![]() |
Các đại biểu tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông. (Ảnh: Anh Ngọc/Vietnam+). |
Ngày 20/9, tại Giacácta (Jakarta – Inđônêxia) đã diễn ra hội thảo quốc tế "Hòa bình, ổn định tại Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương: Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các nước lớn tại khu vực".
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (IODAS) và Viện Nghiên cứu hàng hải của Inđônêxia (IMS) tổ chức.
Tham dự hội thảo có Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia Punômô Yútgiantôrô (Purnomo Yusgiantoro), các diễn giả, học giả và nhà nghiên cứu chính trị, pháp luật đến từ Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan, Trung Quốc, Ôxtrâylia, các nhà ngoại giao, quân sự và quốc tế và Inđônêxia, cùng đông đảo báo giới các nước.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia Yútgiantôrô khẳng định, duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông là một mối quan tâm chính đáng của nhiều nước. Ông cũng bày tỏ quan ngại mâu thuẫn giữa các nước lớn tại khu vực sẽ làm xói mòn vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN. Bởi vậy, ông nhấn mạnh nhiệm vụ của ASEAN là phải tái khẳng định sự đồng thuận đối với nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông vừa đạt được, như: Triển khai đầy đủ Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC); tuân thủ hướng dẫn thực thi DOC; sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tất cả các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải pháp hoà bình tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia nhấn mạnh thời gian trước mắt, điều quan trọng là các nước ASEAN dành ưu tiên cao cho việc xác định COC và làm việc với Trung Quốc càng sớm càng tốt; tin tưởng rằng COC sẽ là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa các tranh chấp về quyền tài phán phát triển thành những căng thẳng nghiêm trọng hay các cuộc xung đột mở trên Biển Đông.
Trình bày tham luận tại hội thảo, các diễn giả đến từ Ấn Độ, Ôxtrâylia thể hiện lập trường của hai nước này ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong quá trình làm việc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông; phản đối sử dụng vũ lực; quan tâm và muốn can dự tích cực góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới này.
Đến từ Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Xuân Vinh trình bày chủ đề “Lập trường của Việt Nam và những diễn biến gần đây trên Biển Đông”, đề cập nỗ lực của ASEAN củng cố vai trò trung tâm và sự đoàn kết trong các cấu trúc khu vực đang định hình, trong xử lý vấn đề Biển Đông, thực thi DOC và hướng tới COC với tư cách là một khối, cũng như vai trò can dự tích cực của các nước lớn trong và ngoài khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, Biển Đông…
Tại hội thảo, các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc đàm phán COC; bày tỏ hy vọng COC sẽ được hoàn thành và có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Các đại biểu cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng lòng tin, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC, và ủng hộ nỗ lực chung về giải quyết tranh chấp Biển Đông của các nước trong và ngoài khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh, ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông; phát triển cách tiếp cận phổ biến rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một trách nhiệm chính trị, phục vụ lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Trong thời gian tới, các bên liên quan cần cam kết kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; không có những hoạt động có thể làm phức tạp tình hình; tránh các cuộc chạy đua vũ trang; thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì lợi ích của cả khu vực; tôn trọng và thực hiện hiệu quả DOC, tiến tới COC, xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông; cố gắng đi đến thỏa thuận về các vấn đề ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, tham gia trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, phòng chống thiên tai, an ninh năng lượng và lương thực; chống cướp biển; linh hoạt và dần dần thể chế hóa hợp tác và tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông.../.
tình hình biển đông đang rất là nóng hiện nay! Mọi người cần phải có nhận thức rõ ràng về luật biển
Trả lờiXóaSự đoàn kết của các nước trong ASEAN sẽ là yếu tố giải quyết vấn đề biển Đông một cách êm đẹp. Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông nhưng điều đó sẽ không dễ dàng.
Trả lờiXóaÝ đồ chia ra để đàn áp của Trung Quốc là quá rõ ràng. Các nước Asean hãy cùng nhau đập tan âm mưu ấy
XóaSựu đoàn kết và đồng thuậ giữa các nước Asean sẽ là tấm bảo vệ tốt nhất cho chủ quyeenfn của các nước ở khu vực biển đông
Trả lờiXóaASEAN cùng đoàn kết, bảo vệ chủ quyền biển Đông
Trả lờiXóaASEAN cùng hợp tác, thống nhất lại với nhau, cùng bảo vệ lợi ích, chủ quyền các quốc gia trong khu vực
Trả lờiXóaASEAN cần hợp tác để cùng bảo vệ lợi ích các quốc gia trong khu vực, chống lại các thế lực thù địch
Trả lờiXóaĐoàn kết là sức mạnh, các nước trong khu vực Asean hãy đoàn kết để chống lại các thế lực bên ngoài làm hại tới lợi ích chung!
Trả lờiXóaAsean đoàn kết một lòng giữ lấy biển đông
Trả lờiXóacác buocs trong khu cực đoàn kết giữ lấy biển đông và sự ổn định để phát triển
Trả lờiXóatình hình biển đông đang rất là nóng hiện nay! Mọi người cần phải có nhận thức rõ ràng về luật biển
Trả lờiXóamọi người phải đoàn kết
Trả lờiXóachủ yếu các hội thảo này vấn đề giải quyết trên biển Đông là thương lượng hòa bình và chính sách ngoại giao nhằm làm xoa dịu căng thẳng và ko muốn chiến tranh nổ ra
Trả lờiXóaCác nước trong khối asean cần đoàn kết hơn nữa để khối của chúng ta trở nên vững mạnh.
Trả lờiXóaCần phải vạch ra những phương án cụ thể để giải quyết tình hình hiện nay.
Trả lờiXóaCần khẳng định rõ chủ quyền đất nước , để Trung Quốc không thể xâm lấn được, và cần có sự trợ giúp của ASEAN.
Trả lờiXóaÝ đồ chia ra để đàn áp của Trung Quốc là quá rõ ràng. Các nước Asean hãy cùng nhau đập tan âm mưu ấy
Trả lờiXóaĐoàn kết là truyền thống của người dân Việt Nam. Hãy biến đoàn kết thành sức mạnh.
Trả lờiXóaASEAN là một thể thống nhất. ASEAN cần hợp tác để cùng bảo vệ lợi ích các quốc gia trong khu vực, chống lại các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaTiến hành thực thi luật pháp quốc tế về vấn đề biển đảo là một cách ứng xử đúng với người Á Đông ^^!
Trả lờiXóaToàn dân đoàn kết 1 lòng đánh tan âm mưu của các thế lực thù địch!!!
Trả lờiXóatrước tình hình nóng nên của biển đông thì Hội thảo quốc tế về Biển Đông là rất cần thiêt để tìm ra lối đi chung cho các nươc ASEAN
Trả lờiXóaTăng cường đoàn kết, giữ vững ổn định và hòa bình trong khu vực là nhiệm vụ quan trọng. cấn bảo vệ biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trả lờiXóacần khẳng định rõ quyền làm chủ của đất nước về biển đông.k thể để TQ lông hành như thế đk
Trả lờiXóaĐây chính là lúc thể hiện sự đoàn kết của các nước anh em trong khu vực. Chỉ có cùng nắm tay nhau mới có thể bảo vệ chủ quyền trước dã tâm của bọn Trung Quốc.
Trả lờiXóa