Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, có hai con đường được ghi danh vào lịch sử
vĩ đại của dân tộc, đó là đường Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích lớn lao của dân tộc, là biểu tượng sáng
chói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, về ý chí kiên cường quyết tâm thống nhất
đất nước của toàn dân tộc. 50 năm trôi qua nhưng ký ức về con đường vẫn hiện rõ
trong tâm khảm của từng cán bộ, chiến sĩ và trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Du kích Đông Nam Bộ tiếp nhận và vận chuyển vũ khí do tàu không số chi viện
Khi nhắc đến con đường
này, chúng ta tự hào rằng: quân đội ta, nhân dân ta, thông qua việc mở đường
trên biển, đã chứng minh cho thế giới thấy được, trong cuộc kháng chiến thần kỳ
của dân tộc, chủ nghĩa yêu nước toả sáng ở mọi lúc, mọi nơi trên đất Việt Nam,
mà đường Hồ Chí Minh trên biển là một biểu tượng cao đẹp.
Sau khi Hiệp định
Giơnevơ (1954) được ký kết, đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền
Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam lại phải tiếp tục trường kỳ kháng
chiến. Trong những ngày gian lao đó, đồng bào miền Nam ruột thịt thiếu thốn
nhiều thứ, trong đó thứ thiếu nhất là vũ khí chiến đấu cho lực lượng vũ trang.
Để giải quyết khó khăn
này, ngày 23-10-1961, Đoàn 759 ra đời và gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho mở đường
vận chuyển chiến lược trên biển nhằm cung cấp vũ khí cho Nam Bộ. Từ đó, đường
vận tải chiến lược trên biển và cũng là đường Hồ chí Minh trên biển, được hình
thành. Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng với đường Trường Sơn trên bộ là hai
tuyến đường huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Con đường này
đã tượng trưng cho ý chí sắt đá, lòng quả cảm và trí sáng tạo của dân tộc Việt
Nam, một dân tộc nhỏ, nhưng dám đương đầu với tên đế quốc hùng mạnh nhất thế
giới lúc bấy giờ.
Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt
khi đất nước bị kẻ thù xâm lược thì chủ nghĩa yêu nước như làn gió thổi bùng
lên ngọn lửa kháng chiến của cả dân tộc. Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện ở: quyết tâm giành độc lập, tự
do cho dân tộc, quyết tâm kháng chiến giải phóng đất nước, cho dù đường đi có
muôn vàn phong ba, bão tố và kẻ thù xâm lược giàu mạnh hơn ta rất nhiều; lòng
kiên định của mỗi con người Việt Nam tự nguyện tham gia trên con đường đầy gian
khổ nhưng vẫn lạc quan và tin tưởng vào tương lai sáng lạn và ngày toàn thắng
của cả dân tộc; những bộ óc thông minh, sáng suốt của những cán bộ lãnh đạo của
Đảng và quân đội ta ngày đêm trăn trở tìm phương thức mở đường vận tải chiến
lược trên biển để phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Không
những thế, lòng yêu nước còn thể hiện qua những người tham gia mở đường và vận
chuyển trên chiến trường. Họ dám xả thân vì cuộc kháng chiến của dân tộc mà
không đòi hỏi điều gì ngoài ước muốn đất nước được độc lập, thống nhất. Họ yêu
nước bằng những đóng góp cụ thể của mình, âm thầm chấp nhận mọi thử thách, gian
nguy cho con đường tồn tại với những chuyến hàng vào bến an toàn. Những hình
ảnh tươi đẹp đó đã toả sáng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đường Hồ Chí Minh
trên biển là một trong những biểu hiện chói ngời nhất.
Nhiều tàu vận tải của
đoàn 125 đã cải dạng thành tàu nước ngoài để vận chuyển vũ khí vào Nam
Dưới sự chỉ đạo của
Trung ương Đảng, sự quan tâm sâu sát của Bác Hồ, những ngày đầu tìm cách mở
đường trên biển, ta gặp muôn vàn khó khăn: không có người thạo nghề đi biển dài
ngày, thiếu phương tiện chuyên chở và chưa có bến nhận hàng ở các tỉnh ven biển
phía Nam là những thách thức lớn. Nhưng với ý chí kiên cường của dân tộc có
truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước nồng nàn
và khát vọng giải phóng Tổ quốc khỏi ách ngoại xâm, Đảng ta, Quân đội ta đã chỉ
đạo và thực hiện thành công việc mở đường vận tải trên biển. Con đường đã hình
thành và bắt đầu những chuyến đi thắng lợi cho dù kết quả vận chuyển những
chuyến đầu còn khiêm tốn. Tập san Quốc phòng của quân đội Sài Gòn, số 18 năm
1968 có đoạn viết: “Việt Cộng chở vũ khí vào Nam bằng đường biển là mạo hiểm,
cuồng tín, không sao hiểu nổi”. Đô đốc Hải quân quân đội Sài Gòn là Nguyễn Hữu
Chí viết: “Đối phương sử dụng biển khơi một cách thành thạo, mà việc di hành
vào điểm đến càng tỏ ra đặc sắc hơn, làm kinh ngạc không ít chuyên viên đi
biển”. Nhiều học giả trên thế
giới, những tướng lĩnh nước ngoài có kinh nghiệm chuyên sâu về vận tải chiến
lược trong chiến tranh và cả những khách tham quan du lịch đến Việt Nam, khi
tìm hiểu về đường Hồ Chí Minh trên biển, họ đều có chung cảm nhận kinh ngạc xen
lẫn khâm phục chúng ta về con đường và những người làm nên con đường đó.
Trước hết, là sự quan
tâm sâu sát của Bác Hồ về con đường và những người tham gia hoạch định mở
đường. Cùng với Bác, các đồng chí trong Bộ Chính trị như đồng chí Lê Duẩn, Phạm
Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và các đồng chí khác trong Trung ương, đều dốc hết tâm
sức để theo dõi, chỉ đạo sâu sát quá trình mở đường và duy trì các hoạt động
của con đường suốt 12 năm. Tháng 10 năm 1962, khi những chuyến đi đầu tiên được
khai thông, những tấn vũ khí đầu tiên đưa vào được Cà Mau, Bác Hồ rất vui mừng
và Người đã gửi thư khen ngợi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Bức
thư của Bác có đoạn viết: “...Hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, vận chuyển nhanh
hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc”.
Không chỉ có Bác và
Trung ương Đảng, những cán bộ, chiến sĩ mở đường trong những ngày đầu và sau
này trực tiếp hoạt động nhiều năm trên con đường đó cũng thể hiện lòng yêu nước
thiết tha, chí căm thù giặc sâu sắc. Họ đã gạt bỏ mọi riêng tư, hết lòng hết
sức vì sự tồn tại và phát triển của con đường mà họ hiểu rõ: có thể bị địch bắt
hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ, nhưng vẫn quyết tâm sống chết vì con đường. Họ
là những nhân chứng cụ thể về lòng yêu nước mà Bác Hồ và Đảng ta đã truyền cho
họ.

Nói đến những cán bộ,
chiến sĩ của đường Hồ chí Minh trên biển, ta không thể không nhắc đến các đồng
chí Bông Văn Dĩa, Hai Tranh, Tư Phước, Bảy Cửu và nhiều đồng chí khác, là con
em đồng bào miền Nam vượt biển ra Bắc để chuẩn bị cho những chuyến đi mở đường
đầu tiên của Đoàn 759. Nhiều chuyến đi thành công trong những năm tháng sau này
đều do các cán bộ, đảng viên trung kiên của Đảng, là con em đồng bào Nam Bộ và
các cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 759 - Đoàn 125 Hải quân đảm nhiệm. Những năm đầu
đánh Mỹ, thông qua đường vận tải trên biển, ta đã đưa được hàng trăm tấn vũ khí
vào miền Nam. Nhờ có vũ khí chuyển vào, ta mới có chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc
(1963), Bình Giã (1964), Vạn Tường, Dương Liễu, Bầu Bàng (1965)…, làm nức lòng
đồng bào, chiến sĩ cả nước, kẻ thù phải khiếp sợ, kinh hoàng. Thắng lợi trên
con đường vận tải chiến lược đưa vũ khí vào Nam là kết quả của tinh thần yêu
nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc của cán bộ và chiến sĩ ta, những người ưu tú
nhất, đại diện cho ý chí và nghị lực người Việt Nam khi đất nước bị kẻ thù chia
cắt.
Trên con đường gian lao
vất vả đó, đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh. Nhiều chiếc tàu
“không số” đã phải nằm lại biển khơi. Tên tuổi của những chiếc tàu và các anh
hùng liệt sĩ như: Nguyễn Phan Vinh, Dương Văn Lộc, Trần Nhợ, Nguyễn Văn Hiệu và
nhiều đồng chí khác sẽ mãi mãi sống cùng trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
mà các anh là những người đã góp xương máu của mình để viết nên trang sử đó.
Những chuyến đi không thành công, nhiều cán bộ, chiến sĩ trên tàu không trở về,
sự mất mát rất lớn lao nhưng không nản lòng những con người trên đường vận tải.
Trái lại, càng làm cho cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 tăng thêm quyết tâm, rèn dũa ý
chí để tham gia những chuyến đi mạo hiểm hơn, trước sự kiểm soát chặt chẽ, gắt
gao giữa biển khơi của địch. Trong gần 14 năm hoạt động liên tục và bền bỉ,
trong đoàn chưa có cán bộ, chiến sĩ nào chùn bước, kể cả những người bị địch
bắt cũng dũng cảm chấp nhận hy sinh, kiên quyết bảo vệ bí mật con đường. Thật
cảm động trước hình ảnh những người chuẩn bị xuất bến trước mỗi chuyến đi giữa
đêm tối mênh mông, đều giơ cao tay thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sàng hy sinh vì những chuyến hàng. Những hình ảnh đó
của cán bộ, chiến sĩ trên đường Hồ Chí Minh trên biển là biểu hiện rực rỡ nhất
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của
dân tộc.
Trung tướng, ThS. Đỗ Đức Tuệ
Chính ủy Học viện Quốc phòng
Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích lớn lao của dân tộc, là biểu tượng sáng chói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, về ý chí kiên cường quyết tâm thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Trả lờiXóaKhông chỉ có Bác và Trung ương Đảng, những cán bộ, chiến sĩ mở đường trong những ngày đầu và sau này trực tiếp hoạt động nhiều năm trên con đường đó cũng thể hiện lòng yêu nước thiết tha, chí căm thù giặc sâu sắc. Họ đã gạt bỏ mọi riêng tư, hết lòng hết sức vì sự tồn tại và phát triển của con đường mà họ hiểu rõ: có thể bị địch bắt hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ, nhưng vẫn quyết tâm sống chết vì con đường. Họ là những nhân chứng cụ thể về lòng yêu nước mà Bác Hồ và Đảng ta đã truyền cho họ.
Trả lờiXóahai con đường mang tên bác đã trở thành huyền thoại!!!
Trả lờiXóaTự hào vì những tấm lòng trung hiếu dũng cảm của các bậc cha anh
Trả lờiXóaHuyền thoại về một thời oanh liệt và đau thương .
Trả lờiXóaĐường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích lớn lao của dân tộc, thật đáng tự hào
Trả lờiXóaDân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh hùng.
Trả lờiXóavới ý chí kiên cường của dân tộc có truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước nồng nàn và khát vọng giải phóng Tổ quốc khỏi ách ngoại xâm, Đảng ta, Quân đội ta đã chỉ đạo và thực hiện thành công việc mở đường vận tải trên biển
Trả lờiXóaCon đường đầy ý nghĩa và là công sức của biết bao anh hùng để có sự hoà bình cho chúng ta hôm nay
Trả lờiXóaĐường Hồ Chí MInh là ý chí kiên cường quyết tâm thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Trả lờiXóaĐường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích lớn lao của dân tộc, là biểu tượng sáng chói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trả lờiXóahai con đường mang tên bác đã trở thành huyền thoại!!!
Trả lờiXóaNhững con đường đã trở thành huyền thoại
Trả lờiXóaNhững con đường lịch sử gắn với bao chiến công oanh liệt của dân tộc ta
Trả lờiXóaNhân dân VN đã bỏ biết bao xương máu để giành lại được độc lập cho dân tộc,những con đường đã đi vào lịch sử như nhân chứng oanh liệt nhất cho những năm tháng hào hùng
Trả lờiXóahai con đường mang tên bác đã trở thành huyền thoại!!!
Trả lờiXóaĐường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích lớn lao của dân tộc, là biểu tượng sáng chói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, về ý chí kiên cường quyết tâm thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Trả lờiXóaNhững còn tàu ko số,đã biết bao còm người hi sinh đổ máu xuống.chúng ta mãi mãi nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ
Trả lờiXóaĐất nước và nhân dân sẽ luôn nhớ mãi mãi về công lao của các anh hỡi các anh hùng của dân tộc Việt Nam, các anh đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh và đất nước có được như ngày hôm nay
Trả lờiXóaĐất nước luôn luôn ghi nhớ công lao của các anh , những người lính vĩ đại của tổ quốc
Trả lờiXóaCon đường huyền thoại mang tên người đây sao, con đường đã đem lại sự tự do cho dân tộc việt nam
Trả lờiXóaĐường Hồ Chí Minh trên biển là biểu tượng sáng chói về ý chí kiên cường quyết tâm thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Trả lờiXóa