khai thực hiện
theo những yêu cầu cụ thể phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng địa bàn, từng
đối tượng cụ thể:
+ Chương trình xóa đói, giảm nghèo thực hiện trên các
vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm thúc đẩy nhanh hơn, bình quan hàng năm giảm
4-5% tỷ lệ hộ nghèo (tỷ lệ chung của cả nước là 2%) để khắc phục sự dãn ra khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục triển
khai chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở trên 60 huyện nghèo đặc biệt
khó khăn (có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%) vùng dân tộc thiểu số.
+ Chương trình xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng
vùng đặc biệt khó khăn trước hết là đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thủy
nông… đồng thời, với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa sản xuất nông lâm
nghiệp với các ngành nghề, dịch vụ khác có hiệu quả hơn.
+ Các dự án bảo tồn giá trị các giá trị di sản văn
hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc (bao gồm cả tiếng nói, chữ viết,
các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể)
+ Các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển phát triển đối với
một số dân tộc thiểu số rất ít người. Đã và đang thực hiện các dự án bảo tồn và
phát triển đối với 05 dân tộc có số dân dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Ơ Đu,
Rơ Măm, Brâu). Tới đây sẽ triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ tương tự đối với
các dân tộc thiểu số dưới 1 vạn người.
+ Các chương trình, dự án đặt ra và đưa vào thực hiện
trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Phát triển thương mại, du lịch ở miền núi, vùng
cao, vùng đồng bào DTTS; bằng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tập
trung ở huyện, tỉnh đến các chính sách đào tạo đạo học và các trường chuyên
nghiệp; xây dựng hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân
dân ở vùng DTTS.
Để phát huy hiệu quả nguồn lực của người DTTS, Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra chính sách cụ thể và phù hợp với đặc thù của từng địa bàn,
đối tượng khác nhau. Ví dụ: chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, thực hiện từ
năm 2004 tại 53 tỉnh, sau 4 năm đã giải quyết nhà ở cho 373.400 hộ, 1.552 ha đất
ở cho 71.713 hộ và 27.763 ha đất sản xuất cho 83.563 hộ, 4.663 công trình nước
tập trung, gần 200.000 hộ đã có nước sinh hoạt.
Để nâng cao hiệu quả khi hoạch định chính sách cho các
đối tượng này, Nhà nước ta đã:
- Nâng cao được nhận thức, kiến thức hiểu biết về pháp
luật, về chính sách đối với DTTS, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin về
phát triển ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn bằng các chương trình truyền thông
phù hợp trình độ và ngôn ngữ DTTS.
- Các dự án thực hiện ở vùng DTTS đã thu hút được sự
tham gia trực tiếp của cộng đồng cơ sở, của mỗi người dân cùng thực hiện, ngân
sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ xây dựng công trình, người dân tham gia đóng góp bằng
lao động và các vật liệu sẵn có tại địa phương, đặc biệt là sự tham gia của những
người có uy tín trong cộng đồng các DTTS. Khuyến khích xã hội hóa các nguồn
nhân lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức
NGOs… hỗ trợ giúp đỡ vùng đặc biệt khó khăn.
- Các dự án đầu
tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các đối tượng này cần được xác định
là cho cái cần câu, không phải là cho con cá như chúng ta vẫn thường nói. Nhưng
như thế chưa đủ, cho cái cần câu rồi phải hướng dẫn họ cách câu cá, câu được cá
không chỉ đủ ăn, mà còn có cá để bán; do đó phải hướng dẫn tiếp cách bán cá,
như vậy mới đạt được hiệu quả cuối cùng của sự tham gia của họ vào phát triển đời
sống kinh tế.
- Việt Nam hiện nay với cộng đồng 54 thành phần dân tộc.
Không có dân tộc nào gọi là “Dân tộc đặc
biệt khó khăn” mà chỉ có vùng, địa bàn “Đặc
biệt khó khăn”. Đó là nơi cơ sở hạ tầng còn rất thấp kém, điều kiện tiếp cận
thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ còn rất hạn chế, đời sống vật chất, tinh
thần của người dân sinh sống ở đây còn rất khó khăn, mặt bằng dân trí, thu nhập
thấp – nghèo nàn, lạc hậu là do sinh sống ở những nơi mà điều kiện địa lý tự
nhiên còn đặc biệt khó khăn nói trên, chứ không phải vì họ là dân tộc cụ thể
nào đó.
Về cơ bản và chủ yếu chính sách dân tộc của Nhà nước
ta là tập trung đầu tư, hỗ trợ đối với các vùng địa bàn đặc biệt khó khăn, với
phương châm “nơi nào nghèo khó hơn cần được
quan tâm ưu tiên hơn” theo nguyên tắc “Bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cúng phát triển” giữa các dân tộc trong
cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Với các chính sách như trên, chúng ta có thể vững tin
đồng bào DTTS sẽ là bộ phận quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững;
hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; phản bác, vô hiệu
hóa mọi luận điệu và thủ đoạn kích động của các thế lực thù địch và phần tử xấu.
Hoa đất
Với các chính sách như trên, chúng ta có thể vững tin đồng bào dân tộc thiểu số sẽ là bộ phận quan trọng, giúp đất nước phát triển cũng như bền vững về nhiều mặt
Trả lờiXóaCác dân tộc luôn ình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển với phương châm nơi nào khó khăn hơn được quan tâm, ưu tiên hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Điều đó chứng tỏ Đảng ta luôn đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
Trả lờiXóacác dân tộc Việt Nam là một thể thống nhất. tất cả dân tộc anh em không phân biệt già trẻ, gái trai, tuổi tác đều có những quyền và nhiệm vụ bình đẳng với nhau.
Trả lờiXóaviệt nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất hình chữ s, so với dân tộc đa số là dân tộc kinh, điều kiện sinh hoạt cảu các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hiện nay đảng và nhà nước ta đang có rất nhiều chính sách quan tâm tới việc ổn định cuộc sống và phát triển của đồng bào các dân tộc
Trả lờiXóaVấn đề dân tộc đang là những vấn đề nhạy cảm, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền chống phá Nhà nước ta một cách quyết liệt. Nhà nước ta luôn đảm bảo quyền cho các dân tộc thiểu số. Đất nước ta đoàn kết là sức mạnh, hễ là người Việt Nam không phân biệt dân tộc đều là một gia đình.
Trả lờiXóahiện nay đảng va nhà nước ta rất quan tâm tới các chính sách đầu tư và phát triển cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên khắp đất nước, các chương trình như 134 135 ... và rất nhiều chương trình ý nghĩa khác cũng đều có chung là phát triển kinh tế xã hội của các đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào vùng sâu vùng xa
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm đặc biệt tới những đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa như là chính sách hỗ trợ phát triển về đào tạo hay ưu tiên cho các bạn dân tộc được cộng điểm khi thi đại học,... điều đó thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước ta với đồng bào
Trả lờiXóaở những nơi vùng sâu vùng xa, kinh tế còn khó khăn, dân trí chưa được nâng cao. Vì thế đồng bào nơi đây đáng bị bọn phản động lợi dụng kích động, nói xấu Đảng và Nhà nước đi theo chúng. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới nâng cao giáo dục và tuyên truyền cho người dân những nơi đó.
Trả lờiXóaphải khẳng định một điều rằng, đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm tới các chinh sách phát triển cho các đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên do nhiều điều kiện khách quan như điều kiên tự nhiên, trình độ nhận thức của đồng bào còn thấp vì vậy cuộc sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với những chính sách cụ thể và thiết thực của đảng và nhà nước thì trong thời gian ngắn tới cuộc sống của đồng bào sẽ được cải thiện
Trả lờiXóamặc dù đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên cuộc sống thực tế của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều khó khăn, vì vậy đảng và nhàn nước vẫn cần quan tâm hơn nữa tới đồng bào dân tộc thiểu số
XóaMỗi công dân điều có quyền như nhau không ai thiệt ai hơn. Nhưng điều còn tồn tại chính là các dân tộc Việt Nam sinh sống đan xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước; các dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa – là nơi điều kiện phát triển còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông còn thấp kém, tỷ lệ nghèo cận nghèo và tái nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước. Vì thế đó là cơ hội để những kẻ hại nước bán nước có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu xấu xa của chúng
Trả lờiXóaĐồng bào dân tộc thiểu số của ta nhiều nơi còn khó khăn, được sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước nên ngày càng có những đổi thay. Song do đất nước mình vẫn còn chưa phát triển nên rất cần sự đồng lòng của cả cộng đồng cùng góp sức, hướng tới xây dựng quê hương.
Trả lờiXóaMình nhớ đã được nhiều lần xem tài liệu về những em bé vùng cao, được đọc nhiều bài báo nói về tình hình khó khăn về kinh tế, về giáo dục ở những nơi đó mà không khỏi thấy xót xa.. Hy vọng với sự đi lên của đất nước, dân ta đặc biệt là những vùng sâu vùng xa sẽ bớt khó khăn hơn.
Trả lờiXóađể vô hiệu hóa mọi thủ đoạn chia rẽ nội bộ của bọn phản động thì người dân cần tích cực tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, phải đặt niềm tin vững chắc nơi Đảng và Nhà nước, chớ vội lung lay theo hướng của bọn phản động là rất có thể sẽ trở thành mồi câu của chúng
Trả lờiXóađồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận anh em không thể tách rời của 54 dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã có những chính sách phát triển kinh tế vùng miền núi nhưng có vẻ hiệu quả còn chưa được cao, những mô hình hỗ trợ người nghèo còn có nhiều khâu chưa được thông suốt
Trả lờiXóavấn đề dân tộc là vấn đề rất nhạy cảm, thường xuyên được bọn phản động dùng nó làm vũ khí để chia rẽ đoàn kết nội bộ, Từ đó chúng tìm mọi cách tấn công, kích động đồng bào chống đối chính quyền, thực hiện âm mưu xấu xa của chúng rồi khi đó tội vạ đâu thì đồng bào phải hứng chịu
Trả lờiXóaViệt nam ta có đến 54 dân tộc, và mỗi dân tộc lại có 1 nét văn hóa cũng như 1 lối sống riêng, nhưng tất cả đều là dân việt nam và có lòng yêu nước, hiện thì có nhiều dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, do điều kiện nên đời sống còn khó khăn hơn đối với những vùng đồng bằng, Đảng và nhà nước luôn có những chính sách nhằm hỗ trợ để giúp đông bào phát triển.
Trả lờiXóaNước ta có rất nhiều dân tộc thiểu số mỗi dân tộc 1 tôn giáo và quan niệm sống khác cho nên vấn đề dân tộc là vấn dề chiến lược quan trọng hiện nay của đất nước ta, nhiều thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá chính quyền nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân tộc để lôi kéo kích động nói xấu Đảng và nhà nước, Đảng và nhà nước ta luôn có những chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ 1 cách tốt nhất cho đồng bào dân tộc để cùng phát triển và cuộc sống được cải thiện.
Trả lờiXóaNgay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Những vấn đề dân tộc, những chính sách xây dựng và phát triển đất nước luôn xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trả lờiXóalý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định những chính sách phát triển đất nước nói chung và những chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc nói riêng của Đảng và Nhà nước. Đó là lý do giải thích vì sao khi đề cập đến quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số, chúng ta không thể không đề cập đến chủ nghĩa Mác-Lênin với vấn đề ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số.
Trả lờiXóađất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, cùng nhau xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, tuy vẫn còn có một số dân tộc khá lạc hậu nhưng với sự quan tâm của đảng, nhà nước ta thì đời sống của nhân dân đồng bào các dân tộc đã không nừng được cải thiện bằng việc đầu tư, thực hiện các chính sách kinh tế. bên canh đó là các thế lực thù địch luôn tìm cách chia rẽ dân tộc bằng việc kích động dồng bào ta nhằm gây náo loạn, mất trật tự an ninh ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con. mọi âm mưu của chúng đều thất bại vì đảng ta luôn chăm lo cho đồng bào các dân tộc để cân bằng về mọi mặt của các dân tộc anh em chúng ta. chúng ta sẽ luôn tin theo đảng để đất nước ta trở thành đất nước theo đúng nghĩa là nahf nước XHCN, của dân do dân và vì dân
Trả lờiXóaVấn đề dân tộc đang là những vấn đề nhạy cảm, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền chống phá Nhà nước ta một cách quyết liệt. Nhà nước ta luôn đảm bảo quyền bình đẳng cho các dân tộc thiểu số.chúng ta có 54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S 54 dân tộc anh em chúng ta đoàn kết luôn luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh, lịch sử đã chứng minh điều đó trong các cuộc kháng chiến cứu nước mà gần nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống mĩ và phấp, 54 dân tộc anh em chúng ta sát cánh ben nhau cùng đòng cam cộng khổ cùng chiến đấu để cùng đánh bại ngoại xâm dành lại độc lập chủ quyền cho đất nước.
Trả lờiXóaTừ lúc sinh thời Bác Hồ đã luôn luôn quan tâm chú ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho đồng bào dân tộc có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trước lúc đi xa người cũng không quên căn dặn Đảng và các cán bộ lãnh đạo của nhà nước ta là phải lấy dân làm gốc không được để mất đi niềm tin của nhân dân, phải biết chăm lo cho nhân dân cho dù là dân tộc nào đi chăng nữa thì cũng đều là công dân, đồng bào của ta. Có thể thấy Đảng và nhà nước ta vẫn luôn luôn có những chính sách để quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc tạo mọi điều kiện để đồng bào dân tộc có một cuộc sống ấm no hạnh phúc để cùng nhau chung sống trên đất nước Việt Nam ta một cuộc sống tươi đẹp.
Trả lờiXóatất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của nước Việt Nam đều được hưởng những quyền và nghĩa vụ như nhau!Đảng và nhà nước luôn có những chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ cho các đồng bào dân tộc thiểu số!gần đây, đã có rất nhiều nguồn đầu tư vào các khu vực vùng sâu vùng xa, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng núi cũng như những người dân tộc thiểu số!Đảng và nhà nước sẽ luôn công bằng, và sẽ có nhiều hơn nữa những chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của người dân!
Trả lờiXóađồng bào dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của đất nước ta. Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách quan tâm hỗ trợ đồng bào về vật chất, về văn hóa và giáo dục, y tế và có những ưu tiên cho con cháu,, trẻ em vùng sâu vùng xa.
Trả lờiXóasự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo hay là đồng bào dan tộc thiểu số đã được thực tế chứng minh. với những chính sách như hỗ trợ người nghèo, ưu tiên điểm cộng cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số khi đi thi đại học...
Trả lờiXóavấn đề dân tộc luôn là vấn đề nhạy cảm mà lũ phản động luôn tìm cách bới móc, kích động bà con tự trị, tự li khai nhằm chia rẽ nội bộ đoàn kết dân tộc. Chúng biết rằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân là đáng gờm với chúng, nên chúng giở thủ đoạn thâm độc đó
Trả lờiXóađất nước mình còn nghèo, nhiều nơi nhiều vùng kinh tế còn khó khăn. Chúng ta biết rằng nơi vùng cao còn nhiều thiệt thòi, song chúng ta vẫn luôn nỗ lực cố gắng tương trợ cho bà con bớt nghèo, biết vươn lên trong cuộc sống. Hãy tỉnh táo đừng vội tin vào lũ phản động
Trả lờiXóaLời Bác dạy luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Bác đã nói phải quan tâm tới đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Bác thương lắm đồng bào nơi hẻo lánh còn khó khăn, vì thế Đảng ta đã luôn tiếp bước lời răn của Bác, chưa khi nào quên hỗ trợ bà con
Trả lờiXóaTrong dự thảo báo cáo tình hình thực hiện quyền con người đối với các dân tộc thiểu số từ năm 2009-2012 và nội dung dự thảo trả lời các khuyến nghị của báo cáo chu kỳ I (2009), nêu rõ: đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Hệ thống pháp luật của Việt Nam liên tục xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số.
Trả lờiXóaCó thể thấy hơn 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 151 luật, trong đó có 38 luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số tham gia vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã chiếm tỉ lệ cao hơn nhiệm kỳ trước; Nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương quan tâm thực hiện. Giáo dục dân tộc thiểu số năm 2009 so với năm 2012 đã có nhiều đầu tư và đổi mới rõ nét, tỉ lệ con em DTTS thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng.
Trả lờiXóaViệt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Các dân tộc Việt Nam cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào tách riêng theo vùng lãnh thổ. Việt Nam sẽ triển khai có hiệu quả các nội dung điều ước, công ước quốc tế về nhân quyền trong đó có tuyên ngôn về quyền những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Trả lờiXóaMình cũng là một người dân tộc thiểu số. Sống ở vùng núi đời sống tuy còn rất khó khăn nhưng luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Xây dựng trường học, bệnh viện, cấp thuốc miến phí, cấp sách vở cho mình đi học, mở đường lên xóm, mang điện về cho bản. Nhờ vậy mà mình mới có được ngày hôm nay là trở thành sinh viên đại học. Mình luôn được ưu tiên. Mình rất cảm ơn Đảng, nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào dân tộc như mình.
Trả lờiXóaBọn phản động lợi dụng trình độ nhận thức của các dân tộc thiểu số chưa cao để âm mưu chia rẽ các dân tộc Việt. Cùng với đó là bon người việt phản động sống lưu vong đang hàng ngày, hàng giờ dựng nên những câu chuyện dân tộc, nhân quyền để bôi nhọ chính quyền, bôi xấu Đảng. Nhưng thực tế thì Việt Nam không phan biệt dân tộc thiểu số hay đa số vì tất cả đều cùng máu đỏ da vàng.
Trả lờiXóaNhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và luôn tôn trọng đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số... Điều đó được quy định rõ trọng các văn bản pháp luật... Bọn bè lũ phản động luôn rình rập để chia rẽ tình dân tộc giwuax các dân tộc.. và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra
Trả lờiXóaĐúng thế tôi nghĩ chưa bao giờ có một Đảng cầm quyền nào, một đất nước nào có thể thực hiện và đảm bảo các quyền của con người cũng như quyền dân tộc thiểu số tố như nước ta. chỉ cần ví dụ điển hình là người dân tộc thiểu số cũng có nhiều trong cơ quan quan trọng của Đảng, mặt khác còn tạo nhiều điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số phát triển sống bền vững, hòa bình cùng các dân tộc khác trong cộng đồn dân tộc Việt nam.
Trả lờiXóaThật chả hiểu sao mấy thằng này nó có học sao mà nó thể hiện trình độ học vấn của nó ngu đến thế, Làm gì có nước nào được tự do báo chí như việt nam, tự do báo chí là phải tự do trong khuôn khổ của pháp luật, đó là điều dễ hiểu, thế mà mấy tên ở bauxite với mấy tên rận này nói mãi mà không hiểu, ngay cả mỹ đang còn có những điều luật hạn chế báo chí không được làm đó thôi.
Trả lờiXóaĐẢng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm lo đời sống của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, vùng xâu vùng xa. Chính sách của Đảng với các dân tộc luôn nhất quán, đó là các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Quả là chủ trương đúng đắn!
Trả lờiXóaDân tộc thiểu số là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt đối với dân tộc thiểu số không chỉ là chủ trương đúng đắn của Đảng góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nhất quán với phương châm "bình đẳng, tôn trọng, hợp tác cùng phát triển" giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc VN
Trả lờiXóa