Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một
trong những quyền cơ bản của con người. Đây là vấn đề đã được pháp luật quốc tế
và luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận. Trên phạm vi toàn thế giới, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận ngay từ Hiến chương Liên hợp quốc (1945)
và khẳng định trong tất cả các văn kiện nhân quyền như Tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966);
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân
biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (1981)…
Trong Hiến chương Liên hợp quốc,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận ngay từ điều 1.3 về những mục
đích mà Liên hợp quốc theo đuổi. Theo đó, Liên hợp quốc quy định: “Thực hiện sự
hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – kinh tế, xã hội, văn
hóa, nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản
cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn
giáo”.
Tiếp đó, trong Tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền (1948) có viết: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, nhận thức và
tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của
mình và tự do hoặc một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, tại nơi
công cộng hoặc riêng tư, thể hiện tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng cách
truyền giảng, thực hành, thờ phụng và tuân thủ các nghi lễ”. Và tinh thần này
tiếp tục được khẳng định lại tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị năm 1966[1].
Cụ thể hóa hơn các quy định trên,
trong Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa
trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, Liên hợp quốc đã nêu những vấn đề hết sức chi
tiết về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như mỗi người đều có quyền tự do theo
hoặc không theo tôn giáo, tự do biểu đạt tín ngưỡng, tôn giáo như thờ cúng, tụ
họp; được thành lập và duy trì các cơ sở nhân đạo, từ thiện; được phát hành và
phổ biến các ấn phẩm liên quan đến tôn giáo, được thuyết giáo; được đào tạo, bổ
nhiệm, bầu hay chỉ định các chức sắc… Tuyên bố cũng nhấn mạnh: “Các quyền
và tự do được nêu trong Tuyên bố này cần được thể chế hóa trong luật pháp quốc
gia theo một phương thức mà mọi người có thể thực hiện được các quyền và tự do
đó trong thực tiễn”.
Xuyên suốt những văn bản này có thể
thấy tinh thần của cộng đồng quốc tế là hết sức tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, đi kèm với việc thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo, một vấn đề hết sức quan trọng cũng được các quốc gia đặc biệt quan
tâm đó là liệu quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có phải là một quyền tuyệt đối?
Đối với vấn đề này luật pháp quốc tế
cũng quy định rõ, giống như một số quyền con người khác, tự do tín ngưỡng tôn
giáo không phải là quyền tuyệt đối. Nghĩa là, trong khi thực hiện quyền, công
dân vẫn phải chịu những hạn chế nhất định bởi các quy định của pháp luật. Việc
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được vi phạm pháp luật và làm
tổn hại đến lợi ích công cộng, các quyền và tự do cơ bản của những người khác.
Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948):
“Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà trong đó nhân cách của
bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ; mọi người trong khi hưởng thụ các
quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm đảm bảo các
quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo
đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ”.
Chi tiết hơn, chính ngay trong Điều
18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, bên cạnh việc khẳng định
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cộng đồng quốc tế cũng nhấn mạnh rằng: “Quyền
tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng có thể bị giới hạn bởi những quy định của
pháp luật khi những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự
công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản
của những người khác.” Và tại Điều 29, tinh thần này tiếp tục được khẳng định
lại một lần nữa: “Tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng không phải là tuyệt đối,
các nhà nước có thể hạn chế các tự do này nếu đó là cần thiết để bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe đạo đức của cộng đồng, hoặc bảo vệ lợi ích
của người khác khỏi bị xâm hại.”
Như vậy, theo quan điểm của cộng đồng
quốc tế vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo bao giờ cũng có tính hai mặt. Thứ nhất
đây là một trong những quyền cơ bản của con người và luôn được pháp luật bảo hộ.
Thứ hai, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải luôn tuân thủ các
quy định khác của pháp luật. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào cũng phải đảm bảo
tính hai mặt đó.
Tuy nhiên thực tiễn tình hình tại
Việt nam thời gian qua cho thấy, có nhiều người đã lợi dụng danh nghĩa “tự do
tôn giáo” để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí là chống chính
quyền như tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, phục hồi các tổ chức tôn
giáo bất hợp pháp, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép… Nguy hiểm hơn, họ còn kích động quần
chúng giáo dân “tuyệt thực, tự thiêu”, tụ tập đông người gây sức ép, ngang
nhiên chiếm dụng một số khu vực đất đai trái phép, bất chấp sự ngăn cản của
chính quyền, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản của tập thể, công dân,
chống người thi hành công vụ, phá hoại trụ sở chính quyền…
Như vậy xét dưới góc độ luật pháp
quốc tế, những người này đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu những tinh
thần chung nhất về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được cả cộng đồng quốc tế
thừa nhận. Người Việt thường có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa
cột mà nghe”. Đã không biết tốt nhất là đừng nên “nhai đi nhai lại” mấy luận
điệu kiểu: “Việt Nam
đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền”
Người viễn xứ
tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải không vi phạm pháp luật
Trả lờiXóaTôn giáo tồn tại song hành với cuộc sống của con người, không thể loại bỏ nó, nhưng cần loại bỏ cái tiêu cực tôn giáo mang lại
Trả lờiXóatự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền cơ bản của con người .song cần loại bỏ những mặt tiêu cực của tôn giáo
Trả lờiXóaHãy nhìn nhận đúng đắn về mức độ "tự do" của tín ngưỡng tôn giáo. Mức độ tự do tín ngưỡng tôn giáo mà các thế lực phản động này rêu rao thì không có trên bất cứ quốc gia nào trên thế giới cả
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tự do hoạt động tôn giáo, và người dân Việt Nam luôn đoàn kết không kể người có tôn giáo hay không.
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng không có nghĩa là mê tín, là u mê mà phải biết đoàn kết với nhau giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Trả lờiXóaLại là một chiêu bài của bọn phản động nhằm vào Việt Nam, chúng lợi dụng những điểm nhạy cảm này để có thể nhằm kích động mọi người nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài.
Trả lờiXóađi kèm với việc thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, một vấn đề hết sức quan trọng cũng được các quốc gia đặc biệt quan tâm đó là liệu quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có phải là một quyền tuyệt đối?
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng không có nghĩa là muốn làm gì thì làm mà phải theo pháp luật của Việt Nam đã quy định.
Trả lờiXóaQuyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật khi những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của những người khác.
Trả lờiXóatheo quan điểm của cộng đồng quốc tế vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo bao giờ cũng có tính hai mặt. Thứ nhất đây là một trong những quyền cơ bản của con người và luôn được pháp luật bảo hộ. Thứ hai, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải luôn tuân thủ các quy định khác của pháp luật. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào cũng phải đảm bảo tính hai mặt đó.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và không có chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo. Tất cả chỉ là bịa đặt.
Trả lờiXóaTự do tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà các thế lực thù địch sử dụng để bôi xấu Việt Nam.
Trả lờiXóaDân quyền, dân chủ, tôn giáo luôn là những lĩnh vực mà bọn phản động nhằm vào để thực hiện mục đích của chúng.
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là một quyền của mỗi con người trên đất nước Việt Nam , tuy nhiên cần đề phòng không sẽ bị kẻ xấu lợi dụng.
Trả lờiXóaMấy thằng phản động lại lợi dụng vấn đề này để quấy nhiễu đây mà.
Trả lờiXóaCông dân Việt Nam có quyền tự do theo tôn giáo tín ngưỡng, nhưng phải theo khuôn khổ của Pháp luật Việt Nam. Các tôn giáo cũng hướng tới mục tiêu xây dựng làm đẹp thêm cho đất nước.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, công dân phải tuân thủ pháp luật,tự do tôn giáo nhưng không có nghĩa có thể đòi hỏi những điều vô lý và làm tổn hại cho đất nước.
XóaCông dân Việt nam có quyền tự do tôn giáo nhưng có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật!
Trả lờiXóaLuật pháp Việt nam đã quy định rõ như vậy rồi, không hiểu sao bọn chúng vẫn có thể mạnh miệng giở cái giọng điệu đó ra như vậy!
Trả lờiXóaCần phải tuyên truyên hơn nữa kiến thức luật pháp tới công dân Việt Nam nhằm tránh cho họ bị bè lũ phản động lôi kéo chống phá lại Nhà nước về vấn đề tự do tôn giáo này!
Trả lờiXóaCông dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải đúng đắn và tuân thủ pháp luật!
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng nhưng vẫn phải theo pháp luật của Việt Nam đã quy định.
Trả lờiXóaCần phải tuyên truyền hơn nữa kiến thức luật pháp tới công dân Việt Nam
Trả lờiXóaĐất nước chúng ta đã có những chủ trương đúng đắn trong việc tự do tín ngưỡng !! tuy vậy 1 số kẻ phản động đã lợi dụng điều này để kích động tín đồ làm trái pháp luật !!
Trả lờiXóatự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là vấn đề đã được pháp luật quốc tế và luật pháp của Việt Nam thừa nhận .
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta đang làm đúng với luật pháp quốc tế .
Tự do tín ngưỡng tôn giáo – cần nhìn nhận đúng đắn không để cho bọn xấu có cơ hội lợi dụng
Trả lờiXóatrong bối cảnh hiện nay việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá nhà nước ta ngày càng nguy hiểm chúng ta phải cẩn thận
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo – cần nhìn nhận đúng đắn không để cho chúng lợi dụng điều này để ngây hại cho đất nước
Trả lờiXóaĐất nước chúng ta đã có những chủ trương đúng đắn trong việc tự do tín ngưỡng !! tuy vậy 1 số kẻ phản động đã lợi dụng điều này để kích động tín đồ làm trái pháp luật !!
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo – cần nhìn nhận đúng đắn và thiết thực nhất không thể để việc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo gây rối đất nước ta
Trả lờiXóaViệt Nam có tự do tín ngưỡng tôn giáo tuy nhiên cần nhìn nhận đúng đắn không để sự việc xấu xảy ra
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo cần nhìn nhận đúng đắn tránh những sai lầm không đáng có
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng là cái cớ mà bọn phản động hay lợi dụng để chống phá nhà nước !! chúng ta cần phải thận trọng !!
Trả lờiXóaCái cớ hoàn hảo của bọn phản động chống phá nhà nước đây mà !! người dân việt nam luôn được tự do tín ngưỡng !! chỉ có điều chính bọn phản động này đã xuyên tạc gây rối loạn của các tín đồ với nhà nước !! Cần phải tẩy chay bọn phản động này !!
Trả lờiXóaquyền tự do tín ngưỡng là được tự do thể hiện tín ngưỡng của mình theo khuôn khổ pháp luật, nếu không sẽ bị pháp luật trừng trị.
Trả lờiXóaKhi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải luôn tuân thủ các quy định khác của pháp luật. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào cũng phải đảm bảo tính hai mặt đó.
Trả lờiXóaNhững hành vi như kích động lôi kéo tuyên truyền lợi dụng tự do tín ngưỡng như tuyệt thực tự thiêu,...đều phải bị trừng trị nghiêm khắc!
Trả lờiXóaCần phải thật tỉnh táo trong vấn đề này bởi vì đây là một trong những điểm để bọn phản động lợi dụng chống phá nhà nước ta.
Trả lờiXóaAi ai cũng chọn cho mình một tôn giáo để làm chỗ dựa tinh thần nhưng mọi người cần tỉnh táo không để bọn xấu lợ dụng.
Trả lờiXóaVấn đề tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm nếu chúng ta sử lí không tốt thì sẽ là cơ sở để bọn phản động nói vào.
Trả lờiXóaMỗi người sinh ra đều có quyền tự do tôn giáo những hãy cư sử sao cho đúng với pháp luật và phong tục tập quán.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn là đất nước tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng mọi người cũng phải tín ngưỡng đúng pháp luật
Trả lờiXóaCái gì đúng thì thôi chứ sai thì đừng kêu!
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân
Trả lờiXóaNhưng phải thực hiện đúng không để người khác lợi dụng
Nhà nước tôn trong quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Mọi người đều có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng nhưng phải tuân thủ theo pháp luật
Trả lờiXóaVề phương diện cá nhân (không phải chính phủ), sự khoan dung tôn giáo thường được hiểu là thái độ chấp nhận đối với tín ngưỡng của những người khác. Sự khoan dung này không đòi hỏi người ta phải coi tôn giáo của những người khác cũng đúng đắn như của mình; thay vào đó là quan điểm rằng mỗi công dân chấp nhận rằng những người khác có quyền giữ và thực hành các đức tin của riêng mình.
Trả lờiXóa