Trong thời
gian gần đây, liên quan tới xu thế dân chủ hóa trong đời sống xã hội, một số
người, kể cả trong nước và quốc tế cho rằng Nhà nước Việt Nam cần để cho tôn
giáo tự do. Họ cho rằng tôn giáo là tín ngưỡng, là yếu tố tinh thần do đó cần
phải được tự do. Vậy bản chất của vấn đề này như thế nào?
Mới nghe
qua, ắt hẳn nhiều người cho rằng đó là một ý kiến đúng và đồng tình, ủng hộ.
Tuy nhiên có tìm hiểu mới biết tín ngưỡng và tôn giáo mặc dù có mối quan hệ với
nhau nhưng đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đồng thời có tìm hiểu cũng
mới biết vì sao một số người lại cố tình đánh đồng giữa hai vấn đề này.
Tín
ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào đấng siêu nhiên, thần bí linh thiêng, có
tác động đến đời sống tâm linh của con người, được con người tin là thật, có
sức mạnh phi thường và tôn thờ.
Tôn giáo
là hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài người. Cho đến nay, có rất
nhiều định nghĩa về tôn giáo, nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất
xem xét tôn giáo dưới góc độ các yếu tố hợp thành. Theo đó có thể nhận thức về
tôn giáo với các thành tố hợp thành sau đây:1)Niềm tin bất tử vào đấng siêu
nhiên-Đấng tôn thờ. 2) Hệ thống biểu tượng, nghi thức tôn giáo. 3) Hệ thống
giáo thuyết. 4) Tổ chức nhân sự quản lý và điều hành việc đạo hay còn gọi là “Giáo
hội”. 5) Tín đồ tôn giáo. Trên phương diện quản lý hành chính Nhà nước có thể
coi các thành tố nêu trên là những điều kiện để xác định một tôn giáo cụ thể.
Được thừa nhận là một tôn giáo phải hội đủ năm thành tố nói trên.
Như vậy,
rõ ràng khi nói đến tín ngưỡng là nói tới niềm tin của con người, của từng con
người cụ thể. Nó không phải là tư tưởng triết lý của một tổ chức xã hội. Niềm
tin của con người vào một tôn giáo, gọi là tín ngưỡng tôn giáo. Niềm tin của
con người vào một cái gì đó, một lực lượng nào đó mang tính chất thần bí thiêng
thiêng, tuy có nội dung tôn giáo song không nằm trong một tôn giáo đã định hình
hoặc chưa đạt cấp độ một tôn giáo hoàn chỉnh, thường được gọi là tín ngưỡng dân
gian hoặc tín ngưỡng truyền thống như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng
thờ thần… Tín ngưỡng vì thế không có nội dung giáo nghĩa, không phải là một thể
chế xã hội, một tổ chức có tính vật chất của một cộng đồng. Tín ngưỡng là việc
riêng của mọi người, thuộc quyền con người. Vì vậy, tự do tín ngưỡng là thứ tự
do của tâm linh, tự do tư tưởng. Nhà nước hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân.
Còn tôn
giáo với 5 thành tố nêu trên, đặc biệt là tổ chức giáo hội và tín đồ thì rõ
ràng đã trở thành một thực thể xã hội. Tôn giáo là một khách thể hoàn toàn hiện
thực, một cộng đồng không phải hư ảo,
một thể chế xã hội, một tổ chức có tính vật chất của một cộng đồng, trở thành
những “đại diện của các thế lực lịch sử”. Với những tư cách ấy và đặc biệt là
với tư cách là một tổ chức xã hội thì làm sao tôn giáo đứng ngoài vòng pháp
luật?, đứng ngoài sự quản lý của Nhà nước?, làm sao tôn giáo được quyền tự do
hoạt động mà không tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy
rõ ràng tín ngưỡng và tôn giáo là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Tín ngưỡng
thuộc về yếu tố tinh thần, hoàn toàn được tự do. Nhưng tôn giáo với tư cách là
một thực thể xã hội thì nhất thiết phải hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước,
hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Vì vậy thiết nghĩ mỗi người cần nhìn nhận
đúng đắn giữa hai vấn đề “tự do tín ngưỡng” và “tự do tôn giáo”. Những người cố
tình đánh đồng giữa tín ngưỡng và tôn giáo, từ đó đòi tôn giáo phải tự do, nằm
ngoài sự quản lý của Nhà nước phải chăng là muốn lợi dụng tôn giáo để tiến hành
các mưu đồ chính trị đen tối, sử dụng tôn giáo như là “chiêu bài” để chống lại
Nhà nước Việt Nam? Chắc chắn những chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam sẽ
không dễ gì tin và nghe theo một cách mù quáng để rồi đi ngược lại với các
đường hướng chung của giáo hội “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Viễn
Nguồn: tiengnoicuadan2012
những kẻ như vậy giờ nhiều lắm bọn chug luôn muốn lợi dụng mọi thứ để chống fa nhà nước
Trả lờiXóanhà nước ta fai có biện pháp để phòng chống những kẻ này. . bọn bán nước hại dân
Trả lờiXóatự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng fai trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước chứ như mấy kai bọn lợi dụng này thì ai ma cho tự do chứ
Trả lờiXóaNghiêm cấm những hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để xâm phạt đến nền độc lập dân tộc, phá vỡ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc ta
Trả lờiXóaNghiêm cấm những hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để xâm phạt đến nền độc lập dân tộc, phá vỡ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc ta
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng là thứ tự do của tâm linh, tự do tư tưởng. Nhà nước hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân
Trả lờiXóaNhà nước tôn trọng Tín ngưỡng tôn giáo nhưng cũng phải trong khuôn khổ. Không thể cái gì muốn cũng được
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo luôn là cái cớ để các thế lực thù địch vin vào nói xấu nhà nước ta, nhà nước ta cần có biện pháp ngăn chặn chúng ngay lại!
Trả lờiXóaGiờ xã hội khôn lường lắm. Cái gì cũng có bị lợi dụng. đặc biệt là tín ngưỡng với tôn giáo là đánh vào lòng tin của bà con
Trả lờiXóachúng luôn muốn lợi dụng mọi thứ để chống phá nhà nước
Trả lờiXóaNghiêm cấm những hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để xâm phạt đến nền độc lập dân tộc, phá vỡ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc ta
Trả lờiXóaTín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam luôn được đảm bảo tự do, trong khuôn khổ pháp luật
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nhạy cảm mà bọn chống chính quyền đang sử dụng để kích động nhân dân, làm rối loạn trật tự an ninh.
Trả lờiXóaCần nâng cao nhận thức cho nhân dân để họ không bị lũ tay sai phản quốc lôi kéo kích động.
Trả lờiXóamỗi người cần nâng cao nhận thức đúng đắn về nhạy cảm này.đừng để bọn phản động lợi dụng làm tay sai chống lại nhà nươc ta
Trả lờiXóamọi người cần cảnh giác trươc thủ đoạn của những kẻ này đừng để chúng lợi dụng
Trả lờiXóavấn đề tín ngưỡng tôn giáo luôn đk nhà nướ ta quan tâm va tạo diều kiện để tự do tín ngương tự do tôn giáo trên toàn đất nước nhưng một số phần tử lại lợi dung sự tự do này để chông phá nhà nước ta.mọi người cần đề phòng trước những thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóamỗi người chúng ta cần rèn luyện trau dồi kiến thức đừng để bọn phản động lợi dụng ,kich động để chống phá nhà nước
Trả lờiXóamỗi người chung ta cần nhìn nhận đúng đắn về tín ngưỡng tôn giáo tránh bbij kẻ khác lợi dụng chống phá nhà nước
Trả lờiXóaGiờ mới biết sự khác nhau đó. Blog đưa ra rất nhiều kiến thức bổ ích cho những người công dân ít học như chúng tôi.. Cám ơn admin
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng là thứ tự do của tâm linh, tự do tư tưởng. Nhà nước hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân.Nhưng những hành động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để âm mưu kích động gây ảnh hưởng xấu đến nước nhà thì sẽ bị xử lí nghiêm khắc !
Trả lờiXóadân tộc và tôn giáo là 2 vấn đề lớn cần giải quyết hiện nay trong bảo về an ninh quốc gia
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm .cần có sự giải quyết thật sự đúng đắn của đảng!!
Trả lờiXóamoi nguoi deu co quyen tu do tin nguong nhung fai trong khuon kho cua phap luat
Trả lờiXóacảm ơn tác giả đã cho tôi nhận ra rất nhiều điều bổ ích
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo là một nét văn hóa đẹp, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam! Nhưng lợi dụng nó để phá hoại chống phá nhà nước sẽ bị trừng trị thích đáng!
Trả lờiXóaLuật pháp đã quy định quá rõ ràng về tôn giáo ở Việt Nam. Tất cả mọi người dân đều có quyền tự do lựa chọn tôn giáo của mình, không bị ép buộc hay cấm đoán nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chứ không phải muốn làm gì cũng đc thế thì loạn lên mất.
Trả lờiXóaĐúng là tín ngưỡng và tôn giáo là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Mọi người không thể đánh đồng 2 việc đó với nhau được để lại cho rằng không được tự do.
Trả lờiXóaNhà nước ta cần cẩn thận với các chiêu bài lợi dụng vào tôn giáo và tín ngưỡng để tìm cách chống Đảng và Nhà nước ta.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta rất cần phải quản lý, siết chặt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn. Thời gian gần đây các hoạt động này đang diễn ra với các chiều hướng ngày càng khó lường hơn.
Trả lờiXóa